Content text A 234.165_BI TICH HON PHOI 2017 - DO XUAN VINH.pdf
ĐẠI CHỦNG VIỆN THÁNH GIUSE SAIGON Lm. Giuse ĐỖ XUÂN VINH 2017
BẢNG CHỮ VIẾT TẮT DS : Denzinger, Symboles et définitions de la foi catholique. GĐ : Tông Huấn FamiliarisConsortio GL : Bộ Giáo Luật 1983. GLCG: Sách Giáo Lý Của Hội Thánh Công Giáo 1992. MV : Hiến Chế Mục Vụ về Hội Thánh, Gaudium et Spes. NT : Nghi thức cử hành hôn nhân- Bộ Phụng Tự, năm 1991. NVTY: Tông Huấn Niềm Vui của Tình Yêu. Amoris Laetitia. PV : Hiến Chế Phụng Vụ, Sacrosanctum Concilium.
LỜI NÓI ĐẦU 3 LỜI NÓI ĐẦU: BÍ TÍCH HÔN PHỐI THỰC TẠI VÀ THÁCH ĐỐ “Bí tích Hôn Phối biểu thị sự kết hợp giữa Đức Kitô và Hội Thánh. Bí tích này ban ơn giúp các đôi phối ngẫu yêu thương nhau như Đức Kitô đã yêu thương Hội Thánh” (GLCG 1661)1 . Lời giáo huấn trên đây của Hội Thánh cho thấy Bí tích Hôn Phối cũng như các Bí tích khác luôn luôn được dệt nên từ ba chiều kích: Chiều kích thần linh: Bí tích Hôn Phối được khởi đi từ chính tình yêu của Ba Ngôi Thiên Chúa nơi Đức Kitô, khởi đi từ tình yêu nhưng không của Ngài dành cho nhân loại. Chiều kích Hội Thánh: Bí tích Hôn Phối là biểu thị của sự kết hợp và của tình yêu mà Hội Thánh lãnh nhận từ chính Đức Kitô. Chiều kích nhân sinh: Bí tích Hôn Phối là Bí tích của tình yêu mà đôi bạn 1 Sách Giáo Lý Của Hội Thánh Công Giáo 1992, bản dịch của Ủy Ban Giáo Lý Đức Tin, HĐGM Việt Nam, Nxb Tôn Giáo, 2010, viết tắt GLCG. Về vấn đề tên gọi: hôn nhân hay hôn phối? Cf. Huỳnh Trụ, Tìm hiểu từ vựng Công Giáo, Rônêo, 2012, tr : 161-164. Về từ ngữ Hán Việt: i/ hôn nhân: hôn là cách gọi cha mẹ của vợ, nhân là cách gọi cha mẹ của chồng; vậy hôn nhân là việc cha mẹ của vợ và cha mẹ của chồng kết thông gia với nhau qua việc cưới vợ gả chồng cho con trai và con gái; ii/ hôn phối: hôn nghĩa là việc cưới gả, phối là sánh đôi, ghép đôi vợ chồng; vậy hôn phối là việc nam nữ kết hợp với nhau thành vợ thành chồng. Nhận xét: i/ cả hai từ đều là từ Hán Việt và được sử dụng từ xa xưa trong tiếng Việt; hầu hết các từ điển tiếng Việt và Hán Việt xưa nay đều cho nghĩa của hai từ này là như nhau; ii/ dường như chỉ có một khác biệt tinh tế: hôn phối được dùng nhiều trong lãnh vực tôn giáo hoặc nghi lễ, còn hôn nhân được dùng nhiều hơn trong lãnh vực pháp lý hoặc nói về một bậc sống; tuy nhiên trong trường hợp vừa có tính tôn giáo vừa có tính pháp lý thì người ta có thể dùng cả hai, ví dụ tòa án hôn phối/hôn nhân, giáo lý hôn nhân/hôn phối.
4 THẦN HỌC TÍN LÝ: BÍ TÍCH HÔN PHỐI Kitô hữu dành cho nhau và tình yêu ấy được tháp nhập vào tình yêu của Đức Kitô đối với Hội Thánh Tuy nhiên, lời giáo huấn trên đây cũng đặt chúng ta trước những thách đố mà thực tại Bí tích Hôn Phối đang phải đối diện. Thách đố đặt ra từ chiều kích thần linh: hôn nhân đã được Thiên Chúa thiết định ngay từ công trình Tạo Dựng, vậy phải hiểu thế nào khi khẳng định rằng Bí tích Hôn Phối được khởi đi từ Đức Kitô? Nếu Đức Kitô đã thiết lập Bí tích này thì đâu là những chứng cớ minh nhiên của Thánh Kinh? Vì hôn nhân đã tồn tại trước khi mầu nhiệm Vượt Qua của Đức Kitô được thực hiện, vậy Bí tích này có mang đến ân sủng của mầu nhiệm Vượt Qua không? Thách đố đặt ra từ chiều kích Hội Thánh: việc cử hành Bí tích Hôn Phối như ngày nay chỉ được thể hiện cách tiệm tiến trong lịch sử, vậy phải chăng Bí tích này chỉ là sản phẩm của Hội Thánh? Việc yêu nhau là việc riêng của hai người phối ngẫu, vậy tại sao Hội Thánh lại can thiệp vào lãnh vực rất riêng tư như vậy? Thách đố đặt ra từ chiều kích nhân sinh: hôn nhân là điểm đến của tình yêu, vậy phải chăng tình yêu làm nên bản chất của Bí tích Hôn Phối? Tình yêu là điều hoàn toàn tự do, vậy tại sao người Kitô hữu không thể được phép ly dị và tái hôn? Tất cả những thách đố trên đây sẽ là động lực giúp chúng ta cùng tìm hiểu thần học Bí tích Hôn Phối; và quan trọng hơn, với việc tìm hiểu như thế hy vọng sẽ giúp chúng ta càng khám phá ý nghĩa, tính thánh thiêng và hoa trái mà Bí tích này đem lại. Việc tìm hiểu sẽ được thực hiện trong bốn chương: ở chương thứ nhất, chúng ta sẽ đi xác định nền tảng Thánh Kinh của Bí tích này; ở chương thứ hai, chúng ta sẽ tìm hiểu nền tảng Thánh Truyền; sau khi có được hai nền tảng trên, chúng ta sẽ bước vào chương thứ ba để triển khai về khía cạnh thần học; và ở chương cuối cùng, chúng ta sẽ đề cập đến khía cạnh mục vụ trong đời sống hôn nhân và gia đình.