PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Vật Lí - Đề 30 - File word có lời giải.docx

ĐỀ THI THỬ CHUẨN CẤU TRÚC MINH HỌA ĐỀ 30 (Đề thi có 04 trang) KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2025 MÔN: VẬT LÍ Thời gian làm bài 50 phút; không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: Số báo danh: Cho biết:  = 3,14; T (K) = t ( 0 C) + 273; R = 8,31 J/(mol.K); N A = 6,02.10 23 hạt/mol.  PHẦN I. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Chọn phát biểu đúng? Trường điện từ xuất hiện xung quanh A. một vật tích điện đang đứng yên. B. một dây dẫn dài vô hạn tích điện đều. C. một ống dây điện mang dòng điện không đổi. D. một bugi đang có tia lửa điện. Câu 2. Một vật dao động điều hoà. Nhận xét nào sau đây đúng? A. Li độ dao động sớm pha so với vận tốc. B. Li độ dao động ngược pha so với gia tốc. C. Gia tốc dao động trễ pha so với vận tốc. D. Gia tốc dao động ngược pha so với vận tốc. Câu 3. Nhận xét nào sau đây không đúng về các tính chất của sóng điện từ? A. Khi một từ trường biến thiên sẽ sinh ra một điện trường xoáy. B. Sóng điện từ truyền được trong các môi trường kể cả môi trường chân không. C. Tương tự sóng cơ học, sóng điện từ truyền nhanh nhất trong môi trường rắn. D. Thành phần từ trường và điện trường luôn biến thiên cùng pha dao động. Câu 4. Một khối khí lí tưởng xác định thực hiện một quá trình biến đổi đẳng tích. Biết áp suất ban đầu của khối khí là p 0 , nhiệt độ ban đầu của khối khí là 27 o C. Khi áp suất khối khí tăng đến 2p 0 thì nhiệt độ khối khí là A. 327 o C. B. 54 o C. C. 13,5 o C. D. 123 o C. Câu 5. Khi nói về khí lý tưởng, phát biểu nào sau đây sai ? A. Các phân tử khí lí tưởng va chạm đàn hồi vào thành bình chứa gây nên áp suất. B. Các phân tử khí lí tưởng chỉ tương tác với nhau khi va chạm. C. Kích thước tổng cộng của các phân tử khí lí tưởng có thể bỏ qua so với thể tích khối khí. D. Có thể bỏ qua khối lượng của các phần tử khí lí tưởng khi xét nhiệt độ của khối khí. Câu 6. Cho các phản ứng hạt nhân sau: (1) (2) (3) (4) Phản ứng tổng hợp hạt nhân là A. (1) và (2). B. (1) và (3). C. (2) và (3). D. (2) và (4). Câu 7. Trong xi lanh động cơ có 2 lít hỗn hợp khí áp suất 1 atm và nhiệt độ 27 o C. Pittông nén xuống làm thể tích hỗn hợp giảm bớt 1,5 lít và áp suất tăng lên thêm 8 atm. Nhiệt độ hỗn hợp khí nén bằng A. 230 K. B. 1000 K. C. 675 K. D. 570 K. Câu 8. Biết nhiệt dung riêng của nước là 4180 J/kg.K. Nhiệt lượng cần cung cấp cho 0,5 kg nước ở 68 o F để đun nóng tới 122 o F là A. 62,7 kJ. B. 112,86 kJ. C. 254,98 kJ. D. 142,12 kJ. Câu 9. Cơ chế của sự dẫn nhiệt của chất khí lí tưởng là A. sự truyền nhiệt độ từ vật này sang vật khác. B. sự truyền nhiệt năng từ vật này sang vật khác.
C. sự truyền thế năng từ vật này sang vật khác. D. sự truyền động năng của các phân tử này sang các phân tử khác. Câu 10. Một khung dây quay đều quanh trục đối xứng xx’ nằm trong mặt phẳng khung dây, trong một từ trường đều có đường cảm ứng từ vuông góc với trục quay xx’. Để suất điện động cảm ứng cực đại trong khung lên 4 lần thì tốc độ quay của khung phải A. tăng 4 lần. B. tăng 2 lần. C. giảm 4 lần. D. giảm 2 lần. Câu 11. Bevatron là một máy gia tốc hạt. Người ta dùng máy bevatron để truyền cho hạt proton một động năng 10 -9 J (tốc độ hạt rất lớn). Biết khối lượng nghỉ của hạt proton là 1,67.10 -27 kg. Khối lượng hạt proton khi chuyển động trong máy gia tốc xấp xỉ là A. 1,3.10 -24 kg. B. 1,8.10 -24 kg. C. 1,3.10 -26 kg. D. 1,8.10 -26 kg. Câu 12. Một khung dây có diện tích S gồm N vòng dây đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B, góc giữa vectơ cảm ứng từ và mặt phẳng khung dây là α. Từ thông qua khung được tính theo công thức A. = BSsinα. B. = Bscosα. C. = NBSsinα. D. = NBScosα. Câu 13. Lõi của các máy biến thế thường làm bằng các lõi thép mỏng ghép cách điện với nhau. Mục đích của cách làm trên là để A. tăng cường từ thông qua các cuộn dây. B. giảm tác dụng của dòng điện Phu-cô. C. giảm trọng lượng của máy biến thế. D. làm tăng tốc độ biến thiên từ thông qua khung dây. Câu 14. Một đoạn dây dẫn dài 20 cm có dòng điện I = 9A chạy qua và khối lượng m = 15g được treo nằm ngang song song với mặt đất trong một từ trường đều có cảm ứng từ thẳng đứng hướng lên. Khi cân bằng dây treo hợp với phương thẳng đứng một góc 30 0 . Bỏ qua trọng lượng của dây treo và lấy g = 10 m/s 2 . Cảm ứng từ B có độ lớn gần bằng A. 0,167 T. B. 0,144 T. C. 0,048 T. D. 0,096 T. Câu 15. Để làm tăng tốc độ phân rã của một chất phóng xạ, người ta sẽ tiến hành A. nung nóng khối chất phóng xạ. B. chiếu lên khôi chất phóng xạ này các bức xạ năng lượng cao. C. đặt khối chất phóng xạ này vào vùng có trường điện từ mạnh. D. không thể làm thay đổi tốc độ phân rã của khối chất phóng xạ. Câu 16. Trên một sợi dây đàn hồi dài 1,8m, hai đầu cố định, đang có sóng dừng với 6 bụng sóng. Biết sóng truyền trên dây có tần số 100Hz. Tốc độ truyền sóng trên dây là: A. 20m/s. B. 600m/s. C. 60m/s. D. 10m/s. Câu 17. Nhiệt độ khí trơ trong bóng đèn sợi đốt khi đèn không sáng là 27 °C, khi sáng là 327 °C. Áp suất khí trơ trong bóng đèn này khi đèn sáng so với khi đèn không sáng gấp A. 2,5 lần. B. 3 lần. C. 4 lần. D. 2 lần. Câu 18. Tia gamma là bức xạ điện từ có bước sóng rất ngắn với khả năng đâm xuyên lớn qua các vật liệu. Người ta ứng dụng khả năng đâm xuyên của chùm tia gamma để ứng dụng trong các phép đo bề dày của vật liệu. Một chùm tia gamma với cường độ ban đầu I 0 , sau khi đi qua một lớp vật liệu có chiều dày x(m) thì cường độ chùm tia gamma giảm tời gia trị I. Cường độ chùm tia gamma bị suy giảm sau khi đi qua lớp vật liệu được cho bởi công thức
Trong đó (m -1 ) là hệ số hấp thụ bức xạ của môi trường. Giả sử sau khi đi qua lớp vật liệu thì cường độ chùm tia gamma giảm 20%. Hãy xác định bề dày của lớp vật liệu. Cho biết hệ số hấp thụ bức xạ của vật liệu là 0,4. A. 0,24 m. B. 0,36 m. C. 0,56 m. D. 0,48 m. PHẦN II. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.  Câu 1. Một lượng khí lí tưởng xác định biến đổi theo một chu trình biểu diễn bởi đồ thị (V,T) như hình vẽ: Biết V 1 = 1 m 3 ; V 2 = 4 m 3 ; T 2 = 100 K; T 4 = 300 K. Giả sử chất khí không hoá lỏng trong suất chu trình của bài toán. a) Áp suất ở trạng thái (1) bằng áp suất ở trạng thái (3). b) Thể tích khối khí ở trạng thái (4) là 4 lít. c) Hệ thức liên hệ giữa thể tích và nhiệt độ ở trạng thái (3) tuân theo phương trình d) Nhiệt độ ở trạng thái (3) là 220 o C. Câu 2. Cho đồ thị biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian của một lượng nước được làm lạnh đến khi đông đá như hình vẽ. Biết khối lượng khối nước trong thí nghiệm là 0,5 kg. Nhiệt dung riêng của nước và nước đá lần lượt là 4200 J/kg.K và 2100 J/kg.K, nhiệt nóng chảy riêng của nước đá là 334.10 3 J/kg. a) Trong khoảng thời gian từ 6 phút đến 12 phút lượng nước trong thí nghiệm đang ở thể rắn. b) Công suất toả nhiệt trong giai đoạn AB lớn hơn công suất toả nhiệt trong giai đoạn CD. c) Trong giai đoạn BC khối nước thu một nhiệt lượng 167 kJ. d) Tổng nhiệt lượng khối nước toả ra từ 0 đến 18 phút là - 188 kJ. Câu 3. Một dây dẫn có tiết diện ngang 21,2Smm , điện trở suất được uốn thành nửa vòng tròn tâm O có bán kính 24rcm (hình vẽ). Hai đoạn dây dẫn OQ và OP cùng loại với dây trên, OQ cố định. OP quay quanh O sao cho P luôn tiếp xúc với cung tròn. Hệ thống đặt trong từ trường đều 0,15BT có hướng vuông góc với mặt phẳng chứa nửa vòng tròn. Tại thời điểm 00t , OP trùng OQ và nhận gia tốc góc  không đổi. Góc mà bán kính OP quét được trong khoảng thời gian t được tính theo công thức . Biết rằng Sau 1/3 giây, dòng điện cảm ứng trong mạch có giá trị cực đại.

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.