Content text bài 21. So sánh hai số thập phân.docx
Ngày soạn: …/…/… Ngày dạy: …/…/… BÀI 21 – SO SÁNH HAI SỐ THẬP PHÂN I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: - Ôn tập, củng cố cách so sánh hai số thập phân có phần nguyên bằng nhau. - Ôn tập, củng cố cách so sánh hai số thập phân có phần nguyên khác nhau. - Sắp xếp các số thập phân theo đúng thứ tự. - Vận dụng các kiến thức về so sánh hai số thập phân đã học để giải quyết một số vấn đề gắn với thực tế. 2. Năng lực: Năng lực chung: - Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận với bạn bè, thầy cô để thực hiện các nhiệm vụ học tập. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống. - Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, làm bài tập và ôn luyện các kiến thức đã học. Năng lực riêng: - Năng lực giải quyết các vấn đề toán học: Ôn tập và củng cố cách so sánh hai số thập phân có phần nguyên khác nhau; so sánh hai số thập phân có phần nguyên giống nhau; sắp xếp các số thập phân theo đúng thứ tự. - Năng lực mô hình hóa toán học: Vận dụng các kiến thức về so sánh số thập phân đã học để giải quyết một số vấn đề gắn với thực tế. 3. Phẩm chất: - Chăm chỉ: Chăm học, ham học, có tinh thần tự học; chịu khó đọc sách giáo khoa, tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân. - Trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc. - Trung thực: Trung thực trong thực hiện giải bài tập, thực hiện nhiệm vụ, ghi chép và rút ra kết luận.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC: 1. Phương pháp dạy học: Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, nêu vấn đề, giải quyết vấn đề. 2. Thiết bị dạy học: - Đối với giáo viên: Phiếu bài tập, bảng phụ, máy tính, máy chiếu (nếu có) - Đối với học sinh: Đồ dùng học tập (bút, thước, vở ghi, nháp…) III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Yêu cầu cần đạt: - Tạo không khí vui vẻ, hứng khởi trước khi vào bài ôn tập. - Gợi nhớ kiến thức đã học trên lớp cho HS. b. Cách thức thực hiện: - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Hỏi nhanh – đáp đúng”. + Luật chơi: GV nêu một câu hỏi về chủ đề so sánh các số thập phân rồi chỉ định một HS bất kì trả lời. HS trả lời đúng sẽ được phép nêu một câu hỏi khác và chỉ định một HS khác trả lời. HS nào trả lời sai sẽ bị phạt nhảy lò cò 1 vòng. Câu hỏi gợi ý: 1. Cho ba số thập phân 12,54; 12,45 và 12,41; số thập phân nào lớn nhất? 2. 25,92 bé hơn 24,96 đúng hay sai? 3. Hoài cao 1,64 m; Lam cao 1,54 m và Nga cao 1,56 m. Ai là người thấp nhất. ... - HS tham gia trò chơi dưới sự hướng dẫn của GV.
- GV nhận xét, tuyên dương, sau đó chuyển sang nội dung ôn tập. B. HOẠT ĐỘNG CỦNG CỐ LÍ THUYẾT a. Yêu cầu cần đạt: Ôn tập và củng cố cách so sánh các số thập phân. b. Cách thức thực hiện: - GV cho HS làm bài tập sau bài tập sau: + HS1: Sắp xếp các số thập phân sau 13,09 ; 12,11; 12,54; 12,41 theo thứ tự từ lớn đến bé. + HS2: Muốn so sánh hai số thập phân có phần nguyên khác nhau, ta so sánh như thế nào? + HS3: Muốn so sánh hai số thập phân có phần nguyên giống nhau, ta so sánh như thế nào? - GV nhận xét, tuyên dương HS ghi nhớ bài tốt, sau đó chuyển sang nội dung làm bài tập. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Yêu cầu cần đạt: Ôn tập và củng cố cách so sánh các số thập phân có phần nguyên khác nhau; so sánh các số thập phân có phần nguyên bằng nhau và sắp xếp các số thập phân theo đúng thứ tự. - HS trả lời: + HS1: Thứ tự từ lớn đến bé là: 13,09; 12,54; 12,41; 12,11. + HS2: Trong hai số thập phân có phần nguyên khác nhau, số thập phân nào có phần nguyên lớn hơn thì lớn hơn. + HS3: Khi so sánh các số thập phân có phần nguyên bằng nhau, ta so sánh từng cặp chữ số ở cùng một hàng của phần thập phân, kể từ trái sang phải. Cặp chữ số đầu tiên khác nhau: có có chữ số lớn hơn thì lớn hơn. Đáp án bài 1: a) Số thập phân bé nhất là 2,061
b. Cách thức thực hiện: GV chép bài tập lên bảng để HS theo dõi và thực hiện: Bài tập 1: Cho các số thập phân sau: a) Tìm số thập phân bé nhất và số thập phân lớn nhất. b) Sắp xếp các số thập phân theo thứ tự từ bé đến lớn. c) Sắp xếp các số thập phân theo thứ tự từ lớn đến bé. - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân. - GV mời 1 - 3 HS lên bảng trình bày. - GV chốt đáp án. Bài tập 2: Điền >;<;= a) 1,9 ... 1,91; b) 50,24 ... 50,2; c) 1,5 ... 0,89; d) 15,004 ... 15,1; e) 105,6 ... 105,60; g) 9 ... 8,99. - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân. - GV thu vở 3HS chấm và mời 1 HS lên bảng trình bày kết quả. - GV chốt đáp án. Bài tập 3: Câu nào đúng? Câu nào sai? a) Minh nặng 32,45 kg, Kiên nặng 32,56 kg. Vậy Minh nặng hơn Kiên. b) Cây cầu Thanh An dài 0,963 km; cây cầu Thái Bình dài 0,822 km. Vậy cây cầu Thanh An dài hơn. c) Điểm số môn Toán của Mai là 8,25, của Số thập phân lớn nhất là 20,61 b) Thứ tự từ bé đến lớn: 2,061; 2,601; 2,610; 20,61. c) Thứ tự từ lớn đến bé: 20,61; 2,610; 2,601; 2,061. - HS đối chiếu kết quả, sửa bài. Đáp án bài 2: a) 1,9 < 1,91; b) 50,24 > 50,2; c) 1,5 > 0,89; d) 15,004 < 15,1; e) 105,6 = 105,60; g) 9 > 8,99. - HS quan sát, chữa bài. Đáp án bài 3: a) S b) Đ c) Đ d) S - HS quan sát, chữa bài.