Content text 1. TỪ TRƯỜNG.docx
2 II. BÀI TẬP RÈN LUYỆN Câu 1. Từ trường là dạng vật chất tồn tại trong không gian và tác dụng A. lực lên các vật đặt trong nó. B. lực điện lên điện tích dương đặt trong nó. C. lực từ lên nam châm và dòng điện đặt trong nó. D. lực điện lên điện tích âm đặt trong nó. Câu 2. Từ trường là một dạng vật chất tồn tại xung quanh A. các hạt mang điện chuyển động. B. các hạt mang điện đứng yên. C. các hạt không mang điện chuyển động. D. các hạt không mang điện đứng yên. Câu 3. Khi đưa cực từ bắc của thanh nam châm này lại gần cực từ nam của thanh nam châm kia thì A. chúng hút nhau. B. chúng đẩy nhau. C. tạo ra dòng điện. D. chúng không hút cũng không đẩy nhau. Câu 4. Phát biểu nào sau đây nói lên tính chất khác biệt của nam châm điện so với nam châm vĩnh cửu? A. Nam châm điện có cực từ bắc và cực từ nam. B. Nam châm điện có thể hút các vật làm bằng vật liệu từ. C. Có thể bật hoặc tắt từ trường của nam châm điện. D. Không thể đảo ngược được cực từ của nam châm điện. Câu 5. Đường sức từ được tạo bởi nam châm thẳng có đặc điểm nào sau đây? A. Là đường thẳng song song với trục nam châm, hướng từ cực Bắc đến cực Nam. B. Là đường khép kín, đi ra từ cực Bắc và đi vào cực Nam của nam châm. C. Là đường tròn nằm trong mặt phẳng vuông góc với trục của thanh nam châm. D. Là đường tròn nằm trong mặt phẳng chứa trục của thanh nam châm. Câu 6. Cho sơ đồ mạch điện và kim nam châm được treo như hình vẽ. Khi đóng công tắc K thì kim nam châm sẽ A. bị đẩy sang trái. B. vẫn đứng yên. C. bị đẩy sang phải. D. bị đẩy sang trái rồi bị đẩy sang phải. Câu 7. Xét một ống dây có dòng điện chạy qua và một nam châm thử định hướng như hình vẽ. A, B là các cực của nguồn điện không đổi. Chọn phát biểu không đúng? A. Chiều của đường sức từ trong ống dây có hướng từ phải sang trái. B. Chiều của đường sức từ trong ống dây có hướng từ dưới lên trên. C. Ở đầu B là cực dương, đầu A là cực âm của nguồn điện không đổi. D. Nam châm thử là nam châm vĩnh cửu, ống dây có dòng điện chạy qua là nam châm điện. N S
4 Câu 16. Để xác định một điểm trong không gian có từ trường hay không người ta đặt tại đó một A. điện tích. B. kim nam châm. C. sợi dây dẫn. D. sợi dây tơ. Câu 17. Lực nào sau đây không phải lực từ? A. Lực Trái Đất tác dụng lên vật nặng. B. Lực Trái đất tác dụng lên kim nam châm ở trạng thái tự do làm nó định hướng theo phương bắc nam. C. Lực nam châm tác dụng lên dây dẫn bằng nhôm mang dòng điện. D. Lực hai dây dẫn mang dòng điện tác dụng lên nhau. Câu 18. Từ trường là dạng vật chất tồn tại trong không gian và A. tác dụng lực hút lên các vật. B. tác dụng lực điện lên điện tích. C. tác dụng lực từ lên nam châm và dòng điện. D. tác dụng lực đẩy lên các vật đặt trong nó. Câu 19. Các đường sức từ là các đường cong vẽ trong không gian có từ trường sao cho A. pháp tuyến tại mọi điểm trùng với hướng của từ trường tại điểm đó. B. tiếp tuyến tại mọi điểm trùng với hướng của từ trường tại điểm đó. C. pháp tuyến tại mỗi điểm tạo với hướng của từ trường một góc không đổi. D. tiếp tuyến tại mọi điểm tạo với hướng của từ trường một góc không đổi. Câu 20. Đường sức từ không có tính chất nào sau đây? A. Qua mỗi điểm trong không gian chỉ vẽ được một đường sức. B. Các đường sức là các đường cong khép kín hoặc vô hạn ở hai đầu. C. Chiều của các đường sức là chiều của từ trường. D. Các đường sức của cùng một từ trường có thể cắt nhau. Câu 21. Phát biểu nào sau đây đúng? Trong từ trường, cảm ứng từ tại một điểm A. nằm theo hướng của lực từ. B. ngược hướng với đường sức từ. C. nằm theo hướng của đường sức từ. D. ngược hướng với lực từ. Câu 22. Chọn câu đúng khi nói về từ trường? A. Tính chất cơ bản của từ trường là tác dụng lực điện lên các điện tích đặt trong nó. B. Qua mỗi điểm trong từ trường chỉ vẽ được một và chỉ một đường sức từ. C. Các đường sức từ luôn cắt nhau. D. Các đường sức từ là những đường cong không khép kín. Câu 23. Nhận định nào sau đây là không đúng khi nói về tương tác từ giữa các vật? A. Dòng điện có thể tác dụng lực lên nam châm. B. Nam châm có thể tác dụng lực lên dòng điện. C. Hai dòng điện có thể tương tác với nhau. D. Hai dòng điện không thể tương tác với nhau. Câu 24. Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về đường sức từ? A. Qua bất kỳ điểm nào trong từ trường ta cũng có thể vẽ được một đường sức từ. B. Đường sức từ do nam châm thẳng tạo ra xung quanh nó là những đường thẳng. C. Đường sức mau ở nơi có cảm ứng từ lớn, đường sức thưa ở nơi có cảm ứng từ nhỏ. D. Các đường sức từ là những đường cong kín.