PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text CHỦ ĐỀ 2 - AN TOÀN TRONG VẬT LÝ - HS.docx


2. An toàn khi làm việc trong phòng thí nghiệm - Sử dụng các thiết bị điện : Khi sử dụng các thiết bị điện cần quan sát kĩ các kí hiệu và nhãn thông số trên thiết bị để sử dụng đúng chức năng và đúng yêu cầu kĩ thuật Kí hiệu Mô tả Kí hiệu Mô tả DC hoặc dấu – Dòng điện một chiều “ + ” hoặc màu đỏ Cực dương AC hoặc dấu Dòng điện xoay chiều “ – ” hoặc màu đỏ Cực âm Input (I) Đầu vào Bình khí nén áp suất cao Output Đầu ra Dụng cụ đặt đứng Cảnh báo cấm lửa Tránh ánh nắng trực tiếp chiếu vào Cảnh báo tia lazer Chất ăn mòn Cảnh báo nhiệt độ cao Dụng cụ dễ vỡ Cảnh báo chất độc sức khỏe Lưu ý cẩn thận Nguy hiểm về điện Cảnh báo từ trường Nơi có chất phóng xạ Vật liệu dễ cháy Không được phép bỏ vào thùng rác Chất độc môi trường - Sử dụng các thiết bị nhiệt và thủy tinh Các thiết bị đun nóng có thể + Gây bỏng với người sử dụng + Gây nứt, vỡ các bộ phận làm bằng thủy tinh - Sử dụng các thiết bị quang học Các thiết bị quang học rất dễ bị làm ảnh hưởng đến đường truyền tia sáng và sai lệch kết quả thí nghiệm - Nguy cơ mất an toàn trong sử dụng thiết bị thí nghiệm
- Gây nguy hiểm cho người sử dụng khi thực hiện sai thao tác khi sử dụng - Hỏng thiết bị đo điện khi chọn nhầm thang đo - Cháy nổ trong phòng thực hiện Quy tắc an toàn trong phòng thực hành - Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thiết bị và quan sát các chỉ dẫn, các kí hiệu trên các thiết bị thí nghiệm. - Kiểm tra cẩn thận thiết bị, phương tiện, dụng cụ thí nghiệm trước khi sử dụng. - Chỉ tiến hành thí nghiệm khi được sự cho phép của giáo viên hướng dẫn thí nghiệm. - Tắt công tắc nguồn thiết bị điện trước khi cắm hoặc tháo thiết bị điện. - Chỉ cắm phích / giắc cắm của thiết bị điện vào ổ cắm khi hiệu điện thế của nguồn điện tương ứng với hiệu điện thế định mức của dụng cụ. - Phải bố trí dây điện gọn gàng, không bị vướng khi qua lại. - Không tiếp xúc trực tiếp với các vật và các thiết bị thí nghiệm có nhiệt độ cao khi không có dụng cụ bảo hộ. - Không để nước cũng như các dung dịch dẫn điện, dung dịch dễ cháy gân thiết bị điện. - Giữ khoảng cách an toàn khi tiến hành thí nghiệm nung nóng các vật, thí nghiệm có các vật bắn ra, tia laser. - Phải vệ sinh, sắp xếp gọn gàng các thiết bị và dụng cụ thí nghiệm, bỏ chất thải thí nghiệm vào đúng nơi quy định sau khi tiến hành thí nghiệm. Cắm phích điện vào ổ, tay chạm vào phần kim loại nên sẽ bị giật Rút phích điện, tay cầm ở xa sẽ làm cho dây điện bị đứt Dây điện bị sờn sẽ dễ gây chập điện Chiếu tia laser mắt nhìn trực tiếp sẽ gây nguy hiểm cho mắt Để các kẹp điện gần nhau có thể gây chập điện Để các dễ cháy gần thí nghiệm mạch điện dễ làm cho các tia điện bén vào gây cháy – nổ Không đeo găng tay cao su chịu nhiệt khi làm thí nghiệm với nhiệt độ cao dễ bị bỏng
II – BÀI TẬP LUYỆN TẬP 1. Câu trắc nhiệm nhiều phương án lựa chọn Câu 1. Quy tắc nào sau đây là quy tắc an toàn khi làm việc với phóng xạ ? A. Giảm khoảng cách từ người đến nguồn phóng xạ B. Tăng khoảng cách từ người đến nguồn phóng xạ C. Không cần mặc đồ bảo hộ khi lại gần nguồn phóng xạ D. Tăng thời gian tiếp xúc với nguồn phóng xạ Câu 2. Đây là hình ảnh hai nhân viên bắt đầu ngày làm việc tại lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt. Khi làm việc với phóng xạ thì áo hai nhân viên mặc thuộc quy tắc an toàn là A. đảm bảo che chắn các cơ quan trọng yếu của cơ thể B. tăng khoảng cách từ người đến nguồn phóng xạ C. giảm thời gian tiếp xúc với nguồn phóng xạ D. tăng thời gian tiếp xúc với nguồn phóng xạ Câu 3. Sản xuất côn trùng triệt sản và được tung vào các vùng sản xuất rau, quả, giao phối với côn trùng trên đồng ruộng, kết quả là làm tiệt giống gây hại mà không phải dùng đến thuốc bảo vệ thực vật. Phương pháp này là ứng dụng của phóng xạ trong A. y học B. công nghiệp C. nông nghiệp D. khảo cổ Câu 4. Ngày nay để phá hủy các tế bào ung thư não và các chứng bệnh khác, các nhà y học thỉnh thoảng sử dụng “dao mổ tia gamma”. Kĩ thuật sử dụng nhiều chùm tia gamma tập trung vào các tế bào cần phá hủy. Vì mỗi chùm tia tương đối nhỏ, nên nó ít gây tổn hại cho các mô não khỏe mạnh. Nhưng nơi chúng tập trung, lượng bức xạ có cường độ đủ mạnh để tiêu diệt các tế bào ung thư. Vì não là cơ quan tinh vi, nên dao mổ tia gamma là một phương thức tương đối an toàn. Phương pháp này là ứng dụng của phóng xạ trong A. y học B. công nghiệp C. nông nghiêp D. khảo cổ Câu 5. Khi sử dụng các thiết bị điện, cần chú ý đến A. các kí hiệu B. nhãn thông số C. kí hiệu và nhãn thông số D. dây điện Câu 6. Kí hiệu AC hoặc dấu cho biết A. dòng điện 1 chiều B. dòng điện xoay chiều C. cực dương D. cực âm Câu 7. Kí hiệu DC hoặc dấu cho biết A. dòng điện 1 chiều B. dòng điện xoay chiều C. cực dương D. cực âm Câu 8. Kí hiệu màu xanh hoặc dấu cho biết A. dòng điện 1 chiều B. dòng điện xoay chiều C. cực dương D. cực âm Câu 9. Kí hiệu màu đỏ hoặc dấu cho biết A. dòng điện 1 chiều B. dòng điện xoay chiều C. cực dương D. cực âm Câu 10. Biển cảnh báo này cho biết cảnh báo A. chất độc sức khỏe B. tia laser C. có chất phóng xạ D. nguy hiểm về điện Câu 11. Biển cảnh báo này cho biết cảnh báo A. chất độc sức khỏe B. tia laser C. có chất phóng xạ D. nguy hiểm về điện

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.