PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text PHẦN I CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐA BỘI DỊ ĐA BỘI - HS.docx

ĐỘT BIẾN ĐA BỘI VÀ DỊ ĐA BỘI PHẦN I – CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Câu 1. Một loài thực vật có bộ NST lưỡng bội 2n. Cây tứ bội được phát sinh từ loài này có bộ NST là A. 4n. B.n. C. 2n. D. 3n. Câu 2. Một loài có bộ nhiễm sắc thể 2n = 24. Thể tam bội của loài này có số lượng nhiễm sắc thể là A. 36. B. 72. C. 12. D. 25. Câu 3. Ở lúa có bộ NST 2n = 24. Tế bào nào sau đây là thể tứ bội? A. Tế bào có 25 NST. B. Tế bào có 48 NST C. Tế bào có 36 NST. D. Tế bào có 23 NST. Câu 4. Theo lý thuyết phương pháp gây đột biến tự đa bội, từ các tế bào thực vật có kiểu gen AA, Aa, aa không tạo ra được tế bào tứ bội có kiểu gen nào sau đây?. A. AAAa B. AAAA C. AAaa D. aaaa Câu 5. Một số trường hợp đột biến số lượng NST có thể tạo nên giống mới có khả năng sinh sản hữu tính là A. tự đa bội; dị đa bội. B. đa bội chẵn; dị đa bội. C. lệch bội; tự đa bội. D. đa bội chẵn; tự đa bội. Câu 6. Cây dưa hấu tam bội có số NST trong mỗi tế bào sinh dưỡng là A. 2n +1. B. 4n. C. 3n. D. 2n-1. Câu 7. Sử dụng colchicin để gây đột biến đa bội hóa thì phải tác động vào pha nào của chu kì tế bào? A. Pha S. B. Pha G 1 . C. Pha G 2 . D. Pha M. Câu 8. Hình bên mô tả cơ chế hình thành thể đột biến đa bội từ tế bào lưỡng bội 2n ban đầu, thể đột biến A là A. thể dị đa bội. B. thể lưỡng bội. C. thể tam bội. D. thể tứ bội Câu 9. Từ sơ đồ kiểu nhân sau, dạng đột biến số lượng nhiễm sắc thể đã xảy ra là Kiểu nhân bình thường 2n Kiểu nhân đột biến A. thể một kép. B. thể ba kép. C. thể tam bội. D. thể tứ bội. Câu 10. Từ sơ đồ kiểu nhân sau, dạng đột biến số lượng nhiễm sắc thể đã xảy ra là
Kiểu nhân bình thường 2n Kiểu nhân đột biến A. thể một kép. B. thể ba kép. C. thể tam bội. D. thể tứ bội. Câu 11. Nguyên nhân làm cho thể đa bội ít gặp ở động vật là do A. đa số các động vật không có khả năng sinh sản sinh dưỡng. B. động vật không tạo được giao tử có khả năng sống và thụ tinh. C. trong thiên nhiên động vật ít khi bị đột biến hơn so với thực vật. D. cơ chế xác định giới tính bị rối loạn ảnh hưởng đến qúa trình sinh sản. Câu 12. Thể tứ bội và thể song nhị bội có điểm khác nhau cơ bản là A. chỉ có thể song nhị bội có khả năng duy trì nòi giống. B. thể tứ bội có khả năng hữu thụ còn thể song nhị bội thường bất thụ. C. thể tứ bội là kết quả của các tác nhân gây đột biến nhân tạo, thể song nhị bội là kết quả của lai xa và đa bội hoá tự nhiên. D. thể tứ bội có bộ NST là bội số của bộ NST đơn bội (đa bội cùng nguồn), thể song nhị bội gồm 2 bộ NST lưỡng bội (đa bội khác nguồn). Câu 13. Một loài thực vật lưỡng bội có 12 nhóm gen liên kết. Người ta quan sát thấy bộ nhiễm sắc thể của một thể đột biến có 48 nhiễm sắc thể. Đây là thể đột biến thuộc dạng A. đột biến cấu trúc NST. B. đột biến gen. C. đột biến tự đa bội. D. đột biến dị đa bội. Câu 14. Khi nói về đột biến nhiễm sắc thể, nhận định nào sau đây đúng?. A. Nếu tất cả các nhiễm sắc thể không phân li ở lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử thì có thể tạo thể tứ bội. B. Sự không phân li một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể trong quá trình nguyên phân ở các tế bào sinh dưỡng có thể hình thành thể tứ bội. C. Dạng đột biến dẫn tới sự trao đổi đoạn trong một nhiễm sắc thể hoặc giữa các nhiễm sắc thể không tương đồng gọi là đột biến đảo đoạn. D. Trong quá trình phân bào giảm phân một cặp nhiễm sắc thể không phân li tạo giao tử đột biến, giao tử này kết hợp với giao tử bình thường có thể tạo ra thể đa bội. Câu 15. Một loài có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n=6, hình nào mô tả thể tam bội được tạo ra từ loài này? A. Hình 1. B. Hình 3. C.Hình 2. D. Hình 4. Câu 16. Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n. Cây tam bội được phát sinh từ loài này có bộ nhiễm sắc thể là A. 4n. B. 3n. C. n. D. 2n. Câu 17. Hợp tử được hình thành trong trường hợp nào sau đây có thể phát triển thành thể tam bội? A. Giao tử (n) kết hợp với giao tử (n + 1). B. Giao tử (n) kết hợp với giao tử (2n).  C. Giao tử (n) kết hợp với giao tử (n - 1). D. Giao tử (2n) kết hợp với giao tử (2n). Câu 18. Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 24. Trong tế bào sinh dưỡng của cây đột biến dạng tam bội được phát sinh từ loài này chứa bao nhiêu NST? A. 25. B. 48. C. 12. D. 36. Câu 19. Dạng đột biến nào sau đây làm tăng số lượng allele của một gene trong tế bào nhưng không làm xuất hiện allele mới? A. Đột biến gene.  B. Đột biến tự đa bội. C. Đột biến chuyển đoạn trong 1 NST. D. Đột biến đảo đoạn NST. Câu 20. Ở một loài thực vật, sự kết hợp giữa giao tử và giao tử tạo thành hợp tử có bộ NST
A. 3n. B. . C. 2n. D. . Câu 21. Dùng colchicin xử lí hợp tử có kiểu gen AaBb, sau đó cho phát triển thành cây hoàn chỉnh thì có thể tạo ra được thể tứ bội có kiểu gen A. AaaaBBbb. B. AAAaBBbb. C. AAaaBBbb. D. AAaaBbbb. Câu 22. Một loài thực vật có cơ quan sinh dưỡng lớn, phát triển khỏe, chống chịu tốt có thể là kết quả của đột biến nào sau đây ?. A. Lệch bội. B. Đa bội. C. Đơn bội. D. Lưỡng bội. Câu 23. Hình trên mô tả sự thụ tinh của giao tử tạo ra hợp tử, hợp tử nào là thể tứ bội ? A. Hợp tử 1. B. Hợp tử 2. C. Hợp tử 3. D. Hợp tử 4. Câu 24. Một thể đột biến được gọi là thể tam bội nếu A. trong mỗi tế bào sinh dưỡng, NST tồn tại thành từng bộ 3 chiếc có hình dạng khác nhau. B. trong mỗi tế bào sinh dưỡng, NST tồn tại thành từng bộ 3 chiếc có hình dạng giống nhau. C. cơ thể không có khả năng sinh sản hữu tính, chỉ có thể sinh sản vô tính. D. trong mỗi tế bào sinh dưỡng, NST tồn tại thành từng bộ 2 chiếc có hình dạng giống nhau. Câu 25. Khi nói về đột biến số lượng NST, phát biểu nào sau đây sai? A. Colchicin cản trở sự hình thành thoi vô sắc nên dẫn tới làm phát sinh đột biến đa bội. B. Các đột biến số lượng NST đều làm tăng hàm lượng ADN ở trong nhân tế bào. C. Đột biến đa bội lẻ thường không có khả năng sinh sản hữu tính. D. Đột biến lệch bội dạng thể một có t n số cao hơn đột biến lệch bội dạng thể không. Câu 26. Khi nói về thể tự đa bội, phát biểu nào sau đây đúng? A. Giao tử của thể tự đa bội chứa bộ NST lưỡng bội (2n). B. Thể tự đa bội vẫn có khả năng sinh sản hữu tính bình thường. C. Thể tự đa bội thường có các cơ quan sinh dưỡng to, chống chịu tốt. D. Thể tự đa bội là kết quả của phép lai xa và đa bội hóa. Câu 27. Một loài thực vật có 4 cặp nhiễm sắc thể được kí hiệu là Aa, Bb, Dd và Ee. Trong các cơ thể có bộ nhiễm sắc thể sau đây, có bao nhiêu thể đa bội? I- AaaBbbDddEee. II- AaBbdEe. III- AaBbDddEe. IV- AaBbDdEee. V- AaBbDde. VI- AaaBbDdEe. A. 3 B. 4 C. 1 D. 2 Câu 28. Một loài thực vật có 3 cặp nhiễm sắc thể được kí hiệu là Aa, Bb và Dd. Trong các cơ thể có bộ nhiễm sắc thể sau đây, có bao nhiêu thể đa bội? I-AAaaBBbbDDdd.II- AAaBBbDDd.III- ABbDd IV- AaaBBbDDD. V- AaBbbDd VI- AAaBbDD. A. 3 B. 4 C. 1 D. 2 Câu 29. Một loài thực vật lưỡng bội có 4 nhóm gen liên kết. Giả sử có 8 thể đột biến kí hiệu từ (1) đến (8) mà số NST ở trạng thái chưa nhân đôi có trong mỗi tế bào sinh dưỡng của mỗi thể đột biến là (1). 8 NST. (2). 12 NST. (3). 16 NST. (4). 4 NST. (5). 20 NST. (6). 28 NST. (7). 32 NST. (8). 24 NST. Trong 8 thể đột biến trên, có bao nhiêu thể đột biến là đa bội chẵn?  A. 5. B. 4.  C. 3.  D. 2. Câu 30. Khi nói về đột biến đa bội, phát biểu nào sau đây sai? A. Thể đột biến đa bội bị cách li sinh sản với các dạng lưỡng bội sinh ra nó. B. Thể tam bội có hàm lượng ADN ở trong nhân tế bào tăng lên gấp 3 lần so với dạng đơn bội. C. Hầu hết các đột biến đa bội lẽ đều không có khả năng sinh sản hữu tính (bị bất thụ). D. Trong tự nhiên, cả thực vật và động vật đều có thể đột biến tứ bội với tỉ lệ như nhau. Câu 31. Khi nói về đột biến số lượng nhiễm sắc thể, phát biểu nào sau đây đúng? A. Thể lệch bội có hàm lượng ADN trong nhân tế bào tăng lên gấp bội. B. Các thể đa bội đều không có khả năng sinh sản hữu tính.
C. Sử dụng colchicin để ức chế quá trình hình thành thoi phân bào có thể gây đột biến đa bội ở thực vật. D. Sự không phân li của 1 nhiễm sắc thể trong nguyên phân của tế bào xôma ở một cơ thể luôn tạo ra thể ba. Câu 32. Ở một loài thực vật lưỡng bội có 6 nhóm gene liên kết. Xét 3 thể đột biến số lượng nhiễm sắc thể là thể một, thể ba và thể tam bội. Số lượng nhiễm sắc thể có trong mỗi tế bào của mỗi thể đột biến theo thứ tự là A. 5, 7, 9. B. 22, 26, 36. C. 10, 14, 18. D. 11, 13, 18. Câu 33. Khi nói về đột biến số lượng nhiễm sắc thể, phát biểu nào sau đây sai? A. Đột biến số lượng NST sẽ làm thay đổi số lượng gen có trên mỗi NST. B. Các đột biến dị bội và đa bội thường gặp ở thực vật hơn là ở động vật. C. Các thể song nhị bội thường hữu thụ do tất cả NST đơn đều có NST tương đồng với nó. D. Đột biến lệch bội không làm thay đổi cấu trúc của các nhóm gen liên kết. Câu 34. Trong lai tế bào, nuôi cấy 2 dòng tế bào khác loài trong 1 môi trường dinh dưỡng, chúng có thể kết hợp lại với nhau thành tế bào lại chứa bộ gen của 2 loài bố mẹ. Tế bào lại phát triển thành cây lại thuộc thể đột biến nào?  A. sinh dưỡng. B. đa bội.  C. tứ bội.  D. song nhị bội. Câu 35. Ở nhóm loài dương xỉ và thực vật có hoa, dạng đột biến nào sau đây thường nhanh chóng làm phát sinh loài mới? A. Tứ bội. B. Lệch bội. C. Dị đa bội. D. Đảo đoạn NST. Câu 36. Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n =24 và hàm lượng ADN trong nhân tế bào sinh dưỡng là 6pg. Trong một quần thể của loài này có 4 thể đột biến được kí hiệu là A, B, C và D. Số lượng nhiễm sắc thể và hàm lượng ADN có trong nhân của tế bào sinh dưỡng ở 4 thể đột biến này là: Thể đột biến A B C D Số lượng NST 24 24 36 24 Hàm lượng ADN 5,9 pg 6,2 pg 9pg 6pg Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? (I). Thể đột biến A có thể là đột biến mất đoạn nhiễm sắc thể. (II). Thể đột biến B có thể là đột biến lặp đoạn hoặc chuyển đoạn nhiễm sắc thể. (III). Thể đột biến C là đột biến lặp đoạn nhiễm sắc thể hoặc đột biến tam bội. (IV). Thể đột biến D có thể là đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể. A. 4. B. 1. C. 3. D. 2. Câu 37. Giả sử loài thực vật A có bộ NST 2n = 18, loài thực vật B có bộ NST 2n = 18. Theo lí thuyết, tế bào sinh dưỡng của thể song nhị bội được tạo ra từ 2 loài này có số lượng NST là A. 18. B. 16. C. 32. D. 36. Câu 38. Ở thể đột biến nào sau đây, số lượng NST có trong mỗi tế bào sinh dưỡng là một số chẵn? A. Thể tam bội. B. Lệch bội dạng thể một. C. Thể song nhị bội. D. Lệch bội dạng thể ba. Câu 39. Cơ thể sinh vật có bộ NST gồm 2 bộ NST lưỡng bội của 2 loài khác nhau được gọi là A. thể dị đa bội. B. thể tam bội. C. thể ba. D. thể một. Câu 40. Loài A có kiểu gen là AAdd lai với loài B có kiểu gen bbEE. Khi cho 2 loài này lai với nhau rồi gây đa bội hóa cơ thể lai thì kiểu gen của thể song nhị bội là A. AaBbDdEe. B. AabbddEE. C. AAAAbbbbddddEEEE. D. AbdE. Câu 41. Ba loài cỏ hoang dại A, B, C có bộ nhiễm sắc thể lần lượt là 2n = 20; 2n = 26; 2n = 30. Từ 3 loài này, đã phát sinh 5 loài mới bằng con đường lai xa và đa bội hóa. Quá trình hình thành 5 loài mới này được mô tả ở bảng sau đây: Loài I II III IV V Cơ chế hình Thể song nhị bội từ loài A và Thể song nhị bội từ loài A và Thể song nhị bội từ loài B và Thể song nhị bội từ loài A Thể song nhị bội từ loài B

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.