PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text KĨ NĂNG ĐỌC HIỂU VĂN BẢN THỂ LOẠI KÍ



- Ngôn ngữ trong các tác phẩm kí gắn với các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đó (kể, tả, thuyết minh, nghị luận,...) nhưng nhìn chung giàu màu sắc biểu cảm, trữ tình (còn gọi là giàu chất thơ). Chất trữ tình đó thể hiện trực tiếp những suy nghĩ, tình cảm, cảm xúc chủ quan của người viết trước con người và sự việc được nói tới. Vì thế, cái “tôi” hiện lên rất rõ nét như: nhẹ nhàng, lặng lẽ hay sôi nổi; tinh tế, lịch lãm hay quyết liệt; sung sướng hay buồn rầu, căm giận;... - Bố cục, kết cấu các phần đoạn trong tác phẩm kí nhiều khi tản mạn, vì thể hiện theo mạch nghĩ, mạch cảm xúc “miên man” của người viết... nhưng vẫn có chung một sợi dây kết nối các phần, đoạn ấy... đôi khi đó là một mạch ngầm xuyên suốt văn bản... - Nội dung tác phẩm kí thường gắn với chuyện riêng của mỗi người viết, nhưng lại liên quan đến cái chung của nhiều người, của cộng đồng... - Các tác phẩm kí đều liên quan đến “cái tôi” của người viết. Trong văn bản kí người viết xưng tôi thường tham gia hoặc trực tiếp chứng kiến; trực tiếp thể hiện suy nghĩ, tình cảm... Vì vậy, ở tác phẩm kí văn học, hình tượng tác giả (dấu ấn của cái tôi tác giả trong tác phẩm) có vai trò quan trọng và nổi bật. Tác giả “hoá thân” thành một nhân vật trong tác phẩm, giữ vai trò tự thuật, trò chuyện với các nhân vật khác, trình bày các sự kiện bằng việc sử dụng cảm quan nghệ thuật để quan sát, liên tưởng và tưởng tượng, bộc lộ những ấn tượng, ý kiến, tình cảm của mình, dẫn người đọc tiếp cận đối tượng ghi chép theo một hướng nào đó, tạo ra sự thống nhất các phần trong bài kí. Bởi vậy mà có thể coi kí là sự soi sáng cuộc sống bằng bó đuốc của những hiểu biết, tư tưởng, tình cảm của tác giả và qua tác phẩm kí người đọc cảm nhận được cái tôi của người cầm bút. Kí là thể loại văn học bao gồm nhiều tiểu thể loại. Theo cách phân loại truyền thống, có thể chia kí văn học thành hai nhóm dựa vào phương thức biểu đạt chính trong tác phẩm. - Nhóm thứ nhất bao gồm các thể kí thiên về tự sự, yếu tố tự sự, tự thuật trong tác phẩm là yếu tố nổi bật – đó là phóng sự, kí sự, nhật kí, hồi kí, du kí. - Nhóm thứ hai bao gồm các thể kí thiên về trữ tình, chuỗi sự kiện bị chi phối bởi mạch cảm xúc trữ tình của tác giả – đó là bút kí, tuỳ bút, tản văn. *Một vài tiểu thể loại thường gặp: - Tùy bút: Tùy bút là một thể thuộc loại hình kí, dùng để ghi chép những gì mà người khác quan sát và suy ngẫm về cuộc sống và con người xung quanh. Tuỳ bút là thể giàu chất trữ tình nhất trong các thể kí.Nếu phóng sự thiên về tự sự với điểm tựa là sự kiện, thì tùy bút nghiêng hẳn về trữ tình với điểm tựa là cái tôi của tác giả. Hình thức thể
loại này cho phép nhà văn phóng bút viết tùy theo cảm hứng, tùy cảnh, tùy việc mà suy tưởng, nhận xét, đánh giá, trình bày... Những chi tiết, con người cụ thể trong tác phẩm chỉ là cái cớ để tác giả bộc lộ cảm xúc, suy tư và nhận thức, đánh giá. Tuỳ bút mang những đặc trưng cơ bản như dung hợp những kiến giải, những suy nghĩ, chiêm nghiệm của tác giả có những hiểu biết sâu rộng, có hứng thú, có ý tưởng sâu sắc, có cảm tình đẹp đẽ; tuỳ bút có tính phóng túng vì kết cấu theo mạch cảm xúc của tác giả, có thể chuyển từ sự việc, liên tưởng này sang sự việc, liên tưởng kia mà vẫn không làm gián đoạn mạch cảm xúc; trong tùy bút, cảm hứng, cảm xúc về các sự việc, sự vật, hiện tượng về tự nhiên và xã hội, về con người và cuộc đời...của người viết thường được bộc lộ một cách rõ ràng, trực tiếp; ngôn ngữ trong tùy bút thường rất giàu chất trữ tình, giọng điệu tuỳ bút in đậm dấu ấn của cái tôi tác giả, có khi hòa nhịp với âm hưởng chung của thời đại. Ví dụ: Tuỳ bút "Chiếc lư đồng mắt cua" (Nguyễn Tuân), Tuỳ bút "Những ngày lang thang" (Nguyên Ngọc), Tuỳ bút “Trở gió” (Nguyễn Ngọc Tư)... - Bút kí: là một thể của kí, nằm trung gian giữa kí sự và tùy bút. Bút kí thiên về ghi lại một cảnh vật mà nhà văn mắt thấy tai nghe, thường trong các chuyến đi. Bút kí tái hiện con người và sự việc một cách phong phú, sinh động, nhưng qua đó biểu hiện khá trực tiếp khuynh hướng cảm nghĩ của tác giả, có màu sắc trữ tình. Kết hợp linh hoạt các phương thức nghị luận, tự sự, trữ tình nhưng tùy theo độ đậm nhạt khác nhau của các phương thức mà ta có bút kí chính luận, bút kí tùy bút... Ví dụ: Bút ký “Người sông Hương trở về” (Trần Băng Khuê), bút ký “Đến Khuổi My gặp Tây Côn Lĩnh” (Lữ Mai), “Đường Một Chiều” (Trần Lãng Diệp)... - Kí sự: ghi chép một câu chuyện, một sự kiện tương đối hoàn chỉnh, có quy mô gần với truyện ngắn hoặc truyện vừa. Khác với phóng sự, đề cao tính tức thời, ký sự thiên về khắc họa toàn cảnh cuộc sống tại một địa phương hay trong một thời kì nào đó. Một đặc trưng khác của ký sự là sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật, có tính văn học cao. Đọc ký sự, ta có cảm giác nhẹ nhàng, thư thái và được chiêm nghiệm nhiều hơn về đời sống, con người. Ví dụ: Mê Kông ký sự, ký sự hoả xa... - Phóng sự: là loại ký ghi chép nhanh chóng vấn đề mang tính thời sự của một địa phương hay toàn xã hội, nhằm đáp ứng nhu cầu nhận thức của cộng đồng về vấn đề đó. Phóng sự đề cao tính chân thực, sinh động. Đọc phóng sự, ta có thể hình dung rõ nét sự việc đang diễn ra, từ lúc phát sinh cho đến những tiến triển sau này. Nội dung

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.