PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text CHƯƠNG 1. CẤU TẠO NGUYÊN TỬ (BẢN HS - FORM 2025).docx

–1– CHƯƠNG 1. CẤU TẠO NGUYÊN TỬ 3 A. PHẦN LÍ THUYẾT 3 BÀI 1. THÀNH PHẦN NGUYÊN TỬ 3 1. LÍ THUYẾT CẦN NẮM 3 2. BÀI TẬP VẬN DỤNG 3 2.1. Bài tập tự luận 3 2.2. Trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn 4 2.3. Trắc nghiệm đúng – sai 6 2.4. Trắc nghiệm trả lời ngắn 8 BÀI 2. NGUYÊN TỐ HÓA HỌC 9 1. LÍ THUYẾT CẦN NẮM 9 2. BÀI TẬP VẬN DỤNG 10 2.1. Bài tập tự luận 10 2.2. Trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn 11 2.3. Trắc nghiệm đúng – sai 14 2.4. Trắc nghiệm trả lời ngắn 15 BÀI 3. CẤU TRÚC LỚP VỎ NGUYÊN TỬ 16 1. LÍ THUYẾT CẦN NẮM 16 2. BÀI TẬP VẬN DỤNG 17 2.1. Bài tập tự luận 17 2.2. Trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn (mô hình nguyên tử và orbital nguyên tử) 18 2.3. Trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn (lớp và phân lớp electron) 20 2.4. Trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn (cấu hình electron nguyên tử) 22 2.5. Trắc nghiệm đúng – sai 24 2.6. Trắc nghiệm trả lời ngắn 27 B. BÀI TẬP PHÂN DẠNG 29 1. DẠNG 1: XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN NGUYÊN TỬ 29 1.1. Phương pháp 29 1.2. Bài tập vận dụng 29 2. DẠNG 2: XÁC ĐỊNH KHỐI LƯỢNG RIÊNG – TÍNH BÁN KÍNH NGUYÊN TỬ 32 2.1. Phương pháp 32 2.2. Bài tập vận dụng 32 3. DẠNG 3: BÀI TẬP ĐỒNG VỊ – TÍNH NGUYÊN TỬ KHỐI TRUNG BÌNH 33 3.1. Phương pháp 33 3.2. Bài tập vận dụng 33 4. DẠNG 4: BÀI TẬP PHỔ KHỐI LƯỢNG (MS) XÁC ĐỊNH ĐỒNG VỊ – NGUYÊN TỬ KHỐI TRUNG BÌNH 36 4.1. Phương pháp 36 4.2. Bài tập vận dụng 37
–2– C. ĐỀ ÔN TẬP CUỐI CHƯƠNG 1. CẤU TẠO NGUYÊN TỬ 41 1. ĐỀ ÔN TẬP CHƯƠNG SỐ 01 (28 CÂU) 41 1.1. Trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn (18 câu) 41 1.2. Trắc nghiệm đúng – sai (4 câu) 42 1.3. Trắc nghiệm trả lời ngắn (6 câu) 43 2. ĐỀ ÔN TẬP CHƯƠNG SỐ 02 (28 CÂU) 43 2.1. Trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn (18 câu) 43 2.2. Trắc nghiệm đúng – sai (4 câu) 45 2.3. Trắc nghiệm trả lời ngắn (6 câu) 46
–3– CHƯƠNG 1. CẤU TẠO NGUYÊN TỬ A. PHẦN LÍ THUYẾT BÀI 1. THÀNH PHẦN NGUYÊN TỬ 1. LÍ THUYẾT CẦN NẮM Nguyên tử Hạt nhân proton (p) Khối lượng: mp = 1 amu mp = 1,673.10-24 g Điện tích tương đối: +1 neutron (n) Khối lượng: mn = 1 amu mn = 1,675.10-24 g Điện tích tương đối: 0 Vỏ nguyên tửelectron (e) Khối lượng: me ≈ 0 amu me = 9,11.10-28 g Điện tích tương đối: -1 2. BÀI TẬP VẬN DỤNG 2.1. Bài tập tự luận Câu 1: (SBT – Cánh Diều) Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong mỗi phát biểu sau. a) Trong nguyên tử, khối lượng tập trung chủ yếu ở ..(1).. b) Kích thước hạt nhân rất ..(2).. so với kích thước nguyên tử. c) Trong nguyên tử, phần không gian ..(3).. chiếm chủ yếu. d) Trong thí nghiệm của Thomson, hạt tạo nên tia âm cực là ..(4).. Câu 2: (SBT – Cánh Diều) Nguyên tử được tạo nên từ ba loại hạt cơ bản. Hãy hoàn thành bảng mô tả về mỗi loại hạt sau: Loại hạt Khối lượng (amu) Điện tích (e 0 ) (1) (2) 0 (3) 0,00055 (4) (5) (6) (7) Câu 3: (SBT – Cánh Diều) Một nguyên tử C có 6 proton và 6 neutron. Một nguyên tử O có 8 proton và 8 neutron. Xét các phân tử CO và CO 2 tạo nên từ các nguyên tử O và C ở trên. Hãy nối một vế ở cột A tương ứng với một hoặc nhiều về ở cột B. Cột A Cột B a) Phân tử CO 1. có số proton và số neutron bằng nhau. b) Phân tử CO 2 2. có khối lượng xấp xỉ 28 amu. 3. có khối lượng xấp xỉ 44 amu. 4. có 22 electron. 5. có số hạt mang điện nhiều gấp hai lần số hạt không mang điện.
–4– Câu 4: Tính tổng số electron, proton và neutron trong một phân tử nước (H 2 O). Biết trong phân tử này, nguyên tử H chỉ tạo nên từ 1 proton và 1 electron; nguyên tử O có 8 neutron và 8 proton. Câu 5: Nguyên tử oxygen–16 có 8 proton, 8 neutron và 8 electron. Tính khối lượng nguyên tử oxygen theo đơn vị gam và amu? Câu 6: Một loại nguyên tử nitrogen có 7 proton và 7 neutron trong hạt nhân. Tính khối lượng hạt nhân và khối lượng nguyên tử nitrogen theo đợn vị amu và gam? Câu 7: Nguyên tử aluminium (Al) gồm 13 proton và 14 neutron. Tính khối lượng proton, neutron và electron có trong 27 gam aluminium. Câu 8: Trong một nguyên tử sulfur (S) có 16 electron và 16 neutron. a) Tính khối lượng (gam) electron, proton và neutron trong 1 mol nguyên tử sulfur. b) Tính khối lượng (gam) 1 mol nguyên tử sulfur. Từ kết quả đó coi khối lượng nguyên tử thực tế bằng khối lượng hạt nhân được không? 2.2. Trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn Câu 1: Các hạt cấu tạo nên hạt nhân của hầu hết các nguyên tử là A. electron và proton. B. proton và neutron. C. neutron và electron. D. electron, proton và neutron. Câu 2: Các hạt cấu tạo nên hầu hết các nguyên tử là A. electron và proton. B. proton và neutron. C. neutron và electron. D. electron, proton và neutron. Câu 3: Nguyên tử chứa những hạt mang điện là A. proton và α. B. proton và neutron. C. proton và electron. D. electron và neutron. Câu 4: Loại hạt được tìm thấy trong hạt nhân và không mang điện là A. electron. B. neutron. C. proton. D. photon. Câu 5: Loại hạt được tìm thấy trong hạt nhân và mang điện tích dương là A. electron. B. neutron. C. proton. D. photon. Câu 6: Loại hạt được tìm thấy trong vỏ nguyên tử và mang điện tích âm? A. electron. B. neutron. C. proton. D. photon. Câu 7: Khi các nguyên tử tiến lại gần nhau để hình thành liên kết hóa học, sự tiếp xúc đầu tiên giữa hai nguyên tử sẽ xảy ra giữa A. lớp vỏ với lớp vỏ. B. lớp vỏ với hạt nhân. C. hạt nhân với hạt nhân. D. hạt nhân với nguyên tử. Câu 8: Nguyên tử gồm hạt nhân và vỏ nguyên tử. Vỏ nguyên tử chứa loại hạt nào sau đây? A. Proton. B. Electron. C. Proton và neutron. D. Neutron. Câu 9: Hạt nhân nguyên tử Na có 11 proton và 12 neutron. Số electron trong nguyên tử Na là A. 12. B. 11. C. 23. D. 22. Câu 10: Hạt nhân của nguyên tử nguyên tố A có 24 hạt, trong đó số hạt không mang điện là 12. Số electron trong A là A. 12. B. 24. C. 13. D. 6. Câu 11: Nguyên tử trung hòa về điện vì A. được tạo nên bởi các hạt không mang điện. B. có tổng số hạt proton bằng tổng số hạt electron. C. có tổng số hạt electron bằng tổng số hạt neutron. D. tổng số hạt neutron bằng tổng số hạt proton.

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.