Content text ĐỀ 3 - ÔN TẬP CHƯƠNG 3 - HS.docx
ĐỀ ÔN TẬP CHƯƠNG III Môn: VẬT LÍ KHỐI 12 Thời gian làm bài: 50 phút không kể thời gian phát đề PHẦN I. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Đường sức từ không có tính chất nào sau đây? A. Qua mỗi điểm trong không gian chỉ vẽ được một đường sức từ. B. Các đường sức từ là các đường cong khép kín hoặc vô hạn ở hai đầu. C. Chiều của các đường sức từ là chiều của từ trường. D. Các đường sức từ của cùng một từ trường có thể cắt nhau. Câu 2. Khi nói về từ trường, phát biểu nào sau đây sai? A. Từ trường là trường lực gây ra bởi dòng điện hoặc nam châm. B. Cảm ứng từ tại một điểm đặc trưng cho từ trường về mặt tác dụng lực tại điểm đó. C. Từ trường tác dụng lực từ lên một dòng điện hay một nam châm đặt trong nó. D. Phương của lực từ tại một điểm trùng với phương tiếp tuyến của đường sức từ tại điểm đó. Câu 3. Hình nào biểu diễn đúng hướng lực từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn thẳng mang dòng điện I có chiều như hình vẽ đặt trong từ trường đều, đường sức từ có hướng như hình vẽ? A. Hình 1. B. Hình 2. C. Hình 3. D. Hình 4. Câu 4. Một đoạn dây dẫn dài 0,2 m đặt trong từ trường đều sao cho dây dẫn hợp với vectơ cảm ứng từ một góc 30 0 . Biết dòng điện chạy qua dây là 10 A, cảm ứng từ là 2.10 -4 T. Lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn này là A. 10 -4 N. B. 2.10 -4 N. C. 10 -3 N. D. 2.10 -3 N. Câu 5. Khi chụp cộng hưởng từ, để máy ghi nhận thông tin chính xác và tránh nguy hiểm, phải bỏ trang sức kim loại khỏi cơ thể người bệnh. Giả sử có một vòng kim loại nằm trong máy sao cho mặt phẳng của vòng vuông góc với cảm ứng từ của từ trường do máy tạo ra khi chụp. Biết bán kính và điện trở của vòng này lần lượt là 3,9 cm và 0,010Ω . Nếu trong 0,40 s , độ lớn của cảm ứng từ này giảm đều từ 1,80 T xuống 0,20 T thì cường độ dòng điện trong vòng kim loại này là A. 7,6A . B. 1,9A . C. 8,5A . D. 3,8A . Câu 6. Từ thông qua một khung dây dẫn phẳng biến thiên điều hòa theo thời gian : 01bΦ = Φcosω (+ φ) Wt . Trong khung dây xuất hiện một suất điện động cảm ứng: 02Ve = Ecost+φ()ω . Hiệu số 12φ– φ nhận giá trị nào sau đây? A. – π 2 . B. 0. C. π 2 . D. . Câu 7. Cho một khung dây có diện tích S đặt trong từ trường đều, cảm ứng từ, α là góc hợp bởi vector cảm ứng từ và pháp tuyến của mặt phẳng khung dây. Công thức tính từ thông qua S là A. BSsin . B. BScos . C. BStan . D. BS . Câu 8. Trong một mạch kín dòng điện cảm ứng xuất hiện khi A. trong mạch có một nguồn điện.
B. mạch điện được đặt trong một từ trường đều. C. mạch điện được đặt trong một từ trường không đều. D. từ thông qua mạch điện biến thiên theo thời gian. Câu 9. Trong các phát biểu sau, phát biểu nào là đúng? (1) Độ lớn từ thông qua một mạch kín càng lớn khi số lượng đường sức từ xuyên qua mạch kín này càng nhỏ. (2) Đơn vị của từ thông là tesla (T). (3) Khi từ thông qua mặt giới hạn bởi một khung dây dẫn kín biến thiên theo thời gian thì trong khung dây xuất hiện dòng điện cảm ứng. (4) Trong hiện tượng cảm ứng điện từ, dòng điện cảm ứng sinh ra trong một khung dây dẫn kín có tác dụng chống lại sự biến thiên từ thông qua chính khung dây đó. A. (1), (2). B. (2), (3). C. (3), (4). D. (1), (4). Câu 10. Cho một nam châm thẳng rơi theo phương thẳng đứng qua tâm O của vòng dây dẫn tròn nằm ngang như hình vẽ. Trong quá trình nam châm rơi, vòng dây xuất hiện dòng điện cảm ứng có chiều A. là chiều dương quy ước trên hình. B. ngược với chiều dương quy ước trên hình. C. ngược với chiều dương quy ước khi nam châm ở phía trên vòng dây và chiều ngược lại khi nam châm ở phía dưới. D. là chiều dương quy ước khi nam châm ở phía trên vòng dây và chiều ngược lại khi nam châm ở phía dưới. Câu 11. Quan sát mô hình loa điện động được mô tả như hình bên dưới. Phát biểu bào sau đây là đúng? A. Khi cho dòng điện không đổi vào hai điểm nối tín hiệu thì loa chỉ phát ra âm với tần số không đổi. B. Loa hoạt động dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ. C. Khi có dòng điện chạy qua cuộn dây thì nam châm vĩnh cửu sẽ dao động làm cho màng loa dao động với tần số âm.
(a) Bếp từ hoạt động dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ. (b) Nồi kim loại nóng lên được là do nhiệt sinh ra từ mặt bếp từ truyền lên nồi như bếp điện. (c) Nguyên nhân làm nồi kim loại nóng lên là do tác dụng nhiệt của dòng điện cảm ứng sinh ra ở đáy nồi. (d) Dòng điện cảm ứng xuất hiện ở nồi đun là do dòng Foucault. Có bao nhiêu phát biểu đúng? A. 1. B. 3. C. 2. D. 4. Câu 18. Cho sơ đồ thí nghiệm như hình vẽ, cuộn dây dẫn kín được mắc với một kim điện kế. Nhận định nào sau đây sai ? A. Kim điện kế bị lệch trong khoảng thời gian đóng, ngắt khoá K B. Đóng khoá K, ta thấy kim điện kết bị lệch sau đó trở về vạch số 0 C. Di chuyển con chạy biến trở, kim điện kế bị lệch D. Tăng điện trở càng lớn, kim điện kế lệch càng nhiều. PHẦN II. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Để xác định các chất trong một mẫu, người ta dùng một máy được gọi là máy quang phổ khối (khối phổ kế, hình bên). Khi cho mẫu vào máy này, hạt có khối lượng m bị ion hóa sẽ mang điện tích q . Sau đó, hạt được tăng tốc đến tốc độ v nhờ hiệu điện thế U . Tiếp theo, hạt sẽ chuyển động vào vùng từ trường theo phương vuông góc với cảm ứng từ → B . Lực từ tác dụng lên hạt có độ lớn FBvq , có phương vuông góc với cảm ứng từ → B và với vận tốc → v của hạt. Bán kính quỹ đạo tròn của hạt trong vùng có từ trường là r . Dựa trên tỉ số q m , có thể xác định được các chất trong mẫu. a) Tốc độ của hạt bị thay đổi do tác dụng của từ trường trong máy. b) Bỏ qua tốc độ ban đầu của hạt. Sau khi được tăng tốc bởi hiệu điện thế U , tốc độ của hạt là 2 qU v m