PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text BÀI 20. DỘNG HỌC CỦA CHUYỂN ĐỘNG TRÒN (2 tiết).pdf

Ngày soạn:.../.../... Ngày dạy:.../.../... CHƯƠNG 8. CHUYỂN ĐỘNG TRÒN BÀI 20. DỘNG HỌC CỦA CHUYỂN ĐỘNG TRÒN (2 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức:  Biết được đơn vị radian.  Biết được tốc độ góc và công thức tính  Biết được gia tốc hướng tâm trong chuyển động tròn đều. 2. Năng lực - Năng lực chung:  Năng lực tự chủ và học tập: Tích cực thực hiện các nhiệm vụ cá nhân khi giải bài tập, đóng góp ý kiến để giải quyết các vấn đề được đặt ra cho nhóm.  Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với loại phương tiện phi ngôn ngữ đa dạng để trình bày thông tin, ý tưởng và thảo luận, lập luận để giải quyết những vấn đề được đặt ra trong bài học. - Năng lực môn vật lí:  Năng lực nhận thức vật lí: Nêu được định nghĩa radian và biểu diễn được độ dịch chuyển góc theo radian từ tình huống thực tế.  Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: + Vận dụng được khái niệm tốc độ góc. + Vận dụng được biểu thức gia tốc hướng tâm. 3. Phẩm chất:
- Chăm chỉ: Tích cực tìm tòi, sáng tạo trong học tập, có ý thức vượt qua khó khăn để đạt kết quả tốt trong học tập. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với giáo viên:  SGK, SGV, Giáo án.  Tranh vẽ, hình ảnh minh họa có liên quan đến bài học.  Máy tính, máy chiếu (nếu có). 2. Đối với học sinh:  Sách giáo khoa  Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS trước khi vào bài học mới. b. Nội dung: GV đặt câu hỏi vui, cho HS quan sát hình ảnh, yêu cầu HS suy nghĩ, đưa ra ý kiến của cá nhân. c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV đưa ra câu hỏi mở đầu cho HS: Quỹ đạo của vệ tinh nhân tạo của Trái đất (Hình 20.1) có hình dạng gì? Tốc độ chuyển động của vệ tinh có phụ thuộc độ cao của vệ tinh đối với Trái Đất hay không?
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thoải mái chia sẻ, đưa ra suy nghĩ và câu trả lời. Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời một bạn HS trả lời cho câu hỏi mở đầu bài học. TL: - Quỹ đạo của vệ tinh nhân tạo của Trái Đất (Hình 20.1) có hình dạng tròn. - Tốc độ chuyển động của vệ tinh có phụ thuộc độ cao của vệ tinh đối với Trái Đất. Bước 4. Đánh giá kết quả hoạt động, thảo luận - GV yêu cầu HS sau khi học xong bài này sẽ quay lại xác nhận câu trả lời của bạn. - GV chiếu video dẫn dắt vào bài: Những bài trước chúng ta đã học về chuyển động thẳng, chuyển động ném xiên, chuyển động ném ngang. Chương này chúng ta sẽ học thêm một dạng chuyển động mới là chuyển động tròn ví dụ như chuyển động của cánh quạt hay chuyển động của chiếc kim đồng hồ. Chúng ta đi vào bài học đầu tiên của chương. Bài 20: Động học của chuyển động tròn. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1. Định nghĩa Radian. Số đo cung tròn theo góc.
a. Mục tiêu: - HS nêu được định nghĩa radian từ tình huống thực tế. - HS nêu được mối liên hệ giữa độ dài cung tròn và góc khi góc được tính theo đơn vị radian b. Nội dung: GV giảng giải, phân tích, yêu cầu HS đọc sgk, thảo luận, trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS đưa ra được khái niệm radian, biết tốc độ góc là gì và có biểu thức ính là như thế nào. d. Tổ chức thực hiện : HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Nhiệm vụ 1. Tìm hiểu định nghĩa radian Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chiếu hình 20.3 cho HS quan sát, GV giải thích cụ thể. + Đường tròn có bán kính R. + Vẽ một cung tròn có chiều dài bằng R. 1. Định nghĩa radian Trả lời: - Theo công thức tính chu vi đường tròn có bán kính R, ta có chiều dài của nửa đường tròn bằng . πR - Vì một cung tròn của đường tròn này có chiều dài R tương ứng với góc 1 rad nên chiều dài πR tương ứng với góc rad. π

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.