Content text Đề 13 - Phát triển đề tham khảo BGD môn Lịch Sử năm 2025.doc
A. Những tranh chấp về chủ quyền kéo dài. B. Sự tác động của tình trạng Chiến tranh lạnh. C. Sự khác biệt về điều kiện lịch sử, văn hóa. D. Vấn đề biến đổi khí hậu, sử dụng tài nguyên. Câu 17. Cuộc đấu tranh bảo vệ biên giới Tây Nam (1978) của Việt Nam diễn ra trong bối cảnh nào sau đây? A. Đất nước tạm thời được thống nhất về mặt lãnh thổ. B. Công cuộc Đổi mới đất nước đã đạt nhiều thành tựu lớn. C. Cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đã hoàn thành. D. Nhân dân hai miền Nam – Bắc thi đua kháng chiến. Câu 18. Một trong những nhiệm vụ cơ bản của Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 là A. xây dựng cơ sở vật chất ban đầu của chủ nghĩa xã hội. B. làm sụp đổ những cơ sở kinh tế của chủ nghĩa thực dân. C. Phát triển mạnh mẽ thành phần kinh tế tiểu nông, tự túc. D. Thực hiện các mục tiêu của ba chương trình kinh tế. Câu 19. Trong thời kì 1945 – 1954, nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa có hoạt động đối ngoại nào sau đây? A. Mở nhiều chiến dịch quân sự tiến công Pháp. B. Kí với Mĩ hiệp định chấm dứt chiến tranh. C. Đàm phán và kí các hiệp định với Pháp. D. Thiết lập quan hệ ngoại giao với phát xít Đức. Câu 20. Nội dung nào sau đây là cống hiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam trong những năm 1945 – 1946? A. Sáng lập nhiều tổ chức cứu quốc chống thực dân. B. Vận động nhân dân ủng hộ miền Nam chống Mĩ. C. Hóa giải thành công mâu thuẫn với thực dân Pháp. D. Lãnh đạo Chính phủ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Câu 21. Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến những năm 70 của thế kỉ XX, quan hệ giữa các nước ở Đông Nam Á chịu sự chi phối của nhân tố nào sau đây? A. Sự phát triển của xu thế hòa hoãn, đối thoại và hợp tác. B. Tình trạng chiến tranh hai cực Đông-Tây và Chiến tranh lạnh. C. Sự thiết lập, phát triển và khủng hoảng của trật tự thế giới hai cực. D. Thắng lợi của hệ thống xã hội chủ nghĩa ở các thuộc địa. Câu 22. Nội dung nào sau đây là vai trò chung của các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1979? A. Bồi dưỡng tinh thần dân tộc và thúc đẩy sự phát triển của quốc gia. B. Góp phần làm thay đổi tính chất xã hội và cải thiện đời sống nhân dân. C. Buộc các nước thực dân phải tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản. D. Tạo điều kiện để lập lại hòa bình, thống nhất lãnh thổ quốc gia. Câu 23. Thực tiễn công cuộc Đổi mới đất nước ở Việt Nam từ năm 1986 đến năm 2000 để lại bài học nào sau đây? A. Xác định đổi mới tư duy là nhân tố mở đường cho sự phát triển đất nước. B. Thực hiện nhất quán tư tưởng giải phóng nhân dân, lấy dân làm gốc. C. Lấy đổi mới chính trị làm nền tảng để đổi mới văn hóa và xã hội. D. Đa dạng hơn nữa quan hệ đối ngoại với các hệ thống xã hội khác nhau. Câu 24. Trong thời kì 1954-1975, Hồ Chí Minh có vai trò nào sau đây với cách mạng Việt Nam? A. Là biểu tượng cho tình đoàn kết, ý chí kiên cường của dân tộc. B. Lãnh đạo xuyên suốt cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc của nhân dân. C. Thúc đẩy thắng lợi và hoàn thành hai cuộc cách mạng trên hai miền Tổ quốc. D. Tìm ra đường lối kháng chiến phù hợp với xu thế chung của thế giới. PHẦN II. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Cho đoạn tư liệu sau đây: “Trong giai đoạn thực hiện Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN năm 2025, ASEAN tập trung triển khai các kế hoạch tổng thể trên cả 3 trụ cột gồm Chính trị-An ninh, Kinh tế và Văn hóa-Xã hội; mở rộng và làm sâu sắc quan hệ đối ngoại, củng cố vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc khu vực đang định hình, đồng thời tăng cường kết nối và thu hẹp khoảng cách phát triển”. ( https://special.nhandan.vn/asean/index.html ) a) Thực hiện Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN năm 2025 là một mục tiêu của liên minh các nước Đông Bắc Á. b) Cộng đồng ASEAN là sự phát triển tiếp nối của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á. c) Từ khi ra đời, Cộng đồng ASEAN đã đưa quan hệ giữa các thành viên trong tổ chức này lên tầm cao mới với việc xóa nhòa sự khác biệt về chính trị, kinh tế, văn hóa.
d) Trong cấu trúc khu vực đang định hình, vai trò trung tâm của ASEAN được thể hiện trong việc đề ra đường lối phát triển chung. Câu 2. Cho đoạn tư liệu sau đây: “Trong đó, vấn đề thời cơ cách mạng là một trong những nội dung có giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc, được Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp thu và phát triển sáng tạo trên nền tảng học thuyết cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lê-nin vào thực tiễn Việt Nam. Bài học đó vẫn giữ nguyên giá trị trong việc nắm bắt và tận dụng những thời cơ của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ hiện nay”. ( https://tapchicongsan.org.vn/nghien-cu/-/2018/825307/bai-hoc-ve-thoi-co-cua-cach-mang-thang-tam- nam-1945--va-su-van-dung-trong-dieu-kien-cach-mang-cong-nghiep-lan-thu-tu-hien-nay.aspx ) a) Tư liệu đề cập đến thời cơ thuận lợi trong cuộc cách mạng Cách mạng Tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam. b) Thời cơ thuận lợi là nhân tố quyết định thành công của Việt Nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. c) Thời cơ thuận lợi đến là do Đảng Cộng sản Việt Nam đã tiếp thu và phát triển sáng tạo học thuyết Mác - Lê-nin vào thực tiễn Việt Nam. d) Cách mạng tháng Tám và Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đều là thời cơ thuận lợi để Việt Nam đi lên chủ nghĩa xã hội. Câu 3. Cho đoạn tư liệu sau đây: “Một là, xây dựng Nhà nước xã hội chủ nghĩa, Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, lấy liên minh giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức làm nền tảng, do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Thực hiện đủ quyền dân chủ của nhân dân. Hai là, phát triển lực lượng sản xuất, công nghiệp hoá đất nước theo hướng hiện đại gắn liền với phát triển một nền nông nghiệp toàn diện là nhiệm vụ trung tâm nhằm từng bước xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, không ngừng nâng cao năng suất lao động xã hội và cải thiện đời sống nhân dân”. ( https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/ban-chap-hanh-trung-uong-dang/dai-hoi-dang/lan-thu- vii/dai-hoi-dai-bieu-toan-quoc-lan-thu-vii-cua-dang-17 ) a) Trong công cuộc Đổi mới đất nước ở Việt Nam, nhà nước của dân được xây dựng và ngày càng lớn mạnh. b) Liên minh giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức là nền tảng văn hóa tinh thần của xã hội. c) Khác với các nước tư bản, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam thuộc về nhân dân lao động và không thay đổi qua nhiều thế kỉ. d) Lực lượng sản xuất là động lực thúc đẩy sự phát triển của xã hội và làm gia tăng tính ưu việt của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Câu 4. Cho đoạn tư liệu sau đây: “Hiệp định Pari về Việt Nam là kết quả của cuộc đấu tranh kiên cường bất khuất của nhân dân ta ở cả hai miền đất nước, đã tạo ra bước ngoặt mới trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc Việt Nam. Từ Hiệp định này, quân xâm lược Mỹ đã phải cuốn cờ rút khỏi Việt Nam, tạo thế xoay chuyển có lợi cho cách mạng Việt Nam, dẫn đến ngày toàn thắng 30/4/1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước”. ( https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/ho-so-su-kien-nhan-chung/su-kien-va-nhan-chung/hiep- dinh-pari-nam-1973-cham-dut-chien-tranh-lap-lai-hoa-binh-o-viet-nam-3379 ) a) Hiệp định Pari về miền Nam là kết quả của cuộc đấu tranh kiên cường bất khuất của nhân dân Việt Nam ở cả hai miền đất nước. b) Hiệp định Pari về Việt Nam là thắng lợi lớn của nhân dân ta trên mặt trận chính trị - ngoại giao. c) Hiệp định Pari về Việt Nam đánh dấu bước phát triển nhảy vọt trong lịch sử dân tộc vì đã mở ra khả năng giải quyết hòa bình cuộc chiến tranh Việt Nam. c) Hiệp định Pari về Việt Nam làm xoay chuyển cục diện chiến tranh vì làm cho thời cơ chiến lược giải phóng miền Nam xuất hiện.