Content text TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN TOÁN 3.pdf
Sách không bán NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC VIỆT NA M BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC VIỆT NAM TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN (Tài liệu lưu hành nội bộ) lớp 3 MÔN T R Â N T RỌNG GI Ớ I T H I Ệ U
KHÚC THÀNH CHÍNH TOAÙN NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC VIỆT NAM (Tài liệu lưu hành nội bộ) TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN môn lớp 3 NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
2 Mục lục Phần thứ nhất: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG....................................................................................3 1. Khái quát về chương trình môn học .......................................................................................3 2. Giới thiệu chung về sách giáo khoa Toán 3.........................................................................8 2.1. Quan điểm tiếp cận, biên soạn...................................................................................................8 2.2. Cấu trúc sách và cấu trúc bài học ..............................................................................................9 2.3. Cấu trúc bài học và sự phát triển hai nhánh Kiến thức, kĩ năng – Phẩm chất, năng lực ............................................................................................................................ 11 2.4. Một số trang sách giáo khoa minh hoạ................................................................................ 12 2.5. Khung kế hoạch dạy học gợi ý của nhóm tác giả ............................................................ 16 3. Phương pháp dạy học / tổ chức hoạt động ..................................................................... 19 3.1. Định hướng, yêu cầu cơ bản chung về đổi mới phương pháp dạy học ................. 19 3.2. Hướng dẫn, gợi ý phương pháp, cách thức tổ chức dạy học / hoạt động.............. 20 3.3. Hướng dẫn quy trình dạy học một số dạng bài / hoạt động điển hình .................. 23 4. Hướng dẫn kiểm tra, đánh giá kết quả học tập ............................................................. 26 4.1. Đánh giá theo định hướng tiếp cận phẩm chất, năng lực............................................ 26 4.2. Đề kiểm tra minh hoạ.................................................................................................................. 30 5. Giới thiệu tài liệu bổ trợ, nguồn tài nguyên, học liệu điện tử, thiết bị giáo dục ................................................................................................................................. 32 5.1. Giới thiệu, hướng dẫn sử dụng sách giáo viên.................................................................. 32 5.2. Giới thiệu, hướng dẫn sử dụng sách bổ trợ, sách tham khảo...................................... 34 5.3. Giới thiệu, hướng dẫn sử dụng, khai thác nguồn tài nguyên, học liệu điện tử, thiết bị dạy học...................................................................................................................................... 35 Phần thứ hai: HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG KẾ HOẠCH BÀI DẠY......................................... 42 1. Quy trình thiết kế kế hoạch bài dạy..................................................................................... 42 2. Bài soạn minh hoạ......................................................................................................................... 44
3 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG PHẦN THỨ NHẤT 1. KHÁI QUÁT VỀ CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC Chương trình môn Toán quán triệt các quy định cơ bản được nêu trong chương trình tổng thể; kế thừa và phát huy ưu điểm của chương trình hiện hành và các chương trình trước đó; tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm xây dựng chương trình môn học của các nước tiên tiến trên thế giới, tiếp cận những thành tựu của khoa học giáo dục, có tính đến điều kiện kinh tế và xã hội Việt Nam. 1.1. Chương trình môn Toán bậc Tiểu học bao gồm hai nhánh, một nhánh đề cập tới sự phát triển các mạch nội dung kiến thức cốt lõi; một nhánh mô tả sự phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh (HS). Hai nhánh liên kết chặt chẽ, phát triển song song theo định hướng tích hợp nhằm đào tạo một lớp người năng động, sáng tạo phù hợp giai đoạn Cách mạng Công nghiệp 4.0. 1.2. Nội dung môn Toán bậc Tiểu học được tích hợp xoay quanh ba mạch kiến thức: Số và Phép tính, Hình học và Đo lường, Một số yếu tố Thống kê và Xác suất. Hoạt động thực hành và trải nghiệm được xuyên suốt trong quá trình học tập. – Hình học và Đo lường chung trong một mạch kiến thức tạo thuận lợi cho việc tích hợp khi tiếp cận các nội dung bao gồm cả hình học và đo lường. – Giải toán không được xem là một mạch kiến thức. Giải toán là một bộ phận của giải quyết vấn đề. – Một số yếu tố Xác suất là nội dung mới so với các chương trình trước đây. – Thực hành và trải nghiệm tạo cơ hội để HS vận dụng các kiến thức, kĩ năng giải quyết các vấn đề đơn giản của cuộc sống, góp phần chuyển từ giáo dục truyền thụ kiến thức sang giáo dục phát triển toàn diện. 1.3. Các phẩm chất chủ yếu theo các mức độ phù hợp với cấp học được quy định tại chương trình tổng thể: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. 1.4. Các năng lực đặc thù Môn Toán góp phần hình thành và phát triển cho HS năng lực toán học bao gồm các thành phần cốt lõi: năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực mô hình hoá toán học; năng lực giải quyết vấn đề toán học; năng lực giao tiếp toán học; năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán.