PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text CHỦ ĐỀ 4. SỰ KHÁC NHAU CƠ BẢN GIỮA PHI KIM & KIM LOẠI (File GV).doc

CHỦ ĐỀ 4: SỰ KHÁC NHAU CƠ BẢN GIỮA PHI KIM & KIM LOẠI (FILE GV) A. HỆ THỐNG LÝ THUYẾT B. HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN 1: BÀI TẬP TỰ LUẬN PHẦN 2: BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN MỨC ĐỘ 1 : BIẾT MỨC ĐỘ 2 : HIỂU MỨC ĐỘ 3,4: VẬN DỤNG – VẬN DỤNG CAO PHẦN 3: BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI PHẦN 4: BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM TRẢ LỜI NGẮN A. HỆ THỐNG LÝ THUYẾT I. ỨNG DỤNG MỘT SỐ PHI KIM QUAN TRỌNG Phi kim Tính chất Ứng dụng Carbon(C) Kim cương cứng nhất, trong suốt, không dẫn điện làm đồ trang sức, mũi khoan, dao cắt kính. Than chì(graphite) mềm, màu xám đen, dẫn điện. làm điện cực, chất bôi trơn, ruột bút chì. Carbon vô định hình gồm than hoạt tính, than gỗ, bồ hóng,...xốp, màu đen Than hoạt tính làm mặt nạ phòng hơi độc, khử màu, khử màu, khử mùi. Than mỏ, than gỗ làm nhiên liệu và điều chế một số kim loại. Lưu huỳnh (sulfur: S) Chất rắn màu vàng. không tan trong nước Sản xuất sulfuric acid, dược phẩm, phẩm nhuộm, thuốc trừ sâu, lưu hóa cao su. Chlorine (Cl 2 ) Là chất khí màu vàng lục, mùi xốc, độc. Tan ít trong nước, tan nhiều trong dung môi hữu cơ như benzene, ethanol,... Xử lí nước sinh hoạt,sản xuất chất tẩy trắng,sát trùng: nước Javel, muối CaOCl 2 và các chất vô cơ: HCl, KClO 3 ,.. hữu cơ: vinyl chloride (tạo nhựa PVC), thuốc diệt côn trùng. Điện cực trong pin Sản xuất ruột bút chì Sản xuất lõi lọc nước Một số ứng dụng của than chì Ứng dụng của than hoạt tính
Sử dụng trong công nghiệp luyện kim Chất đốt trong đời sống Sản xuất hóa chất tẩy rửa Sản xuất ống nhựa PVC Một số ứng dụng của than cốc, than gỗ Một số ứng dụng của chlorine II. SỰ KHÁC NHAU VỀ MỘT SỐ TÍNH CHẤT GIỮA PHI KIM VÀ KIM LOẠI MỘT SỐ TÍNH CHẤT KIM LOẠI PHI KIM TÍNH CHẤT VẬT LÍ Tính dẫn điện Dẫn điện tốt Thường không dẫn điện Tính dẫn nhiệt Dẫn nhiệt tốt Thường dẫn nhiệt kém Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi cao, ở điều thường đều là chất rắn (trừ thủy ngân (mecury) chất lỏng) thấp, tồn tại rắn (carbon, silicon, phosphorus, sulfur; lỏng (bromine), khí (hydrogen, nitrogen, oxygen, fluorine, chlorine,...) Khối lượng riêng Lớn, phần lớn là các kim loại nặng. Nhỏ (phi kim ở thể rắn). TÍNH CHẤT HÓA HỌC Khả năng tạo ion Dễ nhường electron tạo ion dương. Ví dụ: Na  Na + +1e Dễ nhận electron tạo ion âm. Ví dụ: Cl +1e  Cl - 2Na +Cl 2  2NaCl Phản ứng với oxygen Thường tạo thành oxide base 2Mg + O 2 ot 2MgO magnesium oxide Thương tạo thành oxide acid S + O 2 ot SO 2 sulfur dioxide B. HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN 1: BÀI TẬP TỰ LUẬN Câu 1(SGK-CD). Quan sát các hình ảnh sau và chỉ ra các đơn chất kim loại, các đơn chất phi kim ? a) Phosphorous đỏ b)Vàng (Gold – Au) c)Iodine
d)Đồng (copper) e)Bromine g) Nhôm (aluminium) Hướng dẫn giải - Các đơn chất kim loại: b)Vàng (Gold – Au); d)Đồng (copper) ; g) Nhôm (aluminium) - Các đơn chất phi kim: a) Phosphorous đỏ; c) Iodine ; e) Bromine Câu 2 (SGK-CD). Lập bảng so sánh những điểm khác nhau về tính chất vật lí của kim loại và phi kim. Hướng dẫn giải MỘT SỐ TÍNH CHẤT KIM LOẠI PHI KIM TÍNH CHẤT VẬT LÍ Tính dẫn điện Dẫn điện tốt Thường không dẫn điện Tính dẫn nhiệt Dẫn nhiệt tốt Thường dẫn nhiệt kém Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi cao, ở điều thường đều là chất rắn (trừ thủy ngân (mecury) chất lỏng) thấp, tồn tại rắn (carbon, silicon, phosphorus, sulfur; lỏng (bromine), khí (hydrogen, nitrogen, oxygen, fluorine, chlorine,...) Khối lượng riêng Lớn, phần lớn là các kim loại nặng. Nhỏ (phi kim ở thể rắn). Câu 3 (SGK-CD). Dựa vào các thông tin trong bảng 18.2: a)So sánh nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của các nguyên tố kim loại và phi kim trong bảng. b)Cho biết ở điều kiện chuẩn, các nguyên tố trong bảng tồn tại ở thể nào? Vì sao? Bàng 18.2. Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của một số kim loại và phi kim Đơn chất Nhiệt độ nóng chảy (°C) Nhiệt độ sôi (°C) Đơn chất Nhiệt độ nóng chảy (°C) Nhiệt độ sôi (°C) Oxygen -218,4 -183,0 Nhôm 660,3 2 518,0 Chlorine -101,5 -34,0 Sắt 1 535,0 2 861,0 Lưu huỳnh 106,8 444,7 Đồng 1 084,6 2 561,5 Phosphorus trắng 44,2 280,3 Vàng 1 064,2 2 856,0 Hướng dẫn giải a) Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của kim loại cao hơn rất nhiều so với phi kim b) Ở điều kiện chuẩn, các nguyên tố trong bảng tồn tại ở thể khí và thể rắn. Dựa vào nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy của các nguyên tố Câu 4 (SGK-CD). Cho các vật thể sau: đinh sắt, dây đổng, mẩu than đá, mẩu ruột bút chì. Dự đoán hiện tượng xảy ra khi dùng búa đập lên bề mặt các vật thể đó. Giải thích. Hướng dẫn giải + Khi dùng búa để đập lên bề mặt đinh sắt, dây đồng thấy đinh sắt và dây đồng có thể bị dát mỏng. Do sắt và đồng là kim loại nên có tính dẻo, dễ bị dát mỏng. + Khi dùng búa đập lên bề mặt mẩu than đá, mẩu ruột bút chì thấy mẩu than đá và mẩu ruột bút chì bị vỡ vụn. Do than đá hay mẩu ruột bút chì là phi kim, không có tính dẻo. Câu 5 (SGK-CD). Kể tên hai đơn chất phi kim ở thể khí và nêu ứng dụng của chúng Hướng dẫn giải Hai đơn chất phi kim ở thể khí là: O 2 và N 2 Ứng dụng của O 2 : duy trì sự sống của động thực vật Ứng dụng của N 2 : bảo quản máu, sản xuất phân đạm Câu 6 (SGK-CD). Cho phản ứng: 2Na + Cl 2  2NaCl
a) Viết quá trình cho và nhận electron của phản ứng trên. b) Cho biết loại liên kết hoá học trong phân tử NaCl. Hướng dẫn giải a) Quá trình cho electron: Na  Na + +1e Quá trình nhận electron: Cl +1e  Cl - b) Liên kết hoá học trong phân tử NaCl là liên kết ion vì được tạo ra bởi lực hút tĩnh điện giữa ion dương Na + và ion âm Cl - . Câu 7 (SGK-CD). Lấy hai ví dụ minh họa cho sự khác nhau giữa tính chất hoá học của kim loại và phi kim. Hướng dẫn giải Ví dụ: Kim loại + oxygen  oxide base: 2Mg + O 2  2MgO Phi kim + oxygen  oxide acid : S + O 2  SO 2 Câu 8 (SGK-CD). Vì sao các đồ vật làm từ thép như song cửa, cánh cửa, hàng rào thường được phủ một lớp sơn trước khi đưa vào sử dụng? Hướng dẫn giải Vì các đồ vật làm từ kim loại thường bị ăn mòn sau thời gian sử dụng, nên thường được phủ một lớp sơn trước khi đưa vào sử dụng. Câu 9 (SGK-CTST). Em hãy nêu một số ứng dụng của than chì, lưu huỳnh (sulfur) và chlorine trong đời sống. Hướng dẫn giải Một số ứng dụng Than chì làm điện cực, chất bôi trơn, ruột bút chì Lưu huỳnh (sulfur) Sản xuất sulfuric acid, dược phẩm, phẩm nhuộm, thuốc trừ sâu, lưu hóa cao su. Chlorine Xử lí nước sinh hoạt, sản xuất chất tẩy trắng,sát trùng: nước Javel, muối CaOCl 2 và các chất vô cơ: HCl, KClO 3 ,.. hữu cơ: vinyl chloride (tạo nhựa PVC), thuốc diệt côn trùng. Câu 10 (SGK- KNTT). Giải thích tại sao trong phản ứng giữa kim loại và phi kim, phi kim thường nhận electron. Hướng dẫn giải Trong phản ứng giữa kim loại và phi kim, phi kim thường nhận electron vì các nguyên tố phi kim có nhiều electron ở lớp ngoài cùng nên cần nhận thêm electron để có 8 electron ở lớp ngoài cùng là một cấu hình electron bền vững. Câu 11 (SGK- CTST). Tìm hiểu thông tin từ sách, báo hay tài liệu học tập, em hãy giải thích vì sao than hoạt tính được sử dụng làm lõi lọc nước hoặc mặt nạ phòng độc? Hướng dẫn giải Than hoạt tính được sử dụng làm lõi lọc nước hoặc mặt nạ phòng độc vì than hoạt tính có tính hấp phụ, có khả năng giữ trên bề mặt của nó các phân tử chất khí, chất tan trong dung dịch. Do đó, than hoạt tính được dùng làm lõi lọc nước hoặc mặt nạ phòng độc. Câu 12 (SGK- CTST). Hãy tìm ví dụ minh hoạ cho việc sử dụng carbon làm chất dẫn điện. Hướng dẫn giải Ví dụ minh hoạ cho việc sử dụng carbon làm chất dẫn điện: Than chì được sử dụng làm điện cực trong pin. Câu 13 (SGK- CTST). Viết phương trình hoá học minh hoạ cho phản ứng giữa oxygen với: a) kim loại. b) phi kim. Sản phẩm tạo thành từ các phản ứng trên thuộc loại hợp chất nào đã học? Hướng dẫn giải a) 4Na + O 2     2Na 2 O (oxide base) b) S + O 2   ot SO 2  (oxide acid) Câu 14: Viết phương trình hoá học cho các trường hợp phản ứng sau và cho biết sản phẩm tạo thành thuộc loại hợp chất nào đã học?

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.