34 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA VỀ LOGISTICS VÀ QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG VIỆT NAM LẦN THỨ 4 (CLSCM-2024) THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ TẠI CẢNG BIỂN: TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU TẠI BẾN CẢNG TÂN VŨ CURRENT SITUATION OF DIGITAL APPLICATION IN PORT OPERATION AT SEAPORTS: CASE STUDY AT TAN VU TERMINAL NGUYỄN THỊ CẨM NHUNG1 PHẠM NHẬT HUY2 , ĐỖ ĐỨC ĐẠT2 , NGUYỄN TIẾN DŨNG2 , 1Giảng viên Khoa Kinh tế, Trường Đại học Hàng hải Việt Nam 2Khoa Kinh tế, Trường Đại học Hàng hải Việt Nam *Email liên hệ:
[email protected] Tóm tắt Chuyển đổi số cảng biển đang trở thành một phần quan trọng giúp nâng cao năng lực khai thác, vận hành, giải phóng hàng hóa đồng thời thúc đẩy sự phát triển, cạnh tranh của Ngành Hàng hải Việt Nam và đưa hoạt động logistics trong nước tiệm cận với tiêu chuẩn thế giới. Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp chuyển đổi số trong hoạt động khai thác cảng biển được thực hiện đối với Công ty Cổ phần Cảng Hải Phòng - Chi nhánh Cảng Tân Vũ trong giai đoạn từ tháng 01/2022 tới tháng 6/2023 với dữ liệu được tổng hợp từ nội bộ công ty và khảo sát doanh nghiệp đang sử dụng dịch vụ. Nhìn chung bến Tân Vũ đang có những bước chuyển mình trong việc triển khai áp dụng chuyển đổi số các hoạt động của mình. Cuối cùng, dựa trên thực trạng, tác giả có những định hướng, giải pháp nhằm phát triển hơn nữa việc chuyển đổi số tại bến Tân Vũ. Từ khóa: Chuyển đổi số, cảng biển, bến cảng Tân Vũ. Abstract The digital transformation of seaports is increasingly recognized as a key driver in improving operational capacity, streamlining the flow of goods, and enhancing the overall efficiency of port operations. This transformation plays a crucial role in fostering the development and global competitiveness of Vietnam’s maritime industry, while also aligning domestic logistics processes with international standards. In this context, the present study focuses on analyzing the digital transformation efforts undertaken at Hai Phong Port Joint Stock Company – Tan Vu Terminal during the period from January 2022 to June 2023. The research draws on aggregated data provided by the company and incorporates survey responses from businesses utilizing the port’s services. The findings indicate that Tan Vu Terminal has been actively adopting digital technologies to modernize its operations, reflecting a clear shift towards more efficient and technologically- driven processes. Based on the current progress and challenges identified, the authors propose a set of orientations and strategic solutions to further accelerate digital transformation at Tan Vu Terminal, ensuring its sustained development and competitiveness in the future. Keywords: Digital transformation, seaport, Tan Vu terminal. 1. Đặt vấn đề Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư bắt đầu từ nước Đức và lan ra toàn thế giới, bắt đầu bùng nổ từ những năm 2010 dẫn đến một xu hướng tất yếu là chuyển đổi số. Đến nay, chuyển đổi số đã trở thành một yếu tố sống còn đối với sự tồn tại, cạnh tranh và phát triển bền vững của doanh nghiệp nói chung và cảng biển nói riêng. Trong giai đoạn nền kinh tế hậu Covid, chuyển đổi số càng được các tổ chức, doanh nghiệp cảng đẩy mạnh ứng dụng nhằm ứng phó với các khó khăn do yêu cầu hạn chế tiếp xúc mà vẫn đảm bảo hàng hóa được giải phóng. Hiện tại, chuyển đổi số cảng được đẩy mạnh như một cách để tăng hiệu quả khai thác, vận hành cũng như tiết kiệm chi phí. Tại Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Trong đó, một trong nhiệm vụ là ứng dụng công nghệ số và chuyển đổi số trong xây dựng, quản lý, khai thác hệ thống cảng biển phù hợp với xu hướng cuộc Cách mạng Công nghiệp lần Thứ tư, đáp ứng các tiêu chí
35 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA VỀ LOGISTICS VÀ QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG VIỆT NAM LẦN THỨ 4 (CLSCM-2024) cảng xanh. Chuyển đổi số trở thành cơ hội, nhưng cũng là thách thức, đòi hỏi các doanh nghiệp cảng, nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics,... tại Việt Nam phải thực hiện thay đổi mạnh mẽ để phù hợp sự tiến bộ của công nghệ, khoa học kỹ thuật; áp dụng sự ưu việt của các công nghệ mới của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 nhằm đổi mới hoạt động tạo lợi thế cạnh tranh khác biệt của doanh nghiệp, gia tăng khả năng tiếp cận khách hàng, mở rộng thị trường quốc tế. [10] Nằm trong bối cảnh đó, bến cảng Tân Vũ, tọa lạc tại thành phố Hải Phòng, Việt Nam, đã trở thành một trong những bến hiện đại bậc nhất miền Bắc - tiên phong trong phong trào chuyển đổi số cảng biển. Với tình hình phát triển mạnh mẽ và sự gia tăng không ngừng về lưu lượng hàng hóa và dịch vụ vận tải biển, logistics,.. bến Tân Vũ đối diện với những thách thức đáng kể trong việc quản lý và tối ưu hóa hoạt động tại cảng. Chuyển đổi số đã trở thành một giải pháp quan trọng để nâng cao hiệu suất và hiệu quả cho các hoạt động khai thác [7]. Từ một mô hình truyền thống thay đổi sang mô hình hiện đại, áp dụng công nghệ số trong khai thác, quản lý, vận hành, bến Tân Vũ đã từng gặp phải những rào cản như thiếu kỹ năng số và nhân lực, thiếu nền tảng công nghệ thông tin đủ mạnh để cho phép chuyển đổi kỹ thuật số, các thách thức về văn hóa kỹ thuật số trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, một khoảng trống lớn trong nghiên cứu hiện nay là sự thiếu hụt các tài liệu chuyên sâu đánh giá về lợi ích, thách thức và thực trạng quá trình chuyển đổi số tại bến Tân Vũ. Nhiều nghiên cứu chỉ dừng lại ở việc phân tích tổng quát về chuyển đổi số trong ngành cảng biển, mà chưa đi sâu vào các trường hợp cụ thể như bến Tân Vũ. Do đó, việc nghiên cứu các yếu tố này không chỉ giúp hiểu rõ hơn về quá trình chuyển đổi số tại bến cảng mà còn đóng góp vào việc phát triển các giải pháp hỗ trợ quá trình chuyển đổi số tại các cảng khác của Việt Nam. 2. Cơ sở lý thuyết và Phương pháp nghiên cứu 2.1. Cơ sở lý thuyết về Chuyển đổi số Chuyển đổi số là quá trình tích hợp các công nghệ số vào mọi khía cạnh của tổ chức, từ đó thay đổi căn bản cách tổ chức hoạt động, cung cấp giá trị cho khách hàng và thúc đẩy sự đổi mới. Khái niệm này được hiểu không chỉ đơn thuần là số hóa, tức việc chuyển từ dữ liệu giấy sang dữ liệu kỹ thuật số, mà còn bao gồm sự thay đổi toàn diện về văn hóa, quy trình và mô hình kinh doanh nhằm tận dụng tối đa sức mạnh của các công nghệ tiên tiến như trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IoT), chuỗi khối (blockchain), điện toán đám mây và phân tích dữ liệu lớn (big data). Mục tiêu của chuyển đổi số không chỉ là nâng cao hiệu quả hoạt động mà còn là tạo ra những giá trị mới, khả năng cạnh tranh bền vững và thúc đẩy sự đổi mới trong kinh doanh. Đối với các tổ chức, doanh nghiệp, chuyển đổi số đã trở thành yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển trong bối cảnh thị trường và công nghệ thay đổi nhanh chóng [8]. Trong lĩnh vực cảng biển, chuyển đổi số được xem là một giải pháp then chốt để tối ưu hóa hoạt động khai thác, vận hành và quản lý. Với sự phức tạp của hệ thống logistics và chuỗi cung ứng toàn cầu, cảng biển đóng vai trò là mắt xích quan trọng trong quá trình lưu thông hàng hóa giữa các quốc gia và khu vực. Để đối mặt với những thách thức ngày càng lớn như sự gia tăng lưu lượng hàng hóa, yêu cầu về thời gian giao hàng nhanh chóng, giảm thiểu chi phí vận hành và tác động môi trường, chuyển đổi số tại cảng biển đã trở thành một xu hướng tất yếu. Các công nghệ số như tự động hóa quy trình quản lý cảng, hệ thống quản lý tàu biển (VMS), hệ thống định vị hàng hóa (TOS), cùng các nền tảng giao dịch số và phân tích dữ liệu lớn đã giúp tăng cường hiệu quả hoạt động của cảng, giảm thời gian chờ đợi và tối ưu hóa việc phân bổ nguồn lực [1]. Một yếu tố quan trọng trong quá trình chuyển đổi số tại cảng biển là việc xây dựng các mô hình cảng thông minh (smart port), nơi mà công nghệ số không chỉ hỗ trợ trong việc giám sát và điều hành các hoạt động truyền thống mà còn mở ra cơ hội để cải thiện bền vững. Các cảng thông minh không chỉ giúp nâng cao năng suất khai thác mà còn góp phần giảm thiểu lượng khí thải carbon, đáp ứng yêu cầu về cảng xanh trong bối cảnh toàn cầu hóa và biến đổi khí hậu. Hệ thống quản lý cảng thông minh không chỉ dựa vào cảm biến IoT để thu thập và phân tích dữ liệu theo thời gian thực, mà còn tận dụng AI để dự đoán, lập kế hoạch và tối ưu hóa hoạt động trong suốt chuỗi cung ứng [9]. Tại Việt Nam, chuyển đổi số trong cảng biển đang được thúc đẩy mạnh mẽ thông qua các chính sách hỗ trợ từ Chính phủ. Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, đã nêu rõ việc ứng dụng công nghệ số là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhằm đáp ứng tiêu chuẩn của cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 và xây dựng hệ thống cảng xanh, thông minh. Cảng Tân Vũ, một trong những cảng hiện đại nhất tại miền Bắc, đang tiên phong trong việc áp dụng các công nghệ tiên tiến để cải thiện hiệu suất hoạt động. Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi số tại các cảng biển Việt Nam vẫn gặp phải nhiều thách thức, như thiếu hụt nguồn nhân lực có kỹ
36 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA VỀ LOGISTICS VÀ QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG VIỆT NAM LẦN THỨ 4 (CLSCM-2024) năng số, hệ thống cơ sở hạ tầng công nghệ còn chưa đồng bộ, và văn hóa doanh nghiệp chưa sẵn sàng tiếp nhận những thay đổi lớn từ chuyển đổi số [3]. Do đó, để thành công trong việc chuyển đổi số, các cảng biển không chỉ cần đầu tư vào công nghệ mà còn phải chú trọng đến việc xây dựng nguồn nhân lực và thay đổi văn hóa tổ chức. Chuyển đổi số không phải là một quá trình nhanh chóng hay dễ dàng, nhưng nó là chìa khóa để các cảng biển có thể duy trì và phát triển bền vững trong bối cảnh thị trường toàn cầu ngày càng cạnh tranh. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Nghiên cứu định lượng Phân tích các dữ liệu để thấy được thực trạng sử dụng phần mềm điện tử trong các doanh nghiệp logistics cũng như bến cảng Tân Vũ hiện nay. Từ đó, đưa ra giải pháp phù hợp nhất. Nhóm nghiên cứu xây dựng và xử lý bảng hỏi theo các bước sau: (1) Nghiên cứu, làm rõ các khái niệm và phương pháp đo lường thông qua các nghiên cứu có liên quan; (2) Áp dụng các mô hình lý thuyết và dựa vào thang đo của các nghiên cứu trước liên quan để xây dựng bảng hỏi; (3) Đánh giá và chỉnh sửa để hoàn thiện bảng hỏi; (4) Gửi bảng hỏi trực tuyến tới các doanh nghiệp khách hàng đang sử dụng dịch vụ tại cảng trên địa bàn thành phố Hải Phòng và thu được 200 phiếu trả lời hợp lệ; (5) Xử lý và phân tích số liệu trên phần mềm SPSS 20.0. Trong quá trình chọn mẫu, nhóm nghiên cứu áp dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng. Mẫu được phân theo các tầng bao gồm doanh nghiệp vừa, nhỏ và lớn, đảm bảo tính đại diện và giúp phân tích các đặc điểm khác nhau giữa các doanh nghiệp theo quy mô. Phương pháp này giúp nhóm nghiên cứu có được dữ liệu phong phú, phản ánh đúng thực trạng chuyển đổi số trong các loại hình doanh nghiệp khác nhau. Nhóm nghiên cứu cũng đã ứng dụng phương pháp Delphi để thu thập ý kiến từ các chuyên gia trong lĩnh vực logistics và chuyển đổi số. Cụ thể, phương pháp Delphi được triển khai qua ba vòng khảo sát nhằm đạt được sự đồng thuận giữa các chuyên gia. Vòng đầu tiên tập trung vào việc xác định các yếu tố chính ảnh hưởng đến sự hài lòng với phần mềm e-port tại bến cảng Tân Vũ. Dựa trên các ý kiến thu thập được, nhóm nghiên cứu đã phân tích và tổng hợp những quan điểm này để đưa ra danh sách các yếu tố chính. Ở vòng thứ hai, các chuyên gia được yêu cầu đánh giá mức độ quan trọng của từng yếu tố. Sau khi thu thập kết quả, nhóm nghiên cứu tiến hành phân tích để tìm ra các yếu tố có sự đồng thuận cao nhất. Ở vòng cuối cùng, các chuyên gia đã đạt được sự nhất trí về các yếu tố quan trọng nhất cần tập trung cải thiện. Phương pháp Delphi đã cung cấp cho nhóm nghiên cứu những thông tin quan trọng và có tính toàn diện, giúp hoàn thiện mô hình nghiên cứu và bảng hỏi. Kết quả của quá trình này là danh sách các yếu tố chính xác, cụ thể và được xác nhận bởi các chuyên gia, bao gồm mức độ tin cậy, sự hữu hình, cảm thông, đảm bảo và phản hồi. Nhóm tác giả quyết định lựa chọn mô hình SERVQUAL được phát triển vào đầu những năm 1980 bởi các nhà nghiên cứu Zeithaml, Parasuraman và Berry, là công cụ đo lường chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng. Thang đo chính thức được thiết kế dựa trên 5 nhân tố, gồm: Mức độ tin cậy, Sự hữu hình, Sự cảm thông, Sự đảm bảo và Sự phản hồi. Mỗi nhân tố có tiêu chí biến quan sát định lượng được hiệu chỉnh theo ý kiến của các chuyên gia. Để đo lường các tiêu chí biến này, tác giả sử dụng thang đo Likert 5 mức độ: 1 - Hoàn toàn không đồng ý, 2 - Không đồng ý, 3 - Trung lập, 4 - Đồng ý, 5 - Hoàn toàn đồng ý. Kết quả phân tích dữ liệu từ 200 phiếu trả lời đã giúp nhóm tác giả xác định được mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đối với sự hài lòng của khách hàng, từ đó đề xuất các giải pháp tối ưu để cải thiện chất lượng dịch vụ tại bến cảng Tân Vũ. 2.2.2. Nghiên cứu định tính Với phương pháp nghiên cứu định tính, nhóm tác giả đã thực hiện phát phiếu khảo sát với mẫu câu hỏi có sẵn cho 213 doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực logistics trên địa bàn thành phố Hải Phòng và sử dụng dịch vụ có ứng dụng chuyển đổi số tại cảng Tân Vũ. Nhóm tác giả cũng tiến hành nghiên cứu sơ bộ phỏng vấn 3 chuyên gia kết hợp thảo luận tập trung nhóm với 3 chuyên gia để chỉnh sửa bảng hỏi và điều chỉnh các nhân tố tác động rồi tiến hành khảo sát trên mẫu lựa chọn trước cũng như dữ liệu thu thập. Phương pháp chọn mẫu định tính được tiến hành theo phương pháp chọn mẫu có chủ đích (purposive sampling), tập trung vào các doanh nghiệp có kinh nghiệm và sự hiểu biết về việc sử dụng phần mềm e-port tại cảng Tân Vũ. Điều này giúp nghiên cứu có được những thông tin sâu sắc từ những người trực tiếp sử dụng dịch vụ, đồng thời đảm bảo tính chính xác của kết quả. Mục đích của nghiên cứu định tính là nhằm tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng các phần
37 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA VỀ LOGISTICS VÀ QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG VIỆT NAM LẦN THỨ 4 (CLSCM-2024) mềm điện tử tại bến cảng Tân Vũ của các doanh nghiệp logistics tại Hải Phòng. Các kết quả thu được từ phỏng vấn và thảo luận nhóm đã giúp nhóm nghiên cứu xây dựng và điều chỉnh mô hình SERVQUAL, đồng thời làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng. Mô hình SERVQUAL (hay RATER) là công cụ đo lường chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng, phát triển bởi Zeithaml, Parasuraman và Berry. Nghiên cứu này đã sử dụng mô hình để phân tích khoảng cách giữa kỳ vọng và cảm nhận của doanh nghiệp logistics về chất lượng dịch vụ phần mềm e- port tại cảng Tân Vũ. Các nhân tố chính gồm: F1 - Mức độ tin cậy, F2 - Các vật chất hữu hình, F3 - Sự cảm thông, F4 - Sự đảm bảo, F5 - Sự phản hồi, được đo lường và đánh giá nhằm cung cấp cơ sở lý thuyết cho việc cải thiện dịch vụ tại cảng.3. Kết quả nghiên cứu [2]. 3.1. Lợi ích của chuyển đổi số đối với bến cảng Tân Vũ và khách hàng sử dụng dịch vụ Qua điều tra 200 doanh nghiệp, kết quả cho thấy có hơn 175 doanh nghiệp chiếm 87,5% hài lòng với khả năng cung cấp dịch vụ của bến Tân Vũ thời điểm hiện tại năm 2024. 93% hoàn toàn đồng ý với việc sẽ tiếp tục sử dụng dịch vụ tại bến Tân Vũ. Nhìn chung, các doanh nghiệp đang cố gắng cải thiện trước xu thế bùng nổ của nền kinh tế số cùng với thương mại điện tử. Các doanh nghiệp được khảo sát đều nhận thức được vấn đề đẩy nhanh chuyển đổi số và ứng dụng những thành tựu công nghệ vào hoạt động kinh doanh nhằm tăng cường hiệu quả kinh tế và có thái độ hợp tác tích cực với bến Tân Vũ. Đầu tiên, chắc chắn chuyển đổi số sẽ giúp các doanh nghiệp giảm được thời gian thực hiện các tác vụ mà trước khi có phần mềm e-port, họ đã phải thực hiện thủ công thông qua nhiều loại giấy tờ khác nhau. Công ty CP Dich vụ Cảng Hải Phòng đánh giá e-port đã giúp đỡ rất nhiều cho doanh nghiệp trong việc xử lý các thủ tục như đổi lệnh, đóng các loại chi phí mà trước đây doanh nghiệp phải thực hiện bằng rất nhiều các loại giấy tờ phức tạp, dễ xảy ra sai sót hoặc thất lạc. Tuy nhiên sau khi bến cảng Tân Vũ bắt buộc 100% các doanh nghiệp đăng kí và sử dụng e-port, việc giải quyết các thủ tục đã dễ dàng hơn rất nhiều, nhân viên cũng có thể thực hiện ngay tại công ty, không tốn chi phí và thời gian để di chuyển ra khu vực cảng [5]. Về phía bến cảng Tân Vũ, năm 2023 là một năm có nhiều khó khăn chung và biến động thị trường mạnh, trong đó hoạt động khai thác cảng biển chịu nhiều ảnh hưởng của suy thoái kinh tế. Cạnh tranh giữa các cảng trong khu vực ngày càng gay gắt. Sản lượng hàng hóa thông qua bến Tân Vũ cũng chịu nhiều tác động. Bến Tân Vũ tiếp tục triển khai dự án E-port, hệ thống camera đầu cần, hệ thống tự động kiểm tra tình trạng container được các hãng tàu. Cũng trong năm 2023, Tân Vũ trở thành cảng biển đầu tiên tại khu vực phía Bắc triển khai thành công hệ thống giao nhận cổng tự động smartgate. Trước đó năm 2022 bến Tân Vũ áp dụng 100% lệnh nâng hạ container thực hiện qua eport, bỏ quy trình thủ tục giấy. Đến thời điểm hiện tại có gần 1000 tài khoản eport của các doanh nghiệp/cá nhân đăng kí tại eport của bến Tân Vũ để thực hiện giao dịch “không giấy tờ”. Thành công của bến cảng Tân Vũ được thể hiện thông qua số liệu về hai hoạt động chính tại cảng là “Lấy nguyên” và “Hạ bãi” trong Bảng 1 [6]. Qua kết quả thu thập số liệu cho thấy hơn 95% các lệnh hạ bãi và lấy nguyên đều được thực hiện qua hệ thống eport. Đây là một con số tích cực cho thấy sự hợp tác và thay đổi nhận thức của các doanh nghiệp trong công cuộc chung tay chuyển đổi số. Cuối cùng, với vị thế là một trong những bến cảng có lượng hàng thông qua nhiều nhất trong cụm cảng Hải Phòng, bến cảng Tân Vũ cũng có những lợi thế để nhanh chóng khắc phục những điểm yếu trong quá trình chuyển đổi số. Cảng Tân Vũ đang triển khai kế hoạch đầu tư dài hạn của bến cảng để đóng góp tích cực vào việc chuyển đổi số, điển hình như việc mới đây bến cảng đã triển khai thêm hệ thống SmartGate, kết hợp với e- port sẽ trở thành hai hệ thống thông minh tiết kiệm được rất nhiều thời gian và chi phí cho cả khách hàng sử dụng dịch vụ và bến cảng. Qua định hướng chuyển đổi số của bến cảng, có thể thấy rằng ban lãnh đạo của bến cảng Tân Vũ cũng như công ty Cảng Hải Phòng nỗ lực và sẵn sàng chấp nhận rủi ro và thử thách để Bảng 1. Số liệu về hai hoạt động chính “Lấy nguyên” và “Hạ bãi” tại cảng Lệnh Tháng 11/2023 Tháng 12/2023 Tháng 1/2024 Tháng 2/2024 eport tổng % eport tổng % eport tổng % eport tổng % HB 10,83 11,65 97 11,89 12,28 98,4 12,29 12,48 98,4 10,8 11,18 97,1 LN 15,49 17,66 87,9 18,57 21,45 86,6 22,11 25,61 86,3 18,0 21,4 84,3