Content text Bài 7. TÁC DỤNG TỪ, TÁC DỤNG HÓA HỌC VÀ TÁC DỤNG SINH LÍ CỦA DÒNG ĐIỆN.doc
Trang 2 Tác dụng từ Tác dụng sinh lí Tác dụng hóa học Ứng dụng Ứng dụng Ứng dụng I. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM * Tác dụng từ: - Cuộn dây quấn quanh lõi sắt non, khi có dòng điện chạy qua thì có khả năng hút nam châm khác đặt gần nó, hút sắt vụn,… - Vậy khi dòng điện chạy qua cuộn dây trong có lõi sắt non thì cuộn dây đó trở thành một nam châm ta gọi là nam châm điện. Đây chính là minh chứng chứng minh dòng điện có tác dụng từ * Tác dụng hóa học - Nhúng hai thỏi than trong dung dịch muối đồng. Khi nối thỏi than K với cực dương (+) và thỏi than A với cực âm (-) của nguồn điện, sau đó chờ từ 3 – 5 phút. Ta thấy thỏi K bị ăn mòn, thỏi A dày thêm và được phủ một lớp màu đỏ nhạt, đó là lớp đồng. - Điều này chứng tỏ dòng điện tách đồng ra khỏi dung dịch muối đồng nghĩa là dòng điện đã làm biến đổi chất trong dung dịch muối đồng. Tác dụng này của dòng điện gọi là tác dụng hóa học. * Tác dụng sinh lí Dòng điện đi qua cơ thể người và động vật có thể làm co giật cơ, tim ngừng đập, ức chế hô hấp hay thần kinh bị tê liệt. Điều này chứng tỏ dòng điện có tác dụng sinh lí. Ứng dụng: chế tạo một số động cơ điện, cần cẩu điện, chuông điện, nam châm điện … Chuông điện Ứng dụng: trong công nghiệp: mạ điện,…. Lưu ý: - Dòng điện có thể gây nguy hiểm đến tính mạng con người. - Trong y học người ta dùng các dòng điện nhỏ để chữa bệnh. SƠ ĐỒ HỆ THỐNG HÓA II. CÁC DẠNG BÀI TẬP Phương pháp giải - Xét xem dòng điện có tác dụng từ hay không: dựa vào khả năng hút nam châm, hút sắt của các vật dẫn khi có dòng điện chạy qua. - Xét xem dòng điện có tác dụng hóa học hay không: dựa vào khả năng làm thay đổi chất trong các dung dịch muối của kim loại khi có dòng điện chạy qua. Dòng điện Có thể gây co cơ, ngừng tim, ức chế hô hấp, tê liệt thần kinh ở người và động vật Làm quay nam châm hoặc hút các vật bằng sắt Tách kim loại ra khỏi dung dịch muối của nó Châm cứu Mạ kim Cần cẩu điện Chuông điện
Trang 3 - Xét xem dòng điện có tác dụng sinh lí hay không: dựa vào những biểu hiện của cơ thể khi có dòng điện chạy qua. Ví dụ mẫu Ví dụ 1. Khi xem tin tức trên thời sự cùng bố, Nam thấy thông tin một em bé phải đi cấp cứu do tự ý nghịch điện trong nhà. Dòng điện trong trường hợp này đã thể hiện tác dụng gì, có lợi hay có hại? A. Tác dụng nhiệt và có hại. B. Tác dụng từ và có hại. C. Tác dụng hóa học và có lợi. D. Tác dụng sinh lí và có hại. Hướng dẫn giải Ta thấy dòng điện có thể đi qua cơ thể người và động vật gây ra những ảnh hưởng nhất định. Đó là tác dụng sinh lí của dòng điện. Trường hợp điện giật gây nguy hiểm đến con người là tác dụng có hại của dòng điện. Chọn đáp án D. Ví dụ 2. Khẳng định nào sau đây là đúng? A. Tác dụng sinh lí của dòng điện bao giờ cũng có hại. B. Tác dụng sinh lí của dòng điện có thể gây nguy hiểm đến con người. C. Tác dụng sinh lí của dòng điện luôn có ích đối với con người. D. Tác dụng sinh lí của dòng điện không thể gây nguy hiểm đến con người. Hướng dẫn giải Tác dụng sinh lí của dòng điện lên cơ thể con người có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của con người. Tuy nhiên người ta lại tận dụng tác dụng này của những dòng điện nhỏ để chữa bệnh cho bệnh nhân. Vì vậy đáp án B là đáp án đúng. *Ví dụ 3. Cho dòng điện chạy qua một cuộn dây có lõi sắt. Sau đó đưa lại gần đống đinh ghim đặt trên bàn. Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra? A. Đinh ghim bị hút lên bởi cuộn dây có lõi sắt đó. B. Đinh ghim sẽ bị đẩy ra xa bởi cuộn dây có lõi sắt đó. C. Đinh ghim vẫn nằm im trên bàn. D. Đinh ghim ban đầu bị hút lên sau đó lại bị đẩy ra xa cuộn dây có lõi sắt. Hướng dẫn giải Cho dòng điện chạy qua cuộn dây có lõi sắt, ta có một nam châm điện. Nam châm này có thể hút sắt và nam châm khác. Do đó đinh ghim trên bàn sẽ bị nam châm điện hút về phía nó. Vậy đáp án đúng là đáp án A. *Ví dụ 4. Nối hai thỏi than A và B nhúng trong dung dịch sun phát đồng (CuSO 4 ) như hình vẽ: a. Có dòng điện chạy trong mạch không? Vì sao? b. Hỏi có hiện tượng gì xảy ra với 2 thỏi than A và B? c. Nếu biết sau một thời gian đồng bám vào cực A hỏi cực nào là cực dương của nguồn? Hướng dẫn giải a. Dung dịch (CuSO 4 ) là một chất dẫn điện. Do vậy, khi nối hai thỏi than vào nguồn sẽ tạo thành mạch kín nên có dòng điện chạy qua. b. Sau một thời gian một trong hai thỏi bị ăn mòn, thỏi còn lại dày thêm vì được bám một lớp đồng. c. Thỏi nối với cực âm của nguồn sẽ được đồng bám vào nên A là cực âm và B là cực dương của nguồn điện. III. BÀI TẬP TỰ LUYỆN Bài tập cơ bản Câu 1. Hiện tượng cơ thể bị co giật khi có dòng điện chạy qua là biểu hiện cho tác dụng gì của dòng điện? A. Tác dụng nhiệt. B. Tác dụng hóa học. C. Tác dụng sinh lí. D. Tác dụng từ. Câu 2. Trong các trường hợp dưới đây, trường hợp nào biểu hiện tác dụng sinh lý của dòng điện? A. Chạy qua quạt làm cánh quạt quay. B. Chạy qua bếp điện làm nó nóng lên. C. Chạy qua bóng đèn làm bóng đèn sáng lên. D. Chạy qua cơ thể gây co giật các cơ.
Trang 4 Câu 3. Khi vô ý chạm tay phải đoạn dây dẫn điện bị hở, dòng điện đi qua cơ thể người sẽ gây tác dụng sinh lí lên cơ thể. Biểu hiện nào dưới đây không phải do tác dụng sinh lí gây ra lúc đó. A. Tê liệt thần kinh. B. Làm cho tim ngừng đập. C. Làm bỏng cơ thể. D. Giảm béo cho người mập. Câu 4. Trong các dụng cụ sau, dụng cụ hoạt động dựa vào tác dụng từ của dòng điện là: A. Chuông điện. B. Bàn là điện. C. Đèn LED. D. Nồi cơm điện. Câu 5. Nếu thí nghiệm xảy ra như sơ đồ bố trí được mô tả như hình bên, tác dụng hoá học của dòng điện biểu hiện qua hiện tượng nào sau đây? A. Giải phóng đồng ở cực âm của nguồn điện. B. Giải phóng đồng ở cực dương của nguồn điện. C. Đồng bám ở thỏi than nối với cực âm nguồn điện. D. Đồng bám ở thỏi than nối cực dương nguồn điện. Câu 6. Khi đưa một nam châm điện đến gần một kim la bàn. Ta thấy kim la bàn quay. Điều đó chứng tỏ tác dụng gì của dòng điện? Khi đang ở gần kim la bàn nếu ta ngắt không cho dòng điện chạy qua nam châm điện đó thì hiện tượng gì xảy ra? Bài tập nâng cao Câu 7. Để mạ vàng một sợi dây chuyền bằng bạc, ta cần nối sợi dây chuyền này về phía cực nào của nguồn điện? Tại sao? Câu 8. Cho mạch điện như hình vẽ. Biết thỏi than I đổi màu sau một thời gian. a. Hãy xác định cực dương âm của nguồn. Cho biết chiều dòng điện chạy qua dung dịch muối. b. Nếu đổi 2 cực của nguồn ngược lại thì hiện tượng gì xảy ra, tại sao?