Content text 37. Sở GDĐT Phú Thọ (Lần 1) [Thi thử Tốt Nghiệp THPT 2025 - Môn Hóa Học].docx
Trang 2/5 – Mã đề 037 Câu 8: Cách làm nào sau đây là đúng trong việc khử chua bằng vôi và bón phân đạm (urea hoặc ammonium) cho lúa? A. Bón đạm và vôi cùng lúc. B. Bón đạm trước rồi vài ngày sau mới bón vôi khử chua. C. Bón vôi khử chua trước rồi vài ngày sau mới bón đạm. D. Bón vôi khử chua trước rồi bón đạm ngay sau khi bón vôi. Câu 9: Phương pháp được dùng hiện nay để tách các kim loại hoạt động hóa học mạnh là A. nhiệt luyện. B. thuỷ luyện. C. điện phân dung dịch. D. điện phân nóng chảy. Câu 10: Tùy theo pH môi trường mà amino acid có thể tồn tại dưới dạng tích điện âm, tích điện dương hoặc trung hòa về điện (ion lưỡng cực). Giá trị pH mà tại đó amino acid tồn tại ở dạng ion lưỡng cực gọi là pH đồng điện hay pl. Giá trị pl của glutamic acid, glycine, arginine được cho dưới đây: Chất Glutamic acid Glycine Arginine pI 3,08 5,97 10,76 Cho các phát biểu sau về quá trình điện di hỗn hợp X gồm glutamic acid, glycine và arginine: (a) Với môi trường pH = 5,97 glycine hầu như không di chuyển trong điện trường. (b) Với môi trường pH = 5,97 glutamic acid trở thành cation và di chuyển về cực âm. (c) Với môi trường pH = 5,97 arginine trở thành dạng anion và di chuyển về cực dương. (d) Với môi trường pH = 5,97 có thể tách riêng các amino acid trong hỗn hợp X. Các nhận định đảng là A. (a), (d). B. (a), (b). C. (e), (d). D. (b), (c). Câu 11: Thủy phân hoàn toàn 1 mol chất béo, thu được : A. 3 mol glycerol. B. 1 mol glycerol. C. 3 mol ethylene glycol. D. 1 mol ethylene glycol. Câu 12: Phương trình hóa học của phản ứng thủy phân tert-butyl bromide trong môi trường kiềm là (CH 3 ) 3 C-Br + NaOH → (CH 3 ) 3 COH + NaBr Cơ chế phản ứng xảy ra theo hai giai đoạn sau : Nhận định nào sau đây không đúng ? A. Sản phẩm hữu cơ thu được có tên là tert-butyl alcohol. B. Liên kết C-O trong phân tử (CH 3 )COH được hình thành do xen phủ trục của các orbital. C. Trong giai đoạn 1 có sự phân cắt liên kết xích ma. D. Phản ứng thủy phân tert-butyl bromide là phản ứng trao đổi. Câu 13: Cho biết giá trị thế điện cực chuẩn (E°) của các cặp oxi hoá - khử sau : Cặp Mg 2+ /Mg Al 3+ /Al Zn 2+ /Zn Cr 3+ /Cr 2+ Ni 2+ /Ni E°(V) -2,356 -1,676 -0,763 -0,408 -0,257 Số kim loại trong dãy gồm: Mg, Al, Zn và Ni có thể khử được ion Cr 3+ (aq) tạo ra Cr 2+ (aq) ở điều kiện chuẩn là : A. 2. B. 3. C. 1. D. 4. Câu 14: Nhỏ vài giọt dung dịch iodine vào lát cắt củ khoai tây, ta thấy tại lát cắt củ khoai tây chuyển màu A. da cam. B. đỏ. C. xanh tím. D. nâu đen.
Trang 3/5 – Mã đề 037 Câu 15: Phát biểu nào sau đây đúng ? A. Gly-Ala-Ala có phản ứng màu biuret. B. Aniline là chất khí tan nhiều trong nước. C. Phân tử Gly-Ala có bốn nguyên tử oxygen. D. Dung dịch glycine làm quỳ tím chuyển màu đỏ. Câu 16: Hai kim loại X, Y và các dung dịch muối chloride của chúng có phản ứng hóa học sau : X + 2YCl 3 → XCl 2 + 2YCl 2 Y + XCl 2 → YCl 2 + X Phát biểu nào sau đây là đúng ? A. Ion Y 2+ có tính oxi hóa mạnh hơn ion X 2+ . B. Kim loại X có tính khử mạnh hơn kim loại Y. C. Ion Y 3+ có tính oxi hóa mạnh hơn ion X 2+ . D. Kim loại X khử được ion Y 2+ . Câu 17: Chất nào dưới đây là một tripeptide ? A. Val. B. Gly-Gly-Ala-Val. C. Gly-Ala-Val. D. Gly-Ala. Câu 18: Chất nào sau đây là thành phần chính của chất giặt rửa tổng hợp ? A. CH 3 [CH 2 ] 14 COONa. B. C 3 H 5 (OH) 3 . C. CH 3 [CH 2 ] 14 COOK. D. CH 3 [CH 2 ] 11 C 6 H 4 SO 3 Na. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 19 đến câu 22. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thi sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 19: Cho pin điện hóa được thiết lập bởi điện cực Zn và điện cực hydrogen (cấu tạo như hình vẽ) dung dịch Zn (aq) 1 M và dung dịch H + (aq) 1 M có thể tích bằng nhau, sức điện động chuẩn của pin đo được là 0,76 V. a) Thế điện cực chuẩn của cặp oxi hóa – khử Zn 2+ /Zn là 0,76 V. b) Pin hoạt động đến khi nồng độ Zn 2+ trong dung dịch là 1,1 M thì nồng độ H + là 0,8 M. c) Tại điện cực dương xảy ra quá trình khử ion H + (aq) thành khí H 2 . d) Phản ứng xảy ra trong pin là H 2 (g) + Zn 2+ (aq) → Zn(s) + 2H + (aq). Câu 20: Cellulose là polymer thiên nhiên, có công thức phân tử (C 6 H 10 O 5 ) n , được cấu tạo như sau: Cellulose được sử dụng làm vật liệu xây dựng (các loại đồ gỗ), sản xuất giấy, sợi tự nhiên và sợi nhân tạo. Cellulose cũng được sử dụng làm nguyên liệu để điều chế ethanol và cellulose trinitrate (dùng để chế tạo thuốc súng không khói). a) Trong cellulose, mỗi đơn vị C 6 H 10 O 5 có 3 nhóm -OH nên có thể viết công thức của cellulose là [C 6 H 7 O 2 (OH) 3 ] n b) Phân tử cellulose cấu tạo từ nhiều đơn vị α-glucose qua liên kết α-1,4-glycoside c) Từ cellulose điều chế ethanol dựa vào tính chất lên men của cellulose và diễn ra 3 phản ứng hóa học. d) Từ 1 tấn vụn gỗ điều chế được a kilogam cellulose trinitrate cần V lit dung dịch HNO 3 63%. Biết vụn gỗ chứa 60% cellulose còn lại là tạp chất trơ, hiệu suất phản ứng 90%, dung dịch HNO 3 có khối lượng riêng bằng 1,4 gam/mL. Tổng giá trị (a + V) là 1784. (Làm tròn kết quả đến hàng đơn vị). Câu 21: Geraniol là một thành phần hương liệu phổ biến, có hương hoa hồng và có thể tìm thấy trong tinh dầu hoa hồng và một số thực vật khác. Công thức của geraniol như sau:
Trang 4/5 – Mã đề 037 a) Công thức phân tử geraniol có dạng C n H 2n-3 OH. b) Tên của geraniol là cis-3,7-dimethylocta-2,6-dien-1-ol. c) Geraniol là alcohol thơm, đơn chức. d) Geranyl acetate là ester được điều chế từ geraniol theo sơ đồ phản ứng sau: CH 3 COOH + (CH 3 ) 2 C=CH-[CH 2 ] 2 -C(CH 3 )=CH-CH 2 OH (H 2 SO 4 đặc, t°) ⇋ (CH 3 ) 2 C=CH-[CH 2 ] 2 - C(CH 3 )=CH-CH 2 OOC-CH 3 + H 2 O Mỗi một chai nước hoa cỡ nhỏ (size S) với kích cỡ 50,0 ml có chứa 80% về thể tích geranyl acetate. Biết khối lượng riêng của geranyl acetate là 0,916 g/mL. Để điều chế 2940000 chai nước hoa size S cần 54,96 tấn acetic acid (hiệu suất phản ứng 60%). Câu 22: Trong công nghiệp, nhôm được điều chế bằng cách điện phân nóng chảy hỗn hợp alumina (Al 2 O 3 ) và cryolite (Na 3 AlF 6 ) còn gọi là quy trình Hall-Héroul: 2Al 2 O 3 (l) → 4Al(l) + 3O 2 (g) như hình dưới đây: a) Nhôm kim loại được tách ra tại cathode. b) Cryolite được thêm vào bể điện phân giúp tiết kiệm được năng lượng, giảm chi phí sản xuất. c) Quy trình Hall-Héroult thu được nhôm tinh khiết và oxygen tinh khiết. d) Trong quá trình điện phân, nếu đổi chiều dòng điện (anode trở thành cathode và ngược lại) thì quá trình điện phân vẫn xảy ra như trước khi đổi chiều dòng điện. PHẦN III. Câu trắc nghiệm trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 23 đến câu 28. Câu 23: Tại một nhà máy, quặng bauxite được đun nóng với dung dịch NaOH 32% ở nhiệt độ 170°C – 180°C để chuyển hóa Al 2 O 3 thành muối dễ tan theo phương trình hóa học: Al 2 O 3 + 2NaOH → 2NaAlO 2 + H 2 O Để hòa tan hết Al 2 O 3 có trong 1,5 tấn quặng bauxite (chứa 60% Al 2 O 3 theo khối lượng) cần dùng bao nhiều tấn dung dịch NaOH 32%? (làm tròn kết quả đến hàng phần mười). Câu 24: Để làm đậu phụ từ đậu tương, ban đầu người ta xay đậu tương với nước lọc và đun sôi. Sau đó, thêm nước chua vào dung dịch nước đậu tương đã được nấu chín, khi đó "óc đậu” sẽ bị kết tủa. Sau khi trải qua quá trình lọc, ép, chế biến, sẽ thu được thành phẩm đậu phụ. Nước chua có thể làm từ nước đậu phụ lên men hoặc giấm ăn. Để thu hồi đậu phụ nhanh và mịn, thay vì dùng nước chua để làm óc đậu, người ta có thể sử dụng thạch cao với hàm lượng an toàn với sức khỏe là không quá 1 g/1 kg đậu phụ. Cho các nhận xét sau: (a) Nước chua có tính acid nên làm protein trong nước đậu bị đông tụ. (b) Thành phần chính của thạch cao là calcium carbonate. (c) Bản chất sự tạo thành “óc đậu” từ nước đậu có quá trình đông tụ protein. (d) Nếu hàm lượng thạch cao vượt ngưỡng 1 g/1 kg đậu phụ thì ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe người tiêu dùng. Có bao nhiêu nhận xét đúng? Câu 25: Theo các tài liệu được công bố, đường huyết lúc đói (với người không ăn gì ít nhất 8 tiếng) sẽ được coi là nguy hiểm khi cao hơn 0,130 gam glucose/100 mL, máu ở người bệnh tiểu đường và vượt quá