PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text 11. Bàn về xử lý vi phạm pháp luật đối với người sử dụng trái phép chất ma tuý và người có hành vi liên quan - Ths. Trần Ngọc Lan Trang.pdf

1 BÀN VỀ XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI NGƯỜI SỬ DỤNG TRÁI PHÉP CHẤT MA TUÝ VÀ NGƯỜI CÓ HÀNH VI LIÊN QUAN Trần Ngọc Lan Trang* Tóm tắt Tệ nạn ma túy đang là thách thức nghiêm trọng đối với tinh thần thượng tôn pháp luật và sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia, là mối nguy hại cho cộng đồng và ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe thể chất và tinh thần của người dân. Bài viết cho thấy bức tranh tổng quan trong việc phòng ngừa và đấu tranh đối với hành vi sử dụng trái phép chất ma tuý và nhóm người có hành vi liên quan khác gồm người tổ chức sử dụng, chứa chấp, lôi kéo, cưỡng bức người khác, hỗ trợ việc sử dụng trái phép chất ma túy. Phạm vi bài viết chỉ bàn về người sử dụng mà không đồng thời thực hiện thêm một trong các hành vi mua bán, vận chuyển, sản xuất, tàng trữ trái phép chất ma tuý. Từ khoá: sử dụng trái phép chất ma tuý, tổ chức sử dụng, chứa chấp, lôi kéo, cưỡng bức người khác, hỗ trợ việc sử dụng trái phép chất ma túy. Đặt vấn đề Ngày 01/9/1997, Chủ tịch nước ban hành Quyết định1 về việc tham gia các Công ước quốc tế về kiểm soát ma tuý gồm Công ước thống nhất về các chất ma tuý năm 1961, Công ước về chất hướng thần năm 1971 và Công ước về chống buôn bán bất hợp pháp các chất ma tuý và chất hướng thần năm 1988. 2 Từ đó đến nay, Việt Nam đã dần nội luật hoá các hành vi vi phạm liên quan đến ma tuý và hình thức xử phạt từ các Công ước này vào Luật phòng, chống ma tuý, Bộ luật Hình sự và các văn bản khác. Theo thống kê của Bộ Công an tính đến năm 2023, cả nước có gần 23 nghìn người nghiện, người sử dụng trái phép chất ma tuý và người đang quản lý sau cai nghiện có hồ sơ quản lý, trong đó khoảng 60% người sử dụng ma tuý lần đầu trong độ tuổi từ 15 đến 25 tuổi, nhiều trường hợp có độ tuổi nhỏ từ 13 đến 15 tuổi. Ngoài ra, trong tổng số 95% người sử dụng ma tuý tổng hợp thì có tới 70-75% người trong độ tuổi từ 17 đến 35 tuổi, chiếm tỷ * Thạc sĩ, Giảng viên Khoa Luật Hình sự, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh. 1 Nguồn: Trang thông tin tương trợ tư pháp, Toà án nhân dân tối cao [https://tttp.toaan.gov.vn/webcenter/portal/tttp/dieu-uoc?mucHienThi=1002908] (truy cập 02.9.2024) 2 United Nations Single Convention on Narcotic Drugs, 1961. United Nations Convention on Psychotropic Substrances, 1971. United Nations Convention against Illicit Traffic in Narcotic Drugs and Psychotropic Substances, 1988.
2 lệ lớn là thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên. 3 Tình trạng này là nguyên nhân chính làm tăng số lượng người nghiện4 , người sử dụng trái phép chất ma tuý5 và dẫn đến tình hình phức tạp về tội phạm ma tuý trên địa bàn cả nước. Một trong những nguyên nhân chính xuất phát từ việc thiếu hiểu biết của người sử dụng ma tuý về tác hại và hành vi vi phạm pháp luật. 1. Xử lý vi phạm pháp luật đối với người sử dụng trái phép chất ma tuý Theo quy định tại các Công ước quốc tế về kiểm soát ma tuý mà Việt Nam là thành viên, hành vi sử dụng trái phép chất ma tuý không phải là một trong những hành vi vi phạm liên quan đến ma tuý mà quốc gia thành viên phải hình sự hoá.6 Trước đây, Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 1999 quy định tội phạm và xử lý hình sự đối với người sử dụng trái phép chất ma tuý tại Điều 199 với mức phạt tù đến 05 năm. Tuy nhiên, thực tiễn thi hành BLHS năm 1999 cho thấy các Toà án chưa đưa ra xét xử một cách độc lập về tội danh “sử dụng trái phép chất ma tuý” và các cơ quan tư pháp đều đề nghị bỏ tội danh này trong Bộ luật.7 Do đó, từ lần sửa đổi BLHS năm 1999 vào năm 2009 đến BLHS năm 2015 này, hành vi sử dụng trái phép chất ma tuý không bị xem là tội phạm. Ngoài ra, trường hợp người sử dụng trái phép chất ma tuý có hành vi cất giấu để sử dụng (không nhằm mục đích mua bán, vận chuyển, sản xuất), nếu chất ma tuý đó đủ định lượng8 thì bị xử lý hình sự về Tội tàng trữ 3 Minh Anh, “Bảo vệ giới trẻ trước hiểm hoạ của các loại ma tuý mới”, https://pcmatuy.bocongan.gov.vn/tin-tuc/articleType/ArticleView/articleId/1609/bo-v-gii-tr-trc-him-ha-ca- cc-loi-ma-tu-mi, truy cập ngày 15/9/2024. 4 Theo khoản 12 Điều 2 Luật phòng, chống ma tuý năm 2021: Người nghiện ma túy là người sử dụng chất ma túy, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần và bị lệ thuộc vào các chất này. 5 Theo khoản 10 Điều 2 Luật phòng, chống ma tuý năm 2021: Người sử dụng trái phép chất ma tuý là người có hành vi sử dụng chất ma túy mà không được sự cho phép của người hoặc cơ quan chuyên môn có thẩm quyền và xét nghiệm chất ma túy trong cơ thể có kết quả dương tính. 6 Cụ thể tại các Điều 36 Công ước thống nhất về các chất ma tuý năm 1961; Điều 22 Công ước về chất hướng thần năm 1971 và Điều 3 Công ước về chống buôn bán bất hợp pháp các chất ma tuý và chất hướng thần năm 1988. 7 Hải Anh, “Sẽ bỏ tội sử dụng trái phép chất ma tuý trong Bộ luật Hình sự năm 1999”, https://moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/van-ban-chinh-sach-moi.aspx?ItemID=529, truy cập ngày 20/9/2024. 8 Trích khoản 1 Điều 249 BLHS năm 2015: b) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 01 gam đến dưới 500 gam; c) Heroine, Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA hoặc XLR-11 có khối lượng từ 0,1 gam đến dưới 05 gam; d) Lá cây côca; lá khát (lá cây Catha edulis); lá, rễ, thân, cành, hoa, quả của cây cần sa hoặc bộ phận của cây khác có chứa chất ma túy do chính phủ quy định có khối lượng từ 01 kilôgam đến dưới 10 kilôgam; đ) Quả thuốc phiện khô có khối lượng từ 05 kilôgam đến dưới 50 kilôgam; e) Quả thuốc phiện tươi có khối lượng từ 01 kilôgam đến dưới 10 kilôgam; g) Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng từ 01 gam đến dưới 20 gam; h) Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích từ 10 mililít đến dưới 100 mililít;
3 trái phép chất ma tuý tại Điều 249 BLHS năm 2015 với mức hình phạt tù từ 01 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân. Theo Luật phòng, chống ma tuý năm 2021, sử dụng trái phép chất ma tuý là một trong những hành vi bị nghiêm cấm.9 Người sử dụng trái phép chất ma tuý sẽ bị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ra quyết định áp dụng biện pháp quản lý trong thời hạn 01 năm. Biện pháp này không phải là biện pháp xử lý hành chính mà là biện pháp phòng ngừa nhằm giúp người sử dụng trái phép chất ma túy không tiếp tục sử dụng trái phép chất ma túy, phòng ngừa các hành vi vi phạm pháp luật của họ. 10 Theo Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020) người sử dụng trái phép chất ma túy là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi (đã 02 lần bị xử phạt vi phạm hành chính và bị lập biên bản vi phạm hành chính tại lần vi phạm thứ ba) được áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình thay thế xử lý vi phạm hành chính11 trong thời hạn từ 03 đến 06 tháng, khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:12 a) Tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi về hành vi vi phạm của mình; b) Gia đình có nguồn thu nhập ổn định; có chỗ ở để người chưa thành niên sống cùng cha, mẹ hoặc người giám hộ; có điều kiện phối hợp với cá nhân, cơ quan, tổ chức hữu quan trong việc giáo dục, quản lý người chưa thành niên; c) Cha, mẹ hoặc người giám hộ có nhân thân tốt, tự nguyện nhận trách nhiệm quản lý người chưa thành niên tại gia đình; có thời gian để giáo dục, quản lý, động viên, khuyến khích, tạo điều kiện để người chưa thành niên tham gia các chương trình học tập hoặc dạy nghề; các chương trình tham vấn, phát triển kỹ năng sống phù hợp được tổ chức tại địa phương; d) Có bản cam kết của cha, mẹ hoặc người giám hộ. Theo Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020) người sử dụng trái phép chất ma túy có thể bị áp dụng một trong các hình thức sau: - Thứ nhất là, phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng; 13 9 Khoản 5 Điều 5 Luật phòng, chống ma tuý năm 2021. 10 Điều 23 Luật phòng, chống ma tuý năm 2021. 11 Điều 140 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, khoản 70 Điều 1 Luật xử lý vi phạm hành chính sửa đổi năm 2020. 12 Điều 6 Nghị định 120/2021/NĐ-CP ngày 24/12/2021 quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn (Nghị định 120/2021/NĐ-CP). 13 Theo quy định tại khoản 1 Điều 23 Nghị định 144/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình (Nghị định 144/2021/NĐ-CP).
4 - Thứ hai là, biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người sử dụng trái phép chất ma túy là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi (đã 02 lần bị xử phạt vi phạm hành chính và bị lập biên bản vi phạm hành chính tại lần vi phạm thứ ba);14 - Thứ ba là, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với người sử dụng trái phép chất ma tuý là người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên15 trong thời hạn từ 12 đến 24 tháng16 nếu thuộc một trong các trường hợp sau:17 1. Không đăng ký, không thực hiện hoặc tự ý chấm dứt cai nghiện ma túy tự nguyện; 2. Trong thời gian cai nghiện ma túy tự nguyện bị phát hiện sử dụng trái phép chất ma túy; 3. Người nghiện ma túy các chất dạng thuốc phiện không đăng ký, không thực hiện hoặc tự ý chấm dứt điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế hoặc bị chấm dứt điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế do vi phạm quy định về điều trị nghiện; 4. Trong thời gian quản lý sau cai nghiện ma túy mà tái nghiện. Biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc có thể áp dụng đối với người nghiện ma tuý từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi trong thời hạn từ 06 đến 12 tháng. Biện pháp này do Tòa án nhân dân cấp huyện quyết định và không phải là biện pháp xử lý hành chính.18 Như vậy, tuy hành vi sử dụng trái phép chất ma tuý không bị xem là tội phạm nhưng vẫn là hành vi bị nghiêm cấm theo Luật phòng, chống ma tuý. Tuỳ thuộc vào mức độ sử dụng ma tuý (để xác định đối tượng nghiện ma tuý), độ tuổi, người có hành vi này bị áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình thay thế xử lý vi phạm hành chính; hoặc một trong các biện pháp xử lý hành chính là cảnh cáo, phạt tiền, giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Ngoài ra, người sử dụng trái phép chất ma tuý có hành vi cất giấu để sử dụng mà không nhằm mục đích mua bán, vận chuyển, sản xuất, nếu chất ma tuý đó đủ định lượng thì bị xử lý hình sự về Tội tàng trữ trái phép chất ma tuý. 2. Xử lý vi phạm pháp luật đối với nhóm người có liên quan đến người sử dụng trái phép chất ma tuý 14 Theo điểm đ khoản 2 Điều 5 Nghị định số 120/2021/NĐ-CP. 15 Điều 96 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020). 16 khoản 2 Điều 95 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020). 17 Điều 32 Luật phòng, chống ma tuý năm 2021. 18 Khoản 3, 4 Điều 33 Luật phòng, chống ma tuý năm 2021.

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.