Content text 126 - Thi thử THPT 2025.docx
1. KHUNG MA TRẬN - Thời điểm kiểm tra: Hoàn thành chương trình cấp THPT. - Thời gian làm bài: 50 phút. - Hình thức kiểm tra: Trắc nghiệm 100%. - Cấu trúc: + Mức độ đề: Biết: 27,5%; Hiểu: 40%; Vận dụng: 32,5%. + Dạng I: trắc nghiệm chọn 1 phương án: 4,5 điểm (gồm 18 câu hỏi (18 ý): Biết: 13 câu, Hiểu: 1 câu, vận dụng: 4 câu), mỗi câu 0,25 điểm; + Dạng II: trắc nghiệm đúng sai: 4,0 điểm (gồm 4 câu hỏi (16 ý): Biết: 3 ý, Hiểu: 7 ý, vận dụng: 6 ý); đúng 1 ý 0,1-2 ý 0,25-3 ý 0,5–4 ý 1 điểm. + Dạng III: trắc nghiệm trả ời ngắn: 1,5 điểm (gồm 6 câu hỏi (6 ý): nhận biết: 0 câu, thông hiểu: 4 câu, vận dụng: 2 câu), mỗi câu 0,25 điểm: MA TRẬN SỐ 1: THEO ĐỀ THAM KHẢO THPT CỦA BỘ NĂM 2024-2025 Lớp Chương Chuyên đề Phần I Phần II Phần III Biết (8 câu) Hiểu (6 câu) VD (4 câu) Biết (3 ý) Hiểu (8 ý) VD (5 ý) Biết (0 ý) Hiểu (2 câu) VD (4 câu) 10 0,5đ (5%) Chương 3 Câu 5 Chương 4 Câu 5 11 1,5đ (15%) Chương 2 Câu 8 Chương 3 Câu 9 Chương 4 Câu 13 Câu 3b Câu 3c Câu 3d 12 8đ (80%) Chương 1 Câu 10 Câu 14 Câu 3a Chương 2 Câu 12 Câu 2a Câu 2d Câu 2b Câu 2c Câu 3 Câu 2 Chương 3 Câu 15 Câu 11 Câu 16 Câu 4 Chương 4 Câu 3 Câu 7 Chương 5 Câu 17 Câu 18 Câu 1c Câu 1a Câu 1d Câu 1b Chương 6 Câu 1 Câu 4 Câu 1 Chương 7 Câu 2 Câu 6
Chương 8 Câu 4a Câu 4b Câu 4c Câu 4d Câu 6 Biết chiếm 27,5% ; Hiểu chiếm 40% ; Vận Dụng chiếm 32,5% Ghi chú: Các con số trong bảng thể hiện số lượng lệnh hỏi. Mỗi câu hỏi tại phần I và phần III là một lệnh hỏi; mỗi ý hỏi tại Phần II là một lệnh hỏi.
2. MẪU TRÌNH BÀY ĐỀ ĐỀ THI THỬ THPT NĂM HỌC 2024 - 2025 MÔN HÓA HỌC LỚP 12 Thời gian làm bài 50 phút PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn 1 phương án. Câu 1 (biết): Aluminium ((Nhôm - Al) là nguyên tố phổ biến thứ ba (sau oxyen và silicon) và là kim loại phổ biến nhất trong vỏ Trái Đất. Nhôm chiếm khoảng 17% khối lớp rắn của Trái Đất. Trong tự nhiên, quặng chính chứa nhôm là bauxite và quặng này là nguyên liệu chính để sản xuất nhôm trong công nghiệp. Thành phần chính của quặng bauxite là A. Na 3 AlF 6 . B. Al 2 O 3 .2H 2 O. C. KAl(SO 4 ) 2 .12H 2 O. D. K 2 O.Al 2 O 3 .6SiO 2 . Câu 2 (biết): Bột nở baking powder có thành phần gồm baking soda kết hợp với tinh bột ngô và một số muối vô cơ khác, có tác dụng làm cho bánh nở xốp, bông mềm. Phản ứng hoá học nào sau đây của bột nở xảy ra làm cho bánh nở xốp? A. 2NaHCO 3 + Ca(OH) 2 Na 2 CO 3 + CaCO 3 + H 2 O. B. Na 2 CO 3 + Ca(OH) 2 2NaHCO 3 + CaCO 3 . C. NaHCO 3 + HCl NaCl + CO 2 + H 2 O. D. 2NaHCO 3 Na 2 CO 3 + H 2 O + CO 2 . Câu 3 (biết): Một loại polymer rất bền với nhiệt và acid, được tráng lên "chảo chống dính". Tên của polymer này là A. Plexiglas – poly(methyl methacrylate). B. Poly(phenol – formaldehyde) (PPF). C. Teflon – poly(tetrafloroethylene). D. Poly(vinyl chloride) (nhựa PVC). Câu 4 (biết): Trường hợp nào sau đây kim loại bị phá huỷ chủ yếu do ăn mòn hoá học? A. Thiết bị làm bằng thép trong lò đốt lâu ngày bị phá huỷ. B. Thép xây dựng bị gỉ khi để lâu ngày trong không khí ẩm. C. Ống nước làm bằng gang bị gỉ khi chôn dưới đất lâu ngày. D. Vỏ tàu biển làm bằng thép bị gỉ sau một thời gian sử dụng. Câu 5 (hiểu): Dãy các chất nào dưới đây mà tất cả các phân tử đều có liên kết cộng hóa trị không phân cực? A. N 2 , CO 2 , Cl 2 , H 2 . B. N 2 , Cl 2 , H 2 , HCl. C. N 2 , HI, Cl 2 , CH 4 . D. Cl 2 , O 2 , N 2 , F 2 . Câu 6 (hiểu): X và Y là các hợp chất vô cơ của một kim loại kiềm, có nhiều ứng dụng trong thực tế và khi đốt nóng ở nhiệt độ cao trên đèn khí cho ngọn lửa màu vàng. Biết chúng thoả mãn các sơ đồ sau: X + NaOH → Y + H₂O; X 0t Y. Y là chất nào sau đây? A. NaOH. B. K 2 CO 3 . C. Na 2 CO 3 . D. NaHCO 3 . Câu 7 (vận dụng): Cho các phát biểu sau: (1) Tơ viscose, tơ acetate đều thuộc loại tơ tổng hợp. (2) Polyethylene và poly(vinyl chloride) là sản phẩm của phản ứng trùng hợp. (3) Tơ nylon-6,6 được điều chế từ hexamethylendiamine và stearic acid. (4) Cao su thiên nhiên không tan trong nước cũng như trong xăng, benzene. (5) Tơ nitron (olon) được tổng hợp từ vinyl cyanide (acrylonitrile). Số phát biểu đúng là A. 4. B. 3. C. 5. D. 2. Câu 8 (vận dụng): Để nhận biết ion ammonium trong 1 loại phân đạm có thành phần chính là ammonium chloride, có thể làm thí nghiệm nào sau đây? A. Đun nóng mẫu phân đạm trên, thấy thoát ra khí có mùi khai. B. Đun nóng mẫu phân đạm trên với dung dịch NaOH 20%, khí thoát ra làm xanh giấy quỳ tím ẩm.
C. Hòa tan mẫu phân đạm trên trong nước, thấy tan hoàn toàn. D. Đun nóng mẫu phân đạm trên thấy bốc khói màu trắng. Câu 9 (hiểu): Phổ khối lượng (MS) là phương pháp hiện đại để xác định phân tử khối của các hợp chất hữu cơ. Kết quả phân tích phổ khối lượng cho thấy phân tử khối của hợp chất hữu cơ X là 60. Chất X có thể là A. ethanol. B. acetic acid. C. ethyl acetate. D. dimethylamine. Câu 10 (biết): Để sản xuất bơ thực vật (chất béo rắn) từ dầu thực vật (chất béo lỏng) có thể thực hiện phản ứng nào sau đây? A. Hydrogen hóa acid béo. B. Xà phòng hóa chất béo lỏng. C. Hydrogen hóa chất béo lỏng. D. dehydrogen hóa chất béo lỏng. Câu 11 (hiểu): Số nguyên tử N trong phân tử Gly-Ala-Val-Gly-Ala là A. 5. B. 4. C. 3. D. 6. Câu 12 (biết): Carbohydrate nào dưới đây không có nhóm -OH hemiacetal (hoặc hemiketal)? A. Glucose. B. Fructose. C. Saccharose. D. Maltose. Câu 13 (vận dụng): Phương trình hóa học của phản ứng bromine hóa ethylene là: CH 2 =CH 2 + Br 2 CH 2 Br-CH 2 Br Giai đoạn (1) trong cơ chế của phản ứng trên xảy ra như sau: Nhận định nào sau đây không đúng? A. Phản ứng bromine hóa ethylene là phản ứng cộng. B. Trong giai đoạn (1) có sự phân cắt liên kết . C. Trong giai đoạn (1) có sự hình thành liên kết . D. Trong phân tử sản phẩm tạo thành có 6 liên kết . Câu 14 (biết): Ethyl propionate là ester có mùi thơm của dứa. Công thức của ethyl propionate là A. HCOOC 2 H 5 . B. C 2 H 5 COOC 2 H 5 . C. C 2 H 5 COOCH 3 . D. CH 3 COOCH 3 . Câu 15 (biết): Số đồng phân cấu tạo amine bậc một ứng với công thức phân tử C 3 H 9 N là A. 1. B. 2. C. 4. D. 3. Câu 16 (vận dụng): Tiến hành thí nghiệm sau: - Bước 1: Cho vào ống nghiệm 2 ml nước cất. - Bước 2: Nhỏ tiếp vài giọt anilin vào ống nghiệm, sau đó nhúng giấy quỳ tím vào dung dịch trong ống nghiệm. - Bước 3: Nhỏ tiếp 1 ml dung dịch HCl đặc vào ống nghiệm. Cho các phát biểu sau: (a) Sau bước 2, dung dịch bị vẩn đục. (b) Sau bước 2, giấy quỳ tím chuyển thành màu xanh. (c) Sau bước 3, dung dịch thu được trong suốt. (d) Sau bước 3, trong dung dịch có chứa muối phenylamoni clorua tan tốt trong nước. (e) Ở bước 3, nếu thay HCl bằng Br 2 thì sẽ thấy xuất hiện kết tủa màu vàng. Số phát biểu đúng là A. 3. B. 5. C. 2. D. 4. Câu 17 (hiểu): Một pin Galvani như hình vẽ