Content text HĐTN 7-TUẦN 1.docx
Năm học: 2022-2023 HĐTN 7 Tr 1 Ngày soạn:1/9/2022 CHỦ ĐỀ 1: EM VỚI NHÀ TRƯỜNG Sau chủ đề này, HS: -Phát triển được mối quan hệ hoà đổng với bạn bè, thầy cô và hài lòng về các mối quan hệ này. -Hợp tác được với bạn bè, thầy cô để thực hiện các nhiệm vụ chung và giải quyết được những vấn đề nảy sinh. -Giới thiệu được những nét nổi bật, tự hào về nhà trường. -Tham gia hoạt động giáo dục theo chủ đề của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, của nhà trường. -Rèn luyện được năng lực giao tiếp, hợp tác, tự chủ; phẩm chất nhân ái, trách nhiệm. TIẾT 1: SINH HOẠT DƯỚI CỜ KHAI GIẢNG NĂM HỌC MỚI I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Sau khi tham gia hoạt động này, HS: -Nêu được ý nghĩa của ngày khai giảng. -Thể hiện được cảm xúc vui vẻ, tự tin và có ấn tượng tốt về ngày khai giảng. -Rèn luyện ý thức tổ chức kỉ luật, kĩ năng giao tiếp, phẩm chất nhân ái, trách nhiệm. 2. Năng lực: - Năng lực chung: -Giao tiếp, hợp tác, tự chủ, tự học - Năng lực riêng: -Rèn luyện ý thức tổ chức kỉ luật, kĩ năng giao tiếp . 3. Phẩm chất: nhân ái, trung thực, trách nhiệm. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với TPT, BGH và GV: -Thành lập BTC ngày lễ khai giảng. -Phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong BTC. -Xây dựng kịch bản chương trình lễ khai giảng. -Thành lập đội nghi lễ của trường: đội trổng, đội cờ. -Gửi giấy mời các đại biểu tham dự lễ khai giảng. -Chuẩn bị cơ sở vật chất, phương tiện kĩ thuật để tổ chức lễ khai giảng. 2. Đối với HS: -Chuẩn bị trang phục, hoa, cờ theo sự hướng dẫn của giáo viên chủ nhiệm (GVCN). -Tập các tiết mục văn nghệ chào mừng ngày khai giảng. -Tập dượt nghi lễ khai giảng. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU) a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS trước khi diễn ra buổi lễ khai giảng chào mừng năm học mới. b. Nội dung: HS ổn định vị trí chỗ ngồi, đội văn nghệ thể hiện tiết mục mở màn. c. Sản phẩm: HS trình bày. d. Tổ chức thực hiện: - GV chủ nhiệm yêu cầu HS của lớp mình chuẩn chỉnh trang phục, ổn định vị trí, hưởng ứng tiết mục văn nghệ chào mừng lễ khai giảng. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC TUẦN 01
Năm học: 2022-2023 HĐTN 7 Tr 2 Hoạt động 1: Tổ chức lễ khai giảng a. Mục tiêu: - Nhận thức được ý nghĩa của ngày khai giảng và cảm thấy tự hào, hạnh phúc khi được thầy cô, các anh chị chào đón. - Tự tin tham gia lễ khai giảng và có ấn tượng tốt đẹp về ngày khai giảng. b. Nội dung: GV cùng BGH tổ chức lễ khai giảng, HS trật tự, chú ý lắng nghe, quan sát. c. Sản phẩm: Trình tự diễn ra buổi lễ khai giảng. d. Tổ chức thực hiện: - GV cùng BCH tổ chức trình tự lần lượt các nghi lễ của buổi lễ khai giảng: 1. Đón tiếp đại biểu 2. Lễ điều hành: Rước cờ, ảnh Bác, các đội danh dự, đại diện các khối lớp. 3. Lễ đón HS lớp 6: HS lớp 6 được tập trung ở địa điểm thuận lợi cho việc di chuyển, tay cầm cờ, hoa. Theo lời giới thiệu của người dẫn chương trình, GVCN và đại diện HS lớp 8 hoặc 9 dắt tay, hướng dẫn các em HS lớp 6 đi vào trên nền nhạc đến vị trí ngồi quy định. HS lớp 6 tự tin, vui tươi đi theo hàng, vẫy cờ chào thầy cô và các anh chị trong trường khi đi qua khán đài. 4. Lễ chào cờ 5. Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu đến dự lễ khai giảng. 6. Đại diện cán bộ địa phương đọc thư của Chủ tịch nước gửi GV và HS nhân ngày khai rường. Khi nghe đọc thư, toàn trường đứng nghiêm. 7. Hiệu trưởng nhà trường đọc diễn văn khai giảng và đánh trống khai trường. Trong diễn văn có điểm qua thành tích lớn của trường trong năm học trước, nêu chủ để và phát động thi đua năm học mới, tuyên bố khai giảng, lời chào mừng các em HS lớp 6. Sau khi tuyên bố khai giảng năm học mới, hiệu trưởng đánh trống khai trường (kèm theo lời bình nếu có). 8. Đại diện GV phát biểu thể hiện sự hưởng ứng và cam kết thi đua trong năm học mới. 9. Đại điện HS cam kết thi đua học tập và rèn luyện tốt; đại diện HS lớp 6 phát biểu cảm tưởng được đón chào và học ở ngôi trường THCS. 10. Đại biểu chúc mừng GV và HS. 11. Tặng quà cho HS có hoàn cảnh khó khăn trong trường (nếu có). Hoạt động 2: Văn nghệ chào mừng ngày khai giảng a. Mục tiêu: Thể hiện được cảm xúc vui vẻ, hảo hứng đón chào năm học mới. b. Nội dung: Chương trình văn nghệ có thể linh hoạt đầu, sau tiếng trống khai trường hoặc cuối chương trình. c. Sản phẩm: Thưởng thức các tiết mục văn nghệ. d. Tổ chức thực hiện: - Đội văn nghệ của trường và các tiết mục văn nghệ đặc sắc của các lớp lần lượt biểu diễn. - Đại biểu, thầy cô và học sinh cùng hưởng ứng nhiệt tình tạo nên không khí vui tươi của ngày khai giảng năm học mới. C. HOẠT ĐỘNG TIẾP NỐI a. Mục tiêu: HS thực hiện kí cam kết b. Nội dung: GV chủ nhiệm và cán bộ lớp c. Sản phẩm: Hs kí cam kết d. Tổ chức thực hiện: - HS các lớp cam kết thi đua học tập và rèn luyện trong năm học - Phát huy truyền thống nhà trường và kính thầy, yêu bạn TIẾT 2.
Năm học: 2022-2023 HĐTN 7 Tr 4 c. Sản phẩm: HS đưa ra được điểm tốt và điểm chưa tốt của bản thân về sự hòa đồng giữa mình với thầy cô và các bạn trong lớp, chia sẻ trước lớp. d.Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Nhiệm vụ 1. Chia sẻ những điểm tốt và chưa tốt về sự hòa đồng với thầy cô và bạn bè. Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành các nhóm 4 – 6 người và hướng dẫn: Mỗi HS sử dụng 2 tờ giấy màu (hai màu khác nhau), một màu ghi những điểm tốt, màu còn lại ghi những điểm chưa tốt về sự hòa đồng giữa mình với thầy cô và với các bạn trong lớp. Ghi chép xong thì dán các giấy hớ vào 1 tờ giấy chung của nhóm (A1, A2...). Những tấm giấy nào có đặc điểm giống nhau thì nhấc ra khỏi tờ giấy chung. - GV yêu cầu đặc tên cho sản phẩm của nhóm mình và treo sản phẩm lên bảng Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS hình thành nhóm, phân công và thực hiện nhiệm vụ của bản thân. Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện hoạt động - GV tổ chức cho HS trình bày kết quả hoạt động nhóm. Nhắc HS trong lớp chú ý quan sát, lắng nghe bạn trình bày. Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét kết quả chia sẻ của các nhóm. GV hệ thống lại những điểm tốt và chưa tốt về sự hòa đồng với thầy cô và các bạn của HS Nhiệm vụ 2. Thảo luận về cách phát triển mối quan hệ hòa đồng với thầy cô và các bạn Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV cho HS thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi: Tìm cách phát triển mối quan hệ hòa đồng với thầy cô giáo và các bạn? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS liên hệ bản thân, thảo luận tìm ra đáp án - GV quan sát, hỗ trợ HS trong quá trình thảo luận Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện hoạt động - GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả - GV yêu cầu HS nêu những điều rút ra được qua phần trình bày của các nhóm và các cá nhân. Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV tổng hợp nội dung các nhóm trình bày và kết luận: Để phát triển được mối quan hệ hòa động với thầy cô và các bạn, mỗi chúng ta cần luôn tôn trọng, lắng nghe và thấu hiểu ý kiến của thầy cô và các bạn; khi gặp khó khăn nên trò chuyện, tâm sự, chia sẻ, hỏi ý kiến thầy cô; phát ngôn tích cực, giao tiếp cởi mở, cùng học, cùng tham gia các hoạt động với bạn; nhường nhịn, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ; khiêm tốn học hỏi thầy cô và các bạn; tôn trọng sự khác biệt... Các đặc điểm tính cách của thầy cô và các bạn trong lớp rất đa dạng, phong 1. Tìm hiểu cách phát triển mối quan hệ hòa đồng với thầy cô và các bạn * Điểm tốt và chưa tốt của HS về mối quan hệ với thầy cô và các bạn: - Điểm tốt: tôn trọng, lắng nghe ý kiến, trò chuyện, tâm sự, chia sẻ... - Điểm chưa tốt: vô tâm, ngại nói chuyện, không chia sẻ... * Cách phát triển mối quan hệ hòa đồng với thầy cô, các bạn - Trò chuyện, tâm sự, chia sẻ với thầy cô về những khó khăn của bản thân. - Cùng học, cùng tham gia các hoạt động với bạn bè. - Phát ngôn tích cực, giao tiếp cởi mở, - Nhường nhịn, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. - Khiêm tốn học hỏi thầy cô giáo và các bạn.