Content text Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Ngữ Văn - Đề 16 - File word có lời giải.doc
1 ĐỀ THI THỬ CHUẨN CẤU TRÚC ĐỀ 16 (Đề thi có 04 trang) KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2025 MÔN: NGỮ VĂN Thời gian làm bài 120 phút; không kể thời gian phát đề Họ và tên thí sinh:…………………………………. Số báo danh: ………………………………………. I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) Đọc văn bản sau: Có ai cưỡi ngựa về Kinh Bắc Tôi gửi nhờ đem hộ lá thư? Trời hỡi! Ốm nằm trong quán trọ Bạn bè còn lại mấy bài thơ... Trông qua song cửa: trời vàng úa Mấy lá bàng rơi nhắc nhở thu! Chiều ốm cũng đang chầm chậm xuống Sương mù chìm lẫn lá vàng thưa. Hỡi người cưỡi ngựa về Kinh Bắc Tôi gửi thư đưa hộ mẹ già Cố thét song lời tôi yếu quá Ngựa đều chân chạy, nhạc càng xa. 14-10-1941 (Ai về Kinh Bắc, Văn Cao, theo www.thivien.net) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. Chỉ ra dấu hiệu nhận biết thể thơ của văn bản. Câu 2. Xác định những từ ngữ, hình ảnh diễn tả trạng thái của nhân vật trữ tình. Câu 3. Trình bày hiệu quả của việc sử dụng biện pháp nhân hóa trong khổ thơ thứ hai của văn bản. Câu 4. Nhận xét hình ảnh biểu tượng người cưỡi ngựa về Kinh Bắc trong văn bản. Câu 5. Từ nội dung văn bản, anh/ chị hãy bày tỏ suy nghĩ về vai trò của những điểm tựa tinh thần với con người. (Trình bày khoảng 5-7 dòng) II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích mạch cảm xúc trong văn bản Ai về Kinh Bắc ở phần Đọc hiểu. Câu 2. (4,0 điểm) Mạng xã hội là công cụ để kết nối những người trẻ, nhưng cũng tạo nên khoảng cách giữa họ. Từ góc nhìn của người trẻ, anh/chị hãy viết bài văn nghị luận (600 chữ) trình bày suy nghĩ về vấn đề trên.
2 HƯỚNG DẪN CHẤM Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 4,0 1 - Thể thơ: 7 chữ - Dấu hiệu: mỗi dòng thơ trong bài đều có 7 chữ. 0,5 2 Từ ngữ, hình ảnh diễn tả trạng thái của nhân vật trữ tình - Ốm nằm trong quán trọ - Bạn bè còn lại mấy bài thơ - Lời tôi yếu quá 0,5 3 - Biện pháp nhân hóa trong khổ thơ thứ 2: Mấy lá bàng rơi nhắc nhở thu; chiều ốm - Tác dụng: + Làm tăng sức gợi hình gợi cảm khiến lời thơ thêm sinh động, hấp dẫn + Khắc sâu hình ảnh thiên nhiên tàn úa và thấm đẫm nỗi buồn, nhuốm màu cảm xúc, tâm trạng của nhân vật trữ tình. + Thể hiện nỗi buồn, cô đơn, mệt mỏi của nhân vật trữ tình. 1,0 4 - Hình ảnh biểu tượng người cưỡi ngựa về Kinh Bắc: + Xuất hiện hai lần trong khổ đầu và cuối bài thơ. Là đối tượng để nhân vật trữ tình gửi gắm tâm tư, tình cảm cùng nỗi nhớ quê, nhớ mẹ da diết. + Là biểu tượng cho khát vọng được trở về chốn bình yên, nơi con người tìm thấy điểm tựa trong tâm hồn. + Hình ảnh người cưỡi ngựa về Kinh Bắc gần gũi, ấm áp; là sợ dây kết nối con người với gia đình, quê hương; tạo ấn tượng sâu đậm cho người đọc. 1,0 5 - Thí sinh xác định nội dung của đoạn trích. - Từ đó thí sinh viết đoạn văn nêu suy nghĩ về vai trò của những điểm tựa tinh thần + Hình thức: khoảng 5-7 dòng + Nội dung: Điểm tựa tinh thần là những giá trị về mặt tinh thần, cảm xúc đem lại cho con người giúp họ có động lực hơn để vượt qua khó khăn trong cuộc sống 1,0 II LÀM VĂN 6,0 1 Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích mạch cảm trong của văn bản Ai về Kinh Bắc trong/ ở phần Đọc hiểu. 2,0 a. Xác định được yêu cầu về hình thức và dung lượng của đoạn văn Bảo đảm yêu cầu về hình thức và dung lượng của đoạn văn (khoảng 200 chữ). Thí sinh có thể triển khai đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng phân hợp, móc xích, song hành. 0,25 b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: mạch cảm xúc của văn bản Ai về Kinh Bắc trong phần Đọc hiểu. 0,25
3 c. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu Lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp, kết hợp chặt chẽ lí lẽ và dẫn chứng trên cơ sở đảm bảo các nội dung sau: + Khao khát kết nối và lòng mong mỏi gửi gắm nỗi lòng đến quê hương, nơi có mẹ già đang chờ đợi của nhân vật trữ tình với câu hỏi đầy da diết mở đầu bài thơ. (Có ai cưỡi ngựa về Kinh Bắc/Tôi gửi nhờ đem hộ lá thư?) + Sự đơn độc, sự mỏi mệt của nhân vật trữ tình trong cảnh ốm đau, xa quê được nhấn mạnh qua bức tranh thiên nhiên tĩnh lặng, u ám. (trời vàng úa, chiều ốm, sương mù chìm lẫn lá vàng thưa) + Nhân vật trữ tình còn bày tỏ nỗi thất vọng và sự bất lực trong câu cuối cùng. (Cố thét song lời tôi yếu quá/Ngựa đều chân chạy, nhạc càng xa) -> Sự đối lập giữa khát khao kết nối và thực tại xa cách tạo nên một mạch cảm xúc sâu lắng và thấm thía. 1.0 d. Diễn đạt: Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu trong đoạn văn 0,25 e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. 0,25 2 Mạng xã hội là công cụ để kết nối những người trẻ, nhưng cũng tạo nên khoảng cách giữa họ. Từ góc nhìn của người trẻ, anh/chị hãy viết bài văn nghị luận (600 chữ) trình bày suy nghĩ về vấn đề trên. 4,0 a. Đảm bảo bố cục và dung lượng bài văn nghị luận xã hội Bảo đảm yêu cầu về bố cục và dung lượng (600 chữ) của bài văn 0,25 b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận Tác động của mạng xã hội với những người trẻ 0,5
4 c. Viết được bài văn đảm bảo các yêu cầu Lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp, kết hợp nhuần nhuyễn lí lẽ và dẫn chứng; trình bày được hệ thống ý phù hợp với bố cục bài văn nghị luận. Có thể triển khai theo hướng: * Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận * Thân bài - Giải thích: Mạng xã hội là một nền tảng trực tuyến cho phép mọi người tạo lập tài khoản, kết nối, chia sẻ thông tin, hình ảnh, video và tương tác với nhau qua các bình luận, lượt thích, tin nhắn, và nhiều công cụ khác. Các mạng xã hội phổ biến hiện nay như Facebook, Instagram, Twitter, TikTok, Zalo,.. - Bàn luận: + Cuộc sống ngày càng phát triển, sự phát triển của mạng xã hội là một tất yếu. Người trẻ luôn nhạy cảm với những điều mới mẻ. Vì thế, mạng xã hội tác động mạnh mẽ tới đời sống của giới trẻ. + Mạng xã hội là công cụ kết nối giới trẻ: . Mạng xã hội đã giúp các bạn trẻ có thể dễ dàng giao lưu với bạn bè từ mọi nơi trên thế giới, mở rộng mạng lưới quan hệ mà không bị hạn chế bởi không gian hay thời gian tạo cơ hội để học hỏi văn hóa, ngôn ngữ, mở rộng tư duy và phát triển bản thân. . Mạng xã hội là nơi để những bạn trẻ có cùng sở thích, mục tiêu hay quan điểm kết nối với nhau, dù họ chưa từng gặp mặt ngoài đời. Những nhóm này có thể là nơi chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, xoa dịu những nỗi niềm riêng, khiến cho các bạn trẻ cảm thấy mình không còn cô đơn. + Mạng xã hội làm gia tăng khoảng cách giữa người với người, đặc biệt là các bạn trẻ . Nhiều bạn trẻ mải mê với các kết nối qua màn hình đến mức dần xa cách với những người xung quanh trong cuộc sống thật và dần mất đi khả năng lắng nghe và thấu hiểu nhau bằng ánh mắt và cử chỉ, khiến cho những mối quan hệ thực tế trở nên mờ nhạt, thiếu đi sự thân mật và cảm xúc chân thành vốn cần có. + Mạng xã hội khiến các bạn trẻ dễ so sánh bản thân với người khác, tạo ra cảm giác thua kém và áp lực vô hình, dẫn đến sự cô đơn và thiếu tự tin ngay cả khi họ có bạn bè và gia đình bên cạnh. - Mở rộng vấn đề, trao đổi với quan điểm trái chiều hoặc ý kiến khác. + Phê phán những nhận thức sai lầm, lệch lạc về mạng xã hội. - Giải pháp sử dụng hiệu quả mạng xã hội: + Sử dụng mạng xã hội một cách có chọn lọc và ý thức. + Kết hợp mạng xã hội với các hoạt động thực tế, tăng cường kết nối đời thật. + Đặt giới hạn thời gian sử dụng và thực hành tự chăm sóc cảm xúc… * Kết bài: Khái quát lại vấn đề 2.5 d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết văn bản. 0,25 e. Sáng tạo Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. 0,5