PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text ĐỀ VIP 20 - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA THAM KHẢO BGD MÔN HÓA NĂM 2024 ( PH8 )-.pdf

ĐỀ THI THAM KHẢO ĐỀ 20 – PH8 (Đề thi có ... trang) KỲ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 Bài thi: KHOA HỌC TỰ NHIÊN Môn thi thành phần: HÓA HỌC Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Câu 41: Chất làm dung dịch iot chuyển sang màu xanh tím là A. Hồ tinh bột. B. Xenlulozơ. C. Fructozơ. D. Glucozơ. Câu 42: Kim loại nào sau đây không tác dụng với nước ở điều kiện thường? A. Ca. B. Fe. C. K. D. Na. Câu 43: Một loại nước cứng khi được đun sôi thì mất tính cứng. Trong loại nước cứng này có hòa tan những hợp chất nào sau đây? A. MgCl2, CaSO4. B. Ca(HCO3)2, MgCl2. C. Mg(HCO3)2, CaCl2. D. Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)2. Câu 44: Chất béo có công thức cấu tạo (C17H33COO)3C3H5 có tên gọi là A. Tripanmitin. B. Triolein. C. Trilinolein. D. Tristearin. Câu 45: Natri hiđrocacbonat có công thức là A. Na2CO3. B. NaHCO3. C. NaOH. D. Na2O. Câu 46: Khi đốt cháy cacbon trong điều kiện thiếu oxi thường sinh ra khí X không màu, không mùi, nhẹ hơn không khí và rất độc. Khí X là A. đicacbon oxit. B. cacbon monoxit. C. cacbon đioxit. D. cacbon(IV) oxit. Câu 47: Chất nào sau đây là chất điện li mạnh? A. H3PO4. B. Al(OH)3. C. NH4Cl. D. NH3. Câu 48: Cho kim loại Cu tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng thường sinh ra khí không màu, mùi hắc Y. Tên gọi của Y là A. Cacbon oxit. B. Lưu huỳnh đioxit. C. Nitơ oxit. D. Điphotpho pentaoxit. Câu 49: Hiện nay, nhiều nơi ở nông thôn đang sử dụng hầm biogas để xử lí chất thải trong chăn nuôi gia súc, đồng thời cung cấp nhiên liệu cho việc đun nấu. Chất dễ cháy trong thành phần chính của khí biogas là A. CO2. B. CH4. C. N2. D. O2. Câu 50: Quặng boxit là nguyên liệu để sản xuất nhôm. Công thức của quặng boxit là A. K2O.Al2O3.6SiO2. B. Al2O3.2SiO2.2H2O. C. Al2O3.2H2O. D. 3NaF.AlF3. Câu 51: Kim loại X tác dụng với dung dịch HCl loãng thu được khí H2. Mặt khác, X khử được oxit CuO thành kim loại Cu ở nhiệt độ cao. Kim loại X là A. Au. B. Cu. C. Ag. D. Al.
Câu 52: Trong công nghiệp, hai kim loại nào sau đây chỉ được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy muối của chúng là A. Ba, Ag. B. Na, Ca. C. Al, Fe. D. Fe, Cu. Câu 53: Monome nào sau đây có phản ứng trùng ngưng với axit terephtalic tạo poli(etylen terephtalat)? A. Etylen glicol. B. Metyl axetat. C. Alanin. D. Axetilen. Câu 54: Cho 12,6 gam MgCO3 tác dụng hết với dung dịch HCl dư, thu được V lít khí CO2 (đktc). Giá trị của V là A. 3,36. B. 4,48. C. 2,24. D. 1,12. Câu 55: Hiđrocacbon X không làm mất màu dung dịch brom ở nhiệt độ thường. Tên gọi của X là A. Buta-1,3-đien. B. Propen. C. Axetilen. D. Toluen. Câu 56: Kim loại nào sau đây không tác dụng với dung dịch Fe(NO3)2? A. Cu. B. Zn. C. Mg. D. Al. Câu 57: Este etyl axetat có công thức là A. HCOOC2H5. B. CH3COOCH3. C. CH3COOC2H5. D. C2H5COOCH3. Câu 58: Hợp chất FeO tác dụng với chất nào sau đây tạo ra muối sắt(III)? A. HBr. B. HCl. C. HNO3 loãng, dư. D. H2SO4 loãng, dư. Câu 59: Trong các chất dưới đây, chất nào có lực bazơ yếu nhất? A. CH3NH2. B. C2H5NH2. C. NH3. D. C6H5NH2. Câu 60: Oxit bazơ X là chất rắn, màu trắng, tác dụng với nước tạo dung dịch nước vôi trong. X là A. FeO. B. Al2O3. C. CuO. D. CaO. Câu 61: Amino axit nào sau đây có 6 nguyên tử cacbon trong phân tử? A. Axit glutamic. B. Alanin. C. Lysin. D. Valin. Câu 62: Thí nghiệm nào sau đây chỉ xảy ra ăn mòn hóa học? A. Cho đinh sắt (làm bằng thép cacbon) vào dung dịch HCl. B. Nhúng dây Mg vào dung dịch hỗn hợp gồm CuSO4 và H2SO4 loãng. C. Nhúng thanh Al vào dung dịch AgNO3. D. Nhúng thanh Cu vào dung dịch FeCl3. Câu 63: X là một -amino axit no chỉ chứa 1 nhóm -NH2 và 1 nhóm -COOH. Cho 13,35 gam X tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 18,825 gam muối. Công thức cấu tạo của X là A. H2N-CH2-COOH. B. C6H5-CH(NH2)-COOH. C. C5H7-CH(NH2)-COOH. D. CH3-CH(NH2)-COOH. Câu 64: Chất X có công thức phân tử là C4H6O2. Khi thủy phân X trong môi trường axit, thu được anđehit axetic. Công thức cấu tạo của X là A. CH3COOCH=CH2. B. CH3CH2COOCH=CH2. C. HCOOC(CH3)=CH2. D. CH2=CHCOOCH3. Câu 65: Cho phản ứng hóa học: Zn + 2AgNO3  Zn(NO3)2 + 2Ag. Trong phản ứng trên xảy ra A. Sự khử Zn2+ và sự oxi hóa Ag. B. Sự oxi hóa Zn và sự oxi hóa Ag. C. Zn bị oxi hóa và Ag+ bị khử. D. Zn bị khử và Ag+ bị oxi hóa. Câu 66: Cho dãy các polime sau: polietilen; xenlulozơ; nilon-6,6; amilozơ; nilon-6; tơ nitron; polibutađien; tơ visco; poli(vinyl clorua). Số polime tổng hợp trong dãy là A. 6. B. 4. C. 3. D. 5. Câu 67: Thủy phân hoàn toàn tinh bột trong dung dịch axit vô cơ loãng, thu được chất hữu cơ X. Lên men X thu được chất hữu cơ Y. Các chất X, Y lần lượt là A. Glucozơ, fructozơ. B. Glucozơ, etanol. C. Glucozơ, sobitol. D. Glucozơ, khí cacbonic.
Câu 68: Nhiệt phân hoàn toàn 1,88 gam Cu(NO3)2 rồi hấp thụ toàn bộ lượng khí sinh ra bằng nước thu được 2 lít dung dịch X. Tiếp tục thêm 0,44 gam NaOH vào 100 ml dung dịch X được dung dịch Y. Giá trị pH của dung dịch X và Y lần lượt là A. 2,0 và 13,0. B. 2,2 và 12,7. C. 2,0 và 7,0. D. 2,2 và 12,0. Câu 69: Đun nóng dung dịch chứa 36 gam glucozơ với dung dịch AgNO3/NH3 thu được 32,4 gam Ag. Hiệu suất phản ứng tráng bạc là A. 60%. B. 75%. C. 95%. D. 50%. Câu 70: Một học sinh tiến hành điều chế metyl fomat trong phòng thí nghiệm theo các bước sau: - Bước 1: Cho vào ống nghiệm 1 ml dung dịch CH3OH và 1 ml HCOOH. Sau đó, lắc đều ống nghiệm rồi cho thêm vài giọt dung dịch H2SO4 đặc vào. - Bước 2: Lắc đều ống nghiệm trên rồi tiến hành đun cách thủy khoảng 5 phút ở 70o C. - Bước 3: Làm lạnh, sau đó thêm khoảng 2 ml dung dịch NaCl bão hòa vào ống nghiệm. Quan sát hiện tượng. Phát biểu nào sau đây sai? A. Ở bước 2, xảy ra phản ứng este hóa. B. Ở bước 3, có thể thay thế dung dịch NaCl bằng dung dịch KCl. C. Kết thúc thí nghiệm, thu được dung dịch đồng nhất. D. Thí nghiệm trên có thể dùng điều chế etyl fomat từ ancol etylic và axit fomic. Câu 71: Cho 5 ống nghiệm được đánh số ngẫu nhiên là (1), (2), (3), (4), (5) và mỗi ống nghiệm chứa một trong các dung dịch sau: Na2SO4, Ba(HCO3)2, Ba(OH)2, KHCO3, NaHSO4. Tiến hành thí nghiệm cho kết quả như sau: - Cho dung dịch (1) vào dung dịch (2) thấy vừa tạo kết tủa trắng, vừa có khí thoát ra. - Cho dung dịch (2) vào dung dịch (3) và (4) đều có kết tủa. - Cho dung dịch (3) vào dung dịch (5) có kết tủa. Ống nghiệm (4) chứa dung dịch nào sau đây? A. Ba(HCO3)2. B. Na2SO4. C. NaHSO4. D. Ba(OH)2. Câu 72: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp E gồm ba triglixerit X, Y, Z (tỉ lệ mol lần lượt là 1 : 2 : 3, 860 < MX < MY < MZ, Y chứa 3 liên kết C=C) và hai axit béo cần dùng 5,78 mol O2 thu được 7,94 mol hỗn hợp CO2 và H2O. Mặt khác, cho m gam E tác dụng với dung dịch KOH 14,784% (đun nóng, lấy dư 20% so với lượng phản ứng), thu được dung dịch F. Cô cạn hoàn toàn F thu được 72,064 gam chất rắn (trong đó có chứa ba muối của ba axit panmitic, oleic và stearic) và phần hơi nặng 91,456 gam. Số nguyên tử hiđro trong Z là A. 104. B. 108. C. 110. D. 106. Câu 73: Thực hiện các thí nghiệm sau: (a) Cho 0,3 mol P2O5 vào dung dịch chứa 1,5 mol KOH. (b) Sục 0,2 mol CO2 vào dung dịch chứa 0,1 mol Na2CO3 và 0,1 mol NaOH. (c) Hòa tan 0,3 mol Na và dung dịch chứa 0,1 mol Al2O3 vào nước dư. (d) Cho 0,45 mol bột Fe vào dung dịch chứa 1,2 mol AgNO3. (e) Cho dung dịch chứa 1 mol KHSO4 vào dung dịch chứa 1 mol NaHCO3. (f) Điện phân hỗn hợp dung dịch CuSO4 và NaCl (tỉ lệ mol 1 : 1) đến khi catot bắt đầu thoát khí. Sau khi các phản ứng kết thúc, số thí nghiệm thu được dung dịch có chứa 2 muối là A. 2. B. 3. C. 5. D. 4. Câu 74: Cho hỗn hợp X gồm FeS, CuS, FeS2, Fe2O3, Fe3O4 và S tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,75 mol H2SO4 đặc nóng, sau phản ứng thu được dung dịch Y và 13,44 lít (đktc) khí SO2 thoát ra. Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch Y, kết thúc phản ứng thu được 92,1 gam kết tủa. Mặt khác, hòa tan hết hỗn hợp X trong dung dịch HNO3 đặc nóng, thu được dung dịch Z và hỗn hợp khí T gồm NO2 và 0,06 mol SO2. Biết trong dung dịch Z có chứa 46,68 gam muối. Tỉ khối của hỗn hợp khí T so với He gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 12. B. 8. C. 10. D. 14.
Câu 75: Để loại bỏ ion amoni (NH4 + ) trong nước thải, trước tiên người ta phải kiềm hóa dung dịch nước thải bằng NaOH đến pH = 11, sau đó cho chảy từ trên xuống trong một tháp được nạp đầy các vòng đệm bằng sứ, còn không khí được thổi ngược từ dưới lên để oxi hóa NH3. Phương pháp này loại bỏ được khoảng 92% lượng amoni trong nước thải. Kết quả phân tích của ba mẫu nước thải khi chưa được xử lý như sau: Mẫu Hàm lượng amoni trong nước thải (mg/lít) 1 10 2 18 3 125 Giả sử tiến hành xử lí ba mẫu nước thải theo phương pháp trên, biết rằng tiêu chuẩn hàm lượng amoni cho phép là 1,0 mg/lít. Cho các nhận định sau: (a) Mục đích của việc kiềm hóa amoni là để thu được amoniac. (b) Phương pháp ngược dòng nhằm mục đích tăng diện tích tiếp xúc giữa amoniac với oxi không khí. (c) Mẫu nước thải (2) đạt tiêu chuẩn cho phép. (d) Tổng lượng amoni còn lại của mẫu nước thải (1) và (3) là 10,8 mg/lít. Số nhận định đúng là A. 3. B. 1. C. 2. D. 4. Câu 76: Cho các phát biểu sau: (a) Tinh bột và xenlulozơ có khối lượng mol phân tử bằng nhau. (b) Cho anbumin tác dụng với Cu(OH)2 trong dung dịch NaOH thu được hợp chất màu tím. (c) Thủy phân hoàn toàn este no, đơn chức, mạch hở luôn thu được ancol. (d) Các loại tơ được cấu tạo từ các phân tử có liên kết amit thì kém bền trong môi trường axit và bazơ. (e) C6H5OH và C6H5CH2OH là đồng đẳng của nhau (C6H5-: gốc phenyl). (f) Cao su buna-N, buna-S đều thuộc loại cao su thiên nhiên. Số phát biểu đúng là A. 4. B. 3. C. 1. D. 2. Câu 77: Dung dịch X chứa CuSO4 và NaCl; dung dịch Y chứa Cu(NO3)2 và NaCl. Tiến hành điện phân X và Y (bằng điện cực trơ, màng ngăn xốp, với cường độ dòng điện như nhau I = 5A). Quá trình điện phân diễn ra như sau: Thời gian điện phân (giây) Dung dịch X Dung dịch Y Khối lượng catot tăng (gam) Khí thoát ra ở hai cực (lít) Khối lượng catot tăng (gam) Khí thoát ra ở hai cực (lít) t m 2,240 m 1,792 2t 1,5m 4,704 2m 2,912 Biết các khí sinh ra không tan trong dung dịch, thể tích đo ở đktc và quá trình điện phân đạt hiệu suất 100%. Cho các nhận định sau: (a) Giá trị của m là 6,4. (b) Giá trị của t là 4246. (c) Điện phân dung dịch X sau thời gian 4632 giây, nước bắt đầu điện phân ở catot. (d) Số mol NaCl trong X gấp đôi số mol NaCl trong Y. Số nhận định đúng là A. 3. B. 1. C. 4. D. 2. Câu 78: Hỗn hợp E gồm ba este X, Y, Z (MX < MY < MZ < 170) đều mạch hở và chỉ chứa một loại nhóm chức. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol E cần dùng 1,23 mol O2, thu được CO2 và 0,92 mol H2O. Nếu đun nóng 0,2 mol E với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp T gồm hai ancol đều no và 27,68 gam hỗn hợp F gồm hai muối

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.