Content text Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Địa Lí - Đề 22 - File word có lời giải.doc
1 ĐỀ THAM KHẢO CHUẨN CẤU TRÚC MINH HỌA ĐỀ 22 (Đề thi có … trang) KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2025 MÔN: ĐỊA LÍ Thời gian làm bài 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: ..................................................................... Số báo danh: .......................................................................... PHẦN I. Câu hỏi trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Phần đất liền của lãnh thổ nước ta tiếp giáp với quốc gia nào sau đây? A. Thái Lan. B. Lào. C. Ma-lai-xi-a. D. Mi-an-ma. Câu 2. Mưa bão ở nước ta thường gây ra A. động đất. B. sương muối. C. ngập lụt. D. rét đậm. Câu 3. Thành phố nào sau đây của nước ta thuộc loại đô thị đặc biệt? A. Hạ Long. B. Tp. Hồ Chí Minh. C. Biên Hòa. D. Đà Nẵng. Câu 4. Nguồn lao động ở nước ta hiện nay không có đặc điểm nào sau đây? A. Trình độ lao động còn hạn chế. B. Lao động chiếm trên 50% dân số. C. Có khả năng hội nhập với quốc tế. D. Có kinh nghiệm sản xuất công nghiệp. Câu 5. Vật nuôi cung cấp sản lượng thịt chủ yếu ở nước ta hiện nay là lợn và A. gia cầm. B. dê. C. trâu. D. bò. Câu 6. Điện thoại di động, ti vi,… là sản phẩm của ngành công nghiệp nào sau đây? A. Dệt, may. B. Sản xuất điện. C. Sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính. D. Sản xuất, chế biến thực phẩm. Câu 7. Loại hình vận tải có khối lượng luân chuyển hành khách lớn nhất ở nước ta hiện nay là A. đường bộ (đường ô tô). B. đường hàng không. C. đường biển. D. đường sắt. Câu 8. Tham quan nghiên cứu hệ sinh thái cao nguyên gắn với các sản vật như hoa, cà phê, voi là sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng du lịch nào sau đây? A. Đồng bằng sông Cửu Long. B. Đông Nam Bộ. C. Bắc Trung Bộ. D. Tây Nguyên. Câu 9. Nhận định nào sau đây không đúng về vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ nước ta? A. Có ít dân tộc sinh sống. B. Giáp với hai quốc gia. C. Có thế mạnh trồng cây cận nhiệt. D. Có diện tích tự nhiên lớn nhất. Câu 10. Hiện nay, ở Đồng bằng sông Hồng, tỉnh nào sau đây có hai huyện đảo? A. Quảng Ninh. B. Thái Bình. C. Nam Định. D. Ninh Bình. Câu 11. Duyên hải Nam Trung Bộ thuận lợi xây dựng cảng biển nhờ điều kiện nào sau đây? A. Vùng biển rộng, khí hậu thuận lợi. B. Biển có nhiều vịnh sâu, kín gió. C. Đường bờ biển dài và nhiều đảo. D. Diện tích nước lợ, nước mặn lớn. Câu 12. Hiện nay, Đông Nam Bộ đứng đầu cả nước về A. phát triển công nghiệp. B. nuôi trồng thủy sản.
2 C. trồng cây lương thực. D. phát triển thủy điện. Câu 13. Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây làm cho vùng núi đá vôi nước ta có nhiều dạng địa hình các-xtơ (karst)? A. Vùng đồi núi có diện tích rộng lớn. B. Đất feralit có tầng phong hóa dày. C. Lượng mưa lớn trên địa hình bị cắt xẻ. D. Phong hóa hóa học ở vùng đồi núi. Câu 14. Cho biểu đồ sau: Biểu đồ thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu diện tích lúa phân theo mùa vụ của nước ta, giai đoạn 2005 - 2021 (Số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2022, NXB Thống kê, 2023) Nhận xét nào sau đây đúng với biểu đồ trên? A. Lúa mùa và lúa đông xuân có tỉ trọng giảm. B. Tỉ trọng lúa mùa và lúa đông xuân có xu hướng tăng. C. Tỉ trọng lúa hè thu tăng 1,4% giai đoạn 2005 – 2021. D. Tỉ trọng lúa hè thu tăng nhiều nhất trong giai đoạn 2005 – 2021. Câu 15. Phát biểu nào sau đây đúng với nội thương ở nước ta hiện nay? A. Mạng lưới nội thương phân bố đều khắp cả nước. B. Tổng trị giá xuất khẩu và nhập khẩu ngày càng giảm. C. Thị trường mở rộng theo hướng đa dạng hóa, đa phương hóa. D. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng. Câu 16. Điều kiện để Bắc Trung Bộ phát triển sản xuất lâm nghiệp là A. lãnh thổ kéo dài, hẹp ngang và có đủ đồi, núi; đồng bằng; biển đảo. B. nhiều đồi núi, diện tích rừng lớn, chất lượng tốt, có đất feralit lớn. C. dải đồng bằng ven biển hẹp ngang, kéo dài, chủ yếu là đất cát pha. D. khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh, có sự phân hoá. Câu 17. Sự phân hóa đa dạng của thiên nhiên nước ta có ảnh hưởng nào sau đây đến phát triển kinh tế? A. Tạo nên sự đa dạng về các nguồn tài nguyên thiên nhiên. B. Là cơ sở quan trọng cho việc quy hoạch các vùng kinh tế. C. Cho phép sản xuất nông nghiệp quy mô lớn ở các vùng. D. Giảm tính liên kết trong phát triển kinh tế giữa các vùng. Câu 18. Hệ thống dịch vụ hậu cần nghề cá được chú trọng phát triển ở nhiều nơi của Đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu nhằm
3 A. nâng cao hiệu quả khai thác, giảm tổn thất sau thu hoạch. B. giảm tổn thất sau thu hoạch, tạo việc làm cho người dân. C. tạo việc làm cho người dân, hình thành các khu tiêu thụ. D. hình thành các khu tiêu thụ, nâng cao khả năng khai thác. PHẦN II. Câu hỏi trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Cho thông tin sau: Hệ sinh thái tiêu biểu ở phần lãnh thổ phía Bắc nước ta là rừng nhiệt đới gió mùa. Mùa đông có nhiều loài cây rụng lá; mùa hạ cây cối phát triển xanh tốt. Trong rừng có thành phần loài nhiệt đới chiếm ưu thế, ngoài ra còn có các loài cây cận nhiệt và ôn đới như dẻ, re, sa mu, pơ mu,...; các loài thú có lông dày như gấu, chồn,... Vào mùa đông, ở đồng bằng trồng được các loại cây vụ đông. a) Phần lãnh thổ phía Bắc nước ta chỉ có các loài nhiệt đới. b) Mùa đông lạnh không thuận lợi cho phát triển nông nghiệp ở phía Bắc nước ta. c) Sự phân bố các loài cây như dẻ, re, sa mu ở phía Bắc cho thấy ảnh hưởng của điều kiện khí hậu đa dạng. d) Nhiều loài cây rụng lá vào mùa đông là một hình thức thích nghi của thực vật với khí hậu lạnh. Câu 2. Cho thông tin sau: Dịch vụ là ngành kinh tế quan trọng, phục vụ nhu cầu của sản xuất và đời sống con người, ở nước ta, dịch vụ chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu kinh tế và phát triển ngày càng đa dạng. a) Cơ cấu ngành dịch vụ ở nước ta còn kém đa dạng. b) Ngành dịch vụ góp phần giúp cho nước ta thực hiện thành công quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. c) Tiến bộ trong công nghệ, đặc biệt là công nghệ số là nguyên nhân làm thay đổi cách thức hoạt động của các ngành dịch vụ. d) Sự tập trung đông dân có vai trò quyết định đến sự phát triển và phân bố các ngành dịch vụ. Câu 3. Cho thông tin sau: Đồng bằng sông Cửu Long cần chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng; xây dựng các hồ chứa nước và nghiên cứu các biện pháp, công trình trữ nước trong sông, kênh, rạch; phòng chống sạt lở, xâm nhập mặn; bảo vệ hệ sinh thái rừng ngập mặn. a) Diện tích đất phèn, đất mặn của Đồng bằng sông Cửu Long ngày càng mở rộng. b) Tình trạng hạn mặn diễn ra sâu sắc ở Đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu do lưu lượng nước sông giảm, biến đổi khí hậu. c) Hiện tượng sạt lở diễn ra ngày càng nghiêm trọng ở Đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu do lưu lượng nước sông thay đổi, mùa khô kéo dài. d) Để phát triển kinh tế bền vững, Đồng bằng sông Cửu Long cần tập trung khai thác hiệu quả vùng rừng ngập mặn. Câu 4: Cho biểu đồ: