PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text Lop 4 - Chu de Phong tranh bat coc.pdf

1 Ngày ........................................................ Giáo viên:................................................. Lớp:.............................................................. Trường:........................................................ CHỦ ĐỀ: PHÒNG TRÁNH BẮT CÓC I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức - Học sinh nhận diện được 5 biểu hiện của bắt cóc. 2. Kĩ năng - Kĩ năng tự bảo vệ bản thân khỏi tình huống nguy hiểm. - Kĩ năng nhận thức và xử lý tình huống 3. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực tự chủ & chủ động: Bảo vệ bản thân trước tình huống nguy hiểm. - Năng lực giải quyết vấn đề: HS rèn biết cách giải quyết khi gặp phải tình huống trên. 4. Định hướng phát triển phẩm chất - Phẩm chất trách nhiệm: HS luôn chăm chỉ học, rèn luyện bản thân để tự bảo vệ bản thân trước mọi tình huống nguy hiểm. II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG 1. Phương pháp: trải nghiệm, khám phá, tương tác. 2. Kĩ thuật: bài hát, trò chơi, video, tình huống. 3. Hình thức tổ chức: hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm, hoạt động trong lớp học, hoạt động ngoài sân trường, sinh hoạt dưới cờ. III. TƯ LIỆU GIẢNG DẠY 1. Giáo viên - Trang chiếu - Nhạc của bài “Ngón tay nhuc nhích” - Video về “Thủ đoạn giăng lưới bắt cóc trẻ em của kẻ xấu” - Hình ảnh tình huống - Đóng vai kẻ bắt cóc cho học sinh thực hành. - Bim bim, kẹo.
2 2. Học sinh - Vở ghi chép hoạt động giáo dục kĩ năng sống IV. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN KHỞI ĐỘNG Hoạt động: Hát theo chữ cái nhạc bài 10 ngón tay nhúc nhích Mục tiêu - Tạo không khí thoải mái. - Gợi mở dẫn dắt vào chủ đề. Cách thực hiện  GV mời HS cùng hát bài 10 ngón tay nhúc nhích cho HS cùng hát và làm động tác Ngón tay nhúc nhích theo điệu nhạc, Tùy vào nhận thức và năng lực của học sinh có thể làm tới 10 ngón tay hoặc làm sang cả 10 ngón chân. (20 ngón tay)  GV hát cùng HS. - 1 ngón tay nhúc nhích này, 1 ngón tay nhúc nhích này, 1 ngón tay nhúc nhích cũng đủ làm ta vui rồi. - 2 ngón tay nhúc nhích này, 2 ngón tay nhúc nhích này, 2 ngón tay nhúc nhích nhúc nhích cũng đủ làm ta vui rồi. - 3 ngón tay nhúc nhích này, 3 ngón tay nhúc nhích này, - 3 ngón tay (nhúc nhích) x 3 lần cũng đủ làm ta vui rồi. - 4 ngón tay nhúc nhích này, 4 ngón tay nhúc nhích này, - 4 ngón tay (nhúc nhích) x 4 lần cũng đủ làm ta vui rồi. - 5 ngón tay nhúc nhích này, 5 ngón tay nhúc nhích này, - 5 ngón tay (nhúc nhích) x 5 lần cũng đủ làm ta vui rồi.  GV giới thiệu vào chủ đề. Vừa rồi mình đã hát thật to, hơi thật dài và cử động tay linh hoạt. Trong cuộc sống các bạn cần phải nói to, nói khỏe, tập diễn tả bằng hành động để bảo vệ bản thân. Các em có biết đó là gì không. Cô và các bạn cùng tìm hiểu khi nào chúng ta cần phải hét to nhé.
3 TRẢI NGHIỆM & KHÁM PHÁ Hoạt động: Xem video “ Thủ đoạn giăng lưới bắt cóc trẻ em” Mục tiêu - HS biết và hiểu về cảnh báo những thủ đoạn khác của kẻ xấu bắt cóc trẻ em. Cách thực hiện  GV chia sẻ và mở video “Thủ đoạn giăng lưới bắt cóc trẻ em” theo link: https://www.youtube.com/watch?v=NCX3s91syqM  GV chia sẻ với HS khi các bạn xem đoạn video này, các bạn sẽ trả lời 2 câu hỏi: - Vì sao bạn Vy bị bắt cóc? - Bạn Na đã ứng xử như thế nào?  GV hướng dẫn lớp thảo luận 2 câu hỏi trên, sau đó cô giáo gọi các bạn chia sẻ. - Bạn Vy bị bắt cóc vì: Bạn Vy nói chuyện với người lạ và đi theo người lạ. - Bạn Na đã ứng xử khi bị người lạ ngồi gần, dụ dỗ là: + Bé Na ngồi xa người lạ. + Bé Na từ chối khi người lạ nhờ Bé Na lấy chìa khóa. + Khi người lạ hứa cho kẹo nếu Bé Na đi lấy chìa khóa, Bé Na cùng từ chối.  GV chia sẻ: Tất cả những việc người làm với bé Na và bạn Vy là biểu hiện của bắt cóc. Vậy các ghi nhớ những dấu hiệu nhận diện bắt cóc là: - Khi người lạ đến hỏi đường, hỏi địa điểm . - Khi người lạ nhờ đưa đồ cho ai đó. - Khi người lạ cho quà. - Khi người lạ nhờ mình đưa đến địa điểm nào đó.
4  Người lạ dù là người lớn hay anh chị hơn tuổi mình đều không thể hỏi những điều trên vì nếu họ muốn hỏi đường, hỏi việc gì đó thì họ không hỏi các con mà họ sẽ tìm người lớn, người dân, công an, bác bảo vệ... để hỏi. Các con nhớ lời cô dặn nhé.  Những dấu hiệu trên là những dấu hiệu thường xảy ra. Ngoài ra, trong cuộc sống còn có rất nhiều kẻ xấu tạo ra nhiều tình huống khác nhau để bắt cóc trẻ em. Chính vì vậy, các em cần cảnh giác trước những người lạ để phòng tránh nguy hiểm, bị kẻ xấu bắt cóc nhé. THỰC HÀNH & VẬN DỤNG Hoạt động: Phòng tránh bắt cóc Mục tiêu - Tạo thói quen cảnh giác trước người lạ cho HS. - Trang bị một số cách phòng tránh bắt cóc cho HS. Cách thực hiện  GV dẫn dắt cho học sinh được thực hành đóng vai trực tiếp xử lý tình huống ngay trong lớp học.  GV dựa vào những gợi ý trong slide để tạo tình huống cho học sinh ứng xử. TH 1: Tiếng trống trường đã điểm, bạn An sắp xếp sách vở rồi ra về. Khi An đang trên đường đi học về, bỗng có một người phụ nữ lạ mặt tiến đến gần An và nói: Cháu ơi, Cô là ... cho cô hỏi ... Cách ứng xử: - Xua tay nói “Không, cháu không biết” và chạy ngay - Không đi theo, chỉ đường cho người lạ TH 2: Tiếng trống trường đã điểm, bạn An sắp xếp sách vở rồi ra về. Khi An đang trên đường đi học về, bỗng có một người phụ nữ lạ mặt

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.