Content text Đề cương LLNNPL EL.pdf
1 ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT MÔN HỌC LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
2 BÀI 1: NHẬP MÔN LÝ LUẬN VỀ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT (03 tiết) 1. Vài nét tổng quan về môn học Lý luận về Nhà nước và pháp luật - Lý luận về nhà nước và pháp luật là một học phần trong chương trình cử nhân Luật. - Lý luận về nhà nước và pháp luật là môn học bắt buộc đối với sinh viên chuyên ngành luật cho tất cả các hệ đào tạo. 2. Những góc độ tiếp cận Lý luận về nhà nước và pháp luật 2.1 Lý luận về Nhà nước là và pháp luật một khoa học độc lập 2.1.1 Đối tượng nghiên cứu của Lý luận về Nhà nước và pháp luật - Lý luận về nhà nước và pháp luật có đối tượng nghiên cứu độc lập. - Đối tượng nghiên cứu của Lý luận về Nhà nước và pháp luật là những vấn đề chung nhất, khái quát nhất, thuộc về bản chất và có tính quy luật của nhà nước và pháp luật. 2.1.2 Cơ sở phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu của Lý luận về Nhà nước và pháp luật - Lý luận về nhà nước và pháp luật lấy Chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử, phép biện chứng duy vật làm cơ sở phương pháp luận. - Lý luận về Nhà nước và pháp luật trước hết và chủ yếu sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể phù hợp với đối tượng nghiên cứu là các hiện tượng xã hội. 2.2 Lý luận về nhà nước và pháp luật là một môn học trong chương trình cử nhân Luật - Lý luận về nhà nước và pháp luật là một môn học bắt buộc. - Lý luận về nhà nước và pháp luật là kiến thức nền tảng cho việc nghiên cứu những nội dung có liên quan trong chương trình các môn học khác. 3. Phương pháp học tập môn Lý luận về nhà nước và pháp luật - Sử dụng các kết luận trong triết học Mác – Lênin để lý giải các vấn đề tương ứng trong môn học Lý luận về Nhà nước và pháp luật.
3 - Vận dụng các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta làm cơ sở cho việc lý giải các vấn đề về nhà nước và pháp luật ở Việt Nam. - Sử dụng kiến thức của các khoa học xã hội có liên quan và khoa học pháp lý khác để lý giải, minh họa các kết luận của Lý luận về Nhà nước và pháp luật. - Nắm vững các khái niệm trong chương trình môn học đồng thời xác định mối liên hệ giữa chúng với nhau. - Liên hệ những kiến thức đã học được với thực tiễn. - Đọc giáo trình, tài liệu tham khảo, tham gia thảo luận, tập viết những bài tiểu luận ngắn...
4 BÀI 2: NGUỒN GỐC CỦA NHÀ NƯỚC (03 tiết) 1. Các học thuyết cơ bản về nhà nước 1.1 Các học thuyết phi Mác-xít về nguồn gốc của Nhà nước − Thuyết thần quyền: cho rằng thượng đế chính là người sắp đặt trật tự xã hội, thượng đế đã sáng tạo ra nhà nước nhằm bảo vệ trật tự chung, nhà nước là một sản phẩm của thượng đế. − Thuyết gia trưởng: cho rằng nhà nước xuất hiện chính là kết quả sự phát triển của gia đình và quyền gia trưởng, thực chất nhà nước chính là mô hình của một gia tộc mở rộng và quyền lực nhà nước chính là từ quyền gia trưởng được nâng cao lên – hình thức tổ chức tự nhiên của xã hội loài người. − Thuyết bạo lực: cho rằng nhà nước xuất hiện trực tiếp từ các cuộc chiến tranh xâm lược chiếm đất, là việc sử dụng bạo lực của thị tộc này đối với thị tộc khác mà kết quả là thị tộc chiến thắng đặt ra một hệ thống cơ quan đặc biệt – nhà nước – để nô dịch kẻ chiến bại. − Thuyết tâm lý: cho rằng nhà nước xuất hiện do nhu cầu về tâm lý của con người nguyên thủy luôn muốn phụ thuộc vào các thủ lĩnh, giáo sĩ,... − Thuyết “khế ước xã hội”: cho rằng sự ra đời của nhà nước là sản phẩm của một khế ước xã hội được ký kết trước hết giữa những con người sống trong trạng thái tự nhiên không có nhà nước. Chủ quyền nhà nước thuộc về nhân dân, trong trường hợp nhà nước không giữ được vai trò của mình các quyền tự nhiên bị vi phạm thì khế ước sẽ mất hiệu lực và nhân dân có quyền lật đổ nhà nước và ký kết khế ước mới. 1.2 Quan điểm chủ nghĩa Mác-LêNin về nguồn gốc của nhà nước − Quan điểm về nguồn gốc Nhà nước của chủ nghĩa Mác-LêNin được thể hiện rõ nét trong tác phẩm “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của Nhà nước” của Ăngghen. Đây là tác phẩm được phát triển từ tư tưởng “Quan niệm duy vật về lịch sử” của Mác, tiếp thu và phát triển những thành tựu nghiên cứu “Xã hội cổ đại” của nhà bác học Mỹ - Lewis H.Morgan (Móocgan). − Chủ nghĩa Mác-LêNin cho rằng: