PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text dap an Đề ôn luyện 17.pdf

VỀ ĐÍCH 2024 – Thầy PHAN KHẮC NGHỆ https://www.facebook.com/groups/thaynghedinhcao Link video: https://youtube.com/live/Wd_RWoQUrvI?feature=share Câu 81: Hiện tượng ứ giọt ở các cây thân thảo vào mỗi buổi sáng sớm là do: A. Lực thoát hơi nước của lá đã kéo nước từ rễ lên lá. B. Lực đẩy của áp suất rễ đã đẩy nước từ rễ lên lá. C. Lực liên kết giữa nước với thành mạch dẫn đã đẩy nước từ rễ lên lá. D. Quá trình hô hấp của cây đã tạo ra nước và ngưng tụ ở bề mặt lá. Câu 81: Đáp án B. Vì ứ dọt là do áp suất rễ đẩy nước từ rễ lên lá. Câu 82: Ở nhóm loài động vật nào sau đây, hệ tuần hoàn không tham gia vận chuyển O2? A. Cá. B. Chim. C. Côn trùng. D. Rắn. Câu 82: Đáp án C. Vì côn trùng có hệ thống ống khí đưa khí đến tận các tế bào. Câu 83: Loại đột biến nào sau đây làm tăng độ dài của nhiễm sắc thể? A. Đảo đoạn. B. Lặp đoạn. C. Mất đoạn. D. Thêm một cặp nuclêôtit. Câu 83: Đáp án B Câu 84: Quan hệ giữa cây phong lan sống trên cây thân gỗ và cây thân gỗ này là quan hệ A. ức chế - cảm nhiễm. B. kí sinh. C. hội sinh. D. cộng sinh. Câu 84: Cây phong lan bám lên cây thân gỗ để sống nhưng không gây hại cho cây thân gỗ. Vì vậy, một loài có lợi còn loài kia trung tính.  Đáp án C Câu 85: Phương pháp nào sau đây có thể tạo ra được nhiều con vật có kiểu gen giống nhau từ một phôi ban đầu? A. Lai tế bào sinh dưỡng. B. Nhân bản vô tính. C. Cấy truyền phôi. D. Gây đột biến nhân tạo. Câu 85: Cấy truyền phôi có thể tạo ra được nhiều con vật có kiểu gen giống nhau từ một phôi ban đầu.  Đáp án C. Câu 86: Ở người, hội chứng bệnh nào sau đây chỉ xuất hiện ở nữ giới? A. Hội chứng Đao. B. Hội chứng Tơcnơ. C. Hội chứng AIDS. D. Hội chứng Claiphentơ. Câu 86: - Hội chứng Tơcnơ chỉ xuất hiện ở nữ giới vì cơ thể đột biến có cặp NST giới tính là XO.  Đáp án B. - Hội chứng Claiphentơ chỉ xuất hiện ở nam. Các hội chứng (Đao, AIDS) xuất hiện ở cả nam và nữ. Câu 87: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố đột biến có vai trò nào sau đây? A. Quy định chiều hướng tiến hóa. B. Làm thay đổi tần số alen mà không làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể. C. Tạo ra các alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể. VỀ ĐÍCH 2024: TS. PHAN KHẮC NGHỆ ĐỀ ÔN TẬP SỐ 17 THI VÀO NGÀY 01/6/2024 Thầy Phan Khắc Nghệ – www.facebook.com/thaynghesinh
VỀ ĐÍCH 2024 – Thầy PHAN KHẮC NGHỆ https://www.facebook.com/groups/thaynghedinhcao D. Cung cấp nguồn nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hóa. Câu 87: Đột biến tạo ra các alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể.  Đáp án C Câu 88: Khi nói về thành phần nguyên tố cấu tạo nên các hợp chất ở cơ thê thực vật, phát biểu nào sau đây sai? A. Trong thành phần của phôtpholipit không thể thiếu nguyên tố phôtpho (P). B. Mọi chất hữu cơ luôn có nguyên tố cacbon (C). C. Trong thành phần của diệp lục không thể thiếu nguyên tố magie (Mg). D. Trong thành phần của axit nucleic không thể thiếu nguyên tố canxi (Ca). Câu 88: Đáp án D. Vì axit nucleic (ADN và ARN) được cấu tạo bởi các nguyên tố C H O N P (chứ không có canxi) Câu 89: Cho chuỗi thức ăn: Cây ngô → Sâu ăn lá ngô → Nhái → Rắn hổ mang → Diều hâu. Trong chuỗi thức ăn này, loài nào thuộc bậc dinh dưỡng cấp cao nhất? A. Nhái. B. Diều hâu. C. Sâu ăn lá ngô. D. Cây ngô. Câu 89: Diều hâu thuộc bậc dinh dưỡng cấp 5.  Cấp cao nhất so với 4 loài còn lại. Đáp án B. Câu 90: Khi nói về kích thước của quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây sai? A. Nếu kích thước quần thể vượt quá mức tối đa thì cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể tăng cao. B. Nếu kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu, quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới diệt vong. C. Kích thước quần thể thường dao động từ giá trị tối thiểu tới giá trị tối đa. D. Loài có kích thước cá thể càng lớn thì thường có kích thước quần thể càng lớn. Câu 90: Đáp án D. D sai. Vì loài nào có kích thước cá thể càng lớn thì thường có kích thước quần thể càng bé. Ví dụ loài voi có kích thước quần thể bé hơn loài kiến. Câu 91: Một loài thực vật, A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với a quy định hoa trắng. Một quần thể tự phối có cấu trúc di truyền ở thế hệ xuất phát là: 0,1AA : 0,4Aa : 0,4aa. Ở thế hệ F1, cây hoa trắng chiếm tỉ lệ bao nhiêu? A. 60%. B. 45%. C. 50%. D. 65%. Câu 91: Ở thế hệ F2, cây hoa trắng (aa) chiếm tỉ lệ: 0,5 + 0,4×1/4 = 0,6 = 60% → Đáp án A Câu 92: Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây sai? A. Đột biến điểm là dạng đột biến gen liên quan đến một số cặp nuclêôtit trong gen. B. Trong tự nhiên, đột biến gen thường phát sinh với tần số thấp. C. Đột biến gen có thể tạo ra các alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể. D. Đột biến gen làm thay đổi cấu trúc của gen. Câu 92: A sai. Vì đột biến điểm là dạng đột biến gen liên quan đến một cặp nuclêôtit chứ không phải là một số cặp.  Đáp án A Câu 93: Khi nói về chuỗi thức ăn và lưới thức ăn, phát biểu nào sau đây sai? A. Trong lưới thức ăn, một loài sinh vật có thể là mắt xích của nhiều chuỗi thức ăn. B. Trong chuỗi thức ăn, bậc dinh dưỡng cao nhất luôn có sinh khối lớn nhất. C. Quần xã sinh vật có độ đa dạng càng cao thì lưới thức ăn trong quần xã càng phức tạp. D. Lưới thức ăn của quần xã rừng mưa nhiệt đới thường phức tạp hơn lưới thức ăn của quần xã thảo nguyên. Câu 93:
VỀ ĐÍCH 2024 – Thầy PHAN KHẮC NGHỆ https://www.facebook.com/groups/thaynghedinhcao B sai. Vì bậc dinh dưỡng càng cao thì có tổng sinh khối càng bé (do thất thoát năng lượng qua mỗi bậc dinh dưỡng).  Đáp án B Câu 94: Sói săn mồi thành đàn thì hiệu quả săn mồi cao hơn so với săn mồi riêng lẻ là ví dụ của mối quan hệ? A. Hỗ trợ cùng loài. B. Cạnh tranh cùng loài. C. Cạnh tranh khác loài. D. Kí sinh cùng loài. Câu 94: Đáp án A. Câu 95: Khi nói về hô hấp ở thực vật, phát biểu nài sau đây đúng? A. Quá trình hô hấp ở hạt đang nảy mầm thường diễn ra yếu hơn hô hấp ở hạt đang trong giai đoạn nghỉ. B. Hô hấp tạo ra các sản phẩm trung gian cho các quá trình tổng hợp các chất hữu cơ khác trong cơ thể. C. Phân giải kị khí bao gồm chu trình Crep và chuỗi chuyền êlectron trong hô hấp. D. Ở phân giải kị khí và phân giải hiếu khí, quá trình phân giải glucôzơ thành axit piruvic đều diễn ra trong ti thể. Câu 95: Đáp án B. Vì hô hấp tạo ra các sản phẩm trung gian như axit pyruvic; NADH, FADH2, ... để cung cấp cho quá trình đồng hóa các chất. A sai. Vì hạt đang nảy mầm thì hô hấp mạnh còn hạt khô thì có cường độ hô hấp yếu. C sai. Vì phân giải kị khí không trải qua giai đoạn chu trình Crep, không trải qua giai đoạn chuỗi truyền electron. D sai. Vì phân giải kị khí chỉ diễn ra ở tế bào chất, không diễn ra ở ti thể. Câu 96: Khi nói về tiêu hóa ở động vật, phát biểu nào sau đây đúng? A. Ở người, quá trình tiêu hóa prôtêin chỉ diễn ra ở ruột non. B. Ở thủy tức, thức ăn chỉ được tiêu hóa nội bào. C. Ở thỏ, một phần thức ăn được tiêu hóa ở manh tràng nhờ vi sinh vật cộng sinh. D. Ở động vật nhai lại, dạ cỏ tiết ra pepsin và HCl tiêu hóa prôtêin. Câu 96: Đáp án C. Câu 97: Nguyên tắc bổ sung trong cấu trúc không gian của ADN dẫn đến kết quả là: A. A/T = G/X. B. A = G, T = X. C. A+T = G+X. D. (A+T)/(G+X) = 1. Câu 97: Đáp án A. Vì A = T và G=X, cho nên tỉ lệ A/T = G/X = 1. Câu 98: Cho chuỗi thức ăn: Tảo lục đơn bào → Tôm → Cá rô → Chim bói cá. Khi nói về chuỗi thức ăn này, phát biểu nào sau đây sai? A. Quan hệ sinh thái giữa tất cả các loài trong chuỗi thức ăn này đều là quan hệ cạnh tranh. B. Quan hệ dinh dưỡng giữa cá rô và chim bói cá dẫn đến hiện tượng khống chế sinh học. C. Tôm, cá rô và chim bói cá thuộc các bậc dinh dưỡng khác nhau. D. Sự tăng, giảm số lượng tôm sẽ ảnh hưởng đến sự tăng, giảm số lượng cá rô. Câu 98: Đáp án A. Vì quan hệ sinh thái giữa tất cả các loài trong chuỗi thức ăn này đều là quan hệ sinh vật ăn sinh vật. B đúng. Vì cá rô là thức ăn của chim bói cá vì vậy số lượng cá rô sẽ bị chim bói cá khống chế ở một khoảng nhất định. C đúng. Vì trong 1 chuỗi thức ăn thì các loài khác nhau sẽ thuộc các bậc dinh dưỡng khác nhau. D đúng. Vì cá rô sử dụng tôm làm thức ăn. Do đó, sự thay đổi số lượng cá thể tôm (quần thể con mồi) sẽ làm thay đổi số lượng cá thể cá rô (quần thể ăn thịt). Câu 99: Ví dụ nào sau đây minh họa cho kiểu biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật theo chu kì? A. Ở Việt Nam, số lượng cá thể của quần thể ếch đồng tăng vào mùa mưa, giảm vào mùa khô. B. Số lượng sâu hại lúa trên một cánh đồng lúa bị giảm mạnh sau một lần phun thuốc trừ sâu. C. Số lượng cá chép ở Hồ Tây bị giảm mạnh do ô nhiễm môi trường nước vào năm 2016. D. Số lượng cây tràm ở rừng U Minh Thượng bị giảm mạnh sau cháy rừng vào năm 2002. Câu 99: A là kiểu biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật theo chu kì.
VỀ ĐÍCH 2024 – Thầy PHAN KHẮC NGHỆ https://www.facebook.com/groups/thaynghedinhcao  Đáp án A B, C, D là kiểu biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật không theo chu kì Câu 100: Thể đột biến nào sau đây có thể được hình thành do sự thụ tinh giữa giao tử đơn bội với giao tử lưỡng bội? A. Thể ba. B. Thể một. C. Thể tam bội. D. Thể tứ bội. Câu 100: Đáp án C. Câu 101: Khi nói về vai trò của đột biến đối với quá trình tiến hóa, phát biểu nào sau đây đúng? A. Đột biến đa bội có thể dẫn đến hình thành loài mới. B. Đội biết cấu trúc nhiễm sắc thể không có ý nghĩa đối với quá trình tiến hóa. C. Đột biến gen trong tự nhiên làm thay đổi nhanh chóng tần số alen của quần thể. D. Đột biến cung cấp nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hóa. Câu 101: Đáp án A. Câu 102: Khi nói về pha sáng của quang hợp, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Chuyển năng lượng ánh sáng thành năng lượng trong ATP và NADPH. II. Diễn ra ở màng tilacoit. III. Chỉ cần có ánh sáng và có nước thì sẽ diễn ra pha sáng. IV. Diễn ra trước pha tối và không sử dụng sản phẩm của pha tối. A. 2. B. 4. C. 3. D. 1. Câu 102: Có 2 phát biểu đúng, đó là I, II.  Đáp án A. III sai. Vì pha sáng sử dụng NADP+ ; ADP và cần sự xúc tác của enzim. Do đó, có ánh sáng và có nước nhưng không có NADP+ thì pha sáng cũng không diễn ra. IV sai. Vì pha sáng sử dụng các sản phẩm NADP+ và ADP của pha tối. Câu 103: Khi nói về hoạt động của opêron Lac ở vi khuẩn E.coli, phát biểu nào sau đây sai? A. Nếu xảy ra đột biến ở giữa gen cấu trúc Z thì có thể làm cho prôtêin do gen này quy định bị bất hoạt. B. Nếu xảy ra đột biến ở gen điều hòa R làm cho gen này không được phiên mã thì các gen cấu trúc Z, Y, A cũng không được phiên mã. C. Khi prôtêin ức chế liên kết với vùng vận hành thì các gen cấu trúc Z, Y, A không được phiên mã. D. Nếu xảy ra đột biến mất 1 cặp nuclêôtit ở giữa gen điều hòa R thì có thể làm cho các gen cấu trúc Z, Y, A phiên mã ngay cả khi môi trường không có lactôzơ. Câu 103: Đáp án B. - Các gen Z, Y, A trong operon Lac chịu sự kiểm soát của protein ức chế. Do đó, nếu gen điều hòa bị đột biến làm mất khả năng phiên mã hoặc đột biến làm cho protein ức chế bị mất chức năng thì các gen cấu trúc Z, Y, A sẽ phiên mã liên tục. - Đột biến ở gen Z hoặc gen Y hoặc gen A thì chỉ làm thay đổi cấu trúc của mARN ở gen bị đột biến mà không liên quan đến gen khác. Khi gen bị đột biến thì cấu trúc của protein do gen đó mã hóa có thể sẽ bị thay đổi cấu trúc và mất chức năng sinh học. - Gen điều hòa phiên mã liên tục để tổng hợp protein ức chế bám lên vùng vận hành làm ngăn cản sự phiên mã của các gen Z, Y, A. Câu 104: Khi nói về hệ tuần hoàn của người bình thường, phát biểu nào sau đây sai? A. Tim co dãn tự động theo chu kì là do hệ dẫn truyền tim. B. Khi tâm thất co, máu được đẩy vào động mạch. C. Máu trong buồng tâm nhĩ trái nghèo ôxi hơn máu trong buồng tâm nhĩ phải. D. Máu trong tĩnh mạch chủ nghèo ôxi hơn máu trong động mạch chủ. Câu 104: Đáp án C. Vì trong tâm nhĩ trái là máu vừa được trao đổi khí ở phổi cho nên giàu O2; Trong tâm nhĩ phải thì máu từ cơ thể về nên nghèo O2.

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.