Content text Lớp 12 - Đề chinh phục điểm 9-10 - 130 câu trắc nghiệm Chương Sinh thái học - File word có lời giải chi tiết.pdf
Sinh thái học Câu 1: Khi nói về xu hướng biến đổi chính trong quá trình diễn thế nguyên sinh, xu hướng nào sau đây không đúng? A. Ổ sinh thái của mỗi loài được mở rộng. B. Tính đa dạng về loài tăng. C. Lưới thức ăn trở nên phức tạp hơn. D. Tổng sản lượng sinh vật được tăng lên. Câu 2: Sau khi phá rừng trồng lúa bà con nông dân có thể trồng lúa một hai vụ mà không phải bón phân. Tuy nhiên, sau đó nếu không bón phân thì năng suất lúa giảm đáng kể. Giải thích nào dưới đây là đúng? A. Các chất dinh dưỡng trong đất đã bị bốc hơi cùng với nước nên đất trở nên nghèo dinh dưỡng. B. Vì trồng lúa nước nên các chất dinh dưỡng từ đất đã bị pha loãng vào nước nên đất trở nên nghèo dinh dưỡng. C. Các chất dinh dưỡng đã bị rửa trôi nên đất trở nên nghèo dinh dưỡng. D. Các chất dinh dưỡng từ đất đã không được luân chuyển trở lại cho đất vì chúng đã bị con người đã chuyển đi nơi khác nên đất trở nên nghèo dinh dưỡng. Câu 3: Trong các dạng tài nguyên được kể tên sau đây, có bao nhiêu dạng tài nguyên tái sinh? (1) Khoáng sản. (2) Năng lượng sóng biển và năng lượng thuỷ triều. (3) Sinh vật. (4) Năng lượng mặt trời. (5) Đất và không khí sạch. (6) Nước. A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 4: Xét các nhóm loài thực vật: (1) Các loài thực vật thân thảo có mô dậu phát triển, biểu bì dày. (2) Các loài thực vật thân thảo có mô dậu kém phát triển, biểu bì mỏng. (3) Các loài thực vật thân gỗ có lá dày, mô dậu phát triển, biểu bì dày. (4) Các loài thực vật thân cây bụi có mô dậu phát triển, biểu bì dày. Nhóm loài xuất hiện đầu tiên trong quá trình diễn thế nguyên sinh là: A. (1) B. (2) C. (3) D. (4) Câu 5: Sơ đồ bên mô tả một số giai đoạn của chu trình cacbon trong tự nhiên.Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Quá trình a bao gồm chủ yếu là quá trình quang hợp. (2) Nhóm A chỉ bao gồm các loài thực vật. (3) Sinh vật thuộc nhóm A bị suy giảm là một trong những nguyên nhân gây nên hiệu ứng nhà kính. (4) Các quá trình b, c, d , e đều là quá trình hô hấp của các sinh vật. A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 6: rong một chuỗi thức ăn của một hệ sinh thái gồm có: Cỏ → châu chấu → cá rô. Nếu tổng năng lượng của cỏ là 7,6.108kcal, tổng năng lượng của châu chấu là 1,4.107kcal, tổng năng lượng của cá rô là 0,9.106kcal. Hiệu suất sinh thái của cá rô và của châu chấu lần lượt là A. 1,8% và 6,4%. B. 6,4% và 1,8%. C. 4,6% và 4,1%. D. 4,1% và 4,6%. Câu 7: Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về đặc trưng về thành phần loài của quần xã? A. Trong các quần xã trên cạn, loài ưu thế thường là các loài thực vật có hạt. B. Loài ưu thế thường có số lượng nhiều và có vai trò khống chế sự phát triển của các loài khác. C. Loài đặc trưng có thể là loài có số lượng nhiều hơn hẳn các loài khác trong quần xã. D. Loài chỉ có mặt ở một quần xã nào đó được gọi là loài đặc trưng. Câu 8: Hệ sinh thái nào sau đây có mức độ khô hạn cao nhất ở vùng ôn đới? A. Thảo nguyên. B. Rừng Địa Trung Hải. C. Hoang mạc D. Savan. Câu 9: Trong nghề nuôi cá, để thu được năng suất tối đa trên một đơn vị diện tích mặt nước thì biện pháp nào sau đây là phù hợp? A. Nuôi nhiều loài cá thuộc cùng một chuỗi thức ăn. B. Nuôi nhiều loài cá với mật độ cao nhằm tiết kiệm diện tích nuôi trồng.
C. Nuôi một loài cá thích hợp với mật độ cao và cho dư thừa thức ăn. D. Nuôi nhiều loài cá sống ở các tầng nước khác nhau. Câu 10: Khẳng định nào sau đây đúng khi nói về ổ sinh thái? A. Các loài cùng sống trong một khu vực thường có ổ sinh thái trùng nhau. B. Ổ sinh thái của loài càng rộng thì khả năng thích nghi của loài càng kém. C. Ổ sinh thái chính là tổ hợp các giới hạn sinh thái của loài về tất cả các nhân tố sinh thái. D. Quần xã càng đa dạng về thành phần loài thì ổ sinh thái của mỗi loài càng bị được mở rộng. Câu 11: Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể không có ý nghĩa nào sau đây? A. Làm tăng khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể. B. Tăng cường dinh dưỡng và khả năng chống chịu của cá thể. C. Giúp quần thể khai thác tối ưu nguồn sống trong môi trường. D. Giúp duy trì mật độ của quần thể phù hợp với sức chứa của môi trường. Câu 12: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về diễn thế sinh thái? A. Trong diễn thế sinh thái, tương ứng với sự biến đổi của quần xã là hình thành những nhóm loài ưu thế khác nhau. B. Diễn thế thứ sinh luôn xảy ra theo hướng ngược lại với diễn thế nguyên sinh và hình thành những quần xã không ổn định. C. Những quần xã xuất hiện sau trong diễn thế nguyên sinh thường có độ đa dạng thấp hơn những quần xã xuất hiện trước. D. Trong diễn thế sinh thái, sự biến đổi của quần xã diễn ra độc lập với sự biến đổi điều kiện ngoại cảnh. Câu 13: Khi nói về các chu trình sinh địa hóa cacbon, phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Sự vận chuyển cacbon qua mỗi bậc dinh dưỡng phụ thuộc vào hiệu suất sinh thái của bậc dinh dưỡng đó. B. Cacbon được tích lũy ở mỗi bậc dinh dưỡng trong quần xã dưới dạng hợp chất hữu cơ. C. Chỉ có một phần nhỏ cacbon tách ra từ chu trình dinh dưỡng để đi vào các lớp trầm tích. D. Nguồn cung cấp cacbon trực tiếp cho quần xã sinh vật là từ các nhiên liệu hóa thạch. Câu 14: Có bao nhiêu biện pháp sau đây góp phần sử dụng bền vững tài nguyên rừng? (1) Thay thế dần các rừng nguyên sinh bằng các rừng thứ sinh có năng suất sinh học cao. (2) Tích cực trồng từng để cung cấp đủ củi, gỗ cho sinh hoạt và phát triển công nghiệp.
(3) Tránh đốt rừng làm nương rẫy. (4) Xây dựng hệ thống các khu bảo vệ thiên nhiên. (5) Xây dựng các nhà máy thủy điện tại các rừng đầu nguồn quan trọng. A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 15: Xét các mối quan hệ sinh thái giữa các loài sau đây: (1) Một số loài tảo nước ngọt nở hoa cùng sống trong một môi trường với các loài cá tôm. (2) Cây tầm gửi sống trên thân các cây gỗ lớn trong rừng. (3) Loài cá ép sống bám trên các loài cá lớn. (4) Dây tơ hồng sống trên tán các cây trong rừng. (5) Trùng roi sống trong ruột mối. Trong các mối quan hệ trên, có bao nhiêu mối quan hệ không gây hại cho các loài tham gia? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 16: Cho các ví dụ minh họa sau: (1) Các con ốc bươu vàng trong một ruộng lúa. (2) Các con cá sống trong cùng một ao. (3) Tập hợp các cây thông trong một rừng thông ở Đà Lạt. (4) Tập hợp các cây cỏ trên một đồng cỏ. (5) Tập hợp những con ong cùng sống trong một khu rừng nguyên sinh. (6) Các con chuột trong vườn nhà. Có bao nhiêu ví dụ không minh họa cho quần thể sinh vật? A. 4 B. 3 C. 5 D. 2 Câu 17: Phát biểu nào sau đây về các thành phần cấu trúc của hệ sinh thái là đúng? A. Thành phần hữu sinh của quần xã bao gồm các sinh vật và xác chết của các sinh vật. B. Sinh vật sản xuất chỉ bao gồm các loài thực vật và vi sinh vật có khả năng quang hợp. C. Sinh vật tiêu thụ bao gồm các loài động vật và một số loại nấm. D. Sinh vật tiêu thụ làm chậm sự tuần hoàn vật chất trong hệ sinh thái. Câu 18: Phát biểu nào sau đây về nguồn tài nguyên nước là không đúng? A. Nước là nguồn tài nguyên vô tận và rất ít thất thoát khi đi qua hệ sinh thái.