Content text Đáp án Phác đồ Sinh Tập 1_final.pdf
1 ĐÁP ÁN CHI TIẾT PHÁC ĐỒ SINH TẬP 1 PHẦN 1. CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ B. BÀI TẬP RÈN LUYỆN I. BÀI TẬP RÈN LUYỆN ADN ĐỀ SỐ 1 1.B 2.A 3.B 4.B 5.C 6.D 7.B 8.C 9.A 10.A 11.D 12.D 13.B 14.A 15.D 16.D 17.C 18.C 19.D 20.A 21.A 22.A 23.B 24.B 25.B 26.C 27.A 28.D 29.B 30.B Câu 1. Đáp án B. Vật chất di truyền chủ yếu ở vùng nhân của tế bào vi khuẩn là ADN. Câu 2. Đáp án A. A đúng B sai ở từ “luôn” vì không phải tất cả các đột biến đều được di truyền cho thế hệ sau. C sai vì không phải tất cả các gen đột biến đều biểu hiện ra kiểu hình. D sai vì đột biến gen cung cấp nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hoá. Câu 3. Đáp án B. Từ 4 loại ribônuclêôtit: A, U, G, X có thể tạo ra: 43 = 64 bộ ba, trong đó có 3 bộ ba không mã hoá axit amin là: UAA, UAG, UGA → Trong các nhóm đưa ra, nhóm gồm những bộ ba mã hoá các axit amin là: AUU, UAU, GUA, UGG. Câu 4. Đáp án B. tARN mang bộ ba đối mã khớp với bộ ba mã sao trên mARN, nếu đúng mã bổ sung với mARN thì mới lắp ghép được vào chuỗi aa tổng hợp → tARN đóng vai trò như “người phiên dịch” (từ mARN sang axit amin → B đúng. Câu 5. Đáp án C. A, B, D là những đặc điểm có ở cả sinh vật nhân thực và sinh vật nhân sơ. C chỉ có ở sinh vật nhân thực vì nhân sơ chỉ có một điểm khởi đầu tái bản. Câu 6. Đáp án D. A sai vì trên mỗi phân tử ADN của sinh vật nhân thực có nhiều điểm khởi đầu nhân đôi ADN. B sai vì enzim tháo xoắn mới làm nhiệm vụ tháo xoắn phân tử ADN. C sai vì ADN của ti thể và ADN ở trong nhân tế bào có số lần nhân đôi có thể bằng hoặc khác nhau. D đúng. Câu 7. Đáp án B. Tính đặc hiệu của mã di truyền là mỗi bộ ba mã hóa một loại axit amin. Câu 8. Đáp án C. Gen bình thường: 5’-AGA GTX AAA GTX TXA XTX-3’ Gen đột biến: 5’-AGA GTX AAA AGT XTX AXT-3’ Đây là dạng đột biến một cặp nuclêôtit A-T được thêm vào đoạn gen. Câu 9. Đáp án A. Trình tự phù hợp với trình tự của mạch mARN được phiên mã từ gen trên là: 3’-UAX XAG AAX AAU GXG XXX UUA- 5’ Câu 10. Đáp án A.
2 Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen, liên quan đến một hoặc một số cặp nuclêôtit trong gen → A sai. Câu 11. Đáp án D. I sai ở từ “luôn”. II sai ở từ “luôn”. III đúng. IV đúng. Vậy có 2 phát biểu đúng. Câu 12. Đáp án D. Ta có H = 2A + 3G = 5022. Mạch 1: G1 = 2A1 = 4T; Mạch 2 của gen có : G2 = A2 + T2 M bị đột biến điểm giảm 1 liên kết hiđrô đây là dạng đột biến thay thế cặp G-X thành cặp A-T - I đúng vì đột biến thay thế không làm thay đổi số lượng nuclêôtit trên gen nên chiều dài của gen không thay đổi. A1 = 1/2G, T1= 1/4G, X1 = G2 = A2 + T2 = T1 + A1 = 1/4G1 + 1/2G1 = 3/4G1 H = = 2A + 3G = 2(A1 + A2) + 3(G1 + G2) = 2(1/2G1 + 1/4G1) + 3(G1 + 3/4G1) = 5022 → 3/2G1 + 21/4 G1 = 5022 ⬄ 27/4 G1 = 5022 → G1= 744 → số nuclêôtit loại G là: G = G1 + G2 = G1+ 3/4G1 = 744 + 3/4.744 = 1302 → II đúng. Gen M có A = T = A1 + A2 = l/2G1 + 1/4G1= 558 → Gen m có T= 558 + 1= 559 → III đúng. Nếu cặp gen Mm nhân đôi 2 lần thì cần môi trường cung cấp số nuclêôtit loại X là: (2X - 1)(XM + Xm) = (22 - 1)(1302 + 1301) = 7809 → IV đúng. → Vậy 4 phát biểu đưa ra là đúng. Câu 13. Đáp án B. Vùng điều hoà nằm ở đầu 3’ của mạch mã gốc của gen cấu trúc → 1 đúng. Phần lớn các gen ở sinh vật nhân thực đều có vùng mã hoá không liên tục → 2 sai. Gen điều hoà là những gen tạo ra sản phẩm kiểm soát hoạt động của các gen khác → 3 đúng. Gen không phân mảnh có ở sinh vật nhân sơ và một số đại diện của sinh vật nhân thực → 4 sai. Vậy số nhận định đúng là 2. Câu 14. Đáp án A. I sai ở từ “luôn” vì không phải tất các gen đột biến đều truyền lại cho tế bào con qua phân bào. Ví dụ: trường hợp rối loạn phân bào hoặc gen nằm ngoài tế bào chất. II đúng. III sai vì đột biến gen xảy ra ở cả gen cấu trúc và gen điều hoà. IV sai vì 3 bộ ba kết thúc là UAA, UAG, UGA → Bộ ba trên mạch mã gốc của gen là: 3’ATT5’ 3’ATX5’ 3’AXT5’ nếu thay thế một cặp A- T bằng cặp G - X thì 3’ATX5’ thành 3’ATT5’ → bộ ba này trên mARN là 5’UAA3’ (là bộ ba kết thúc). Vậy chỉ có một phát biểu đúng. Câu 15. Đáp án D. I sai vì đột biến mất 1 cặp nuclêôtit ở giữa gen M thì chỉ làm thay đổi cấu trúc của chuỗi pôlipeptit của gen đột biến chứ không làm thay đổi mARN của các gen khác. II đúng, vì đột biến chuyển đoạn giữa 2 NST sẽ làm thay đổi cụm gen trong nhóm gen liên kết. Đột biến chuyển đoạn được sử dụng để chuyển gen. III sai ở từ “luôn” vì đột biến có lợi, có hại, hoặc trung tính.
3 IV đúng, nếu đột biến điểm có thể không làm thay đổi thành phần, số lượng nuclêôtit của gen. Ví dụ, đột biến thay thế cặp A-T bằng cặp T-A hoặc đột biến thay thế cặp G-X bằng cặp X-G. Vậy có 2 phát biểu đúng. Câu 16. Đáp án D. Theo bài ra ta có: 1 1 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 A G 50% T X 50% A X 60% A X 60% X G 70% X G 70% → (T2 + A2 + X2 + G2) + 2X2 = 50% + 60% +70% = 180% → 2X2 = 180% - 100% = 80% → X2 = 40% → I đúng. X2 = 40% → A2 = 20%; G2 = 30%; T2 =10% → (A2 + X2) / (T2 + G2) = (20% + 40%) / (10% + 30%) = 3/2 → II đúng. Tỉ lệ % số nuclêôtit mỗi loại của gen là: %A %T 2 2 20% 10% %A %T 15% 2 2 . %G = %x = 50% - 15% = 35% → III đúng. Có T1 = A2 = 20%; G1 = X2 = 40% → T1/ G1 = 20% / 40% = 1/2 → IV đúng. Vậy có 4 phát biểu đúng. Câu 17. Đáp án C. - I, II, III là những phát biểu đúng. - IV sai vì trong quá trình dịch mã tổng hợp prôtêin, phân tử mARN được dịch mã theo chiều 5’ → 3’. Vậy có 3 phát biểu đúng. Câu 18. Đáp án C. I, IV đúng. II, III sai vì đây là hậu quả của đột biến NST. Vậy có 2 phát biểu đúng. Câu 19. Đáp án D. (1) → sai, vì nếu thay thế một cặp nuclêôtit ở vị trí nuclêôtit thứ ba của một bộ ba thì thường không ảnh hưởng đến dịch mã. (2) → đúng, đột biến gen phát sinh các alen mới chưa có ở đời bố mẹ → làm phong phú vốn gen của quần thể. (3) → sai, vì đột biến điểm chỉ liên quan đến một cặp nuclêôtit. (4) → đúng Vậy có 2 phát biểu đúng Câu 20. Đáp án A. A sai vì trong quá trình dịch mã đến khi gặp tín hiệu kết thúc (bộ ba kết thúc trên phân tử mARN) thì quá trình dịch mã dừng lại → không có sự kết cặp các các nuclêôtit theo nguyên tắc bổ sung ở bộ ba kết thúc trên mARN. B đúng, vì quá trình nhân đôi tạo ra 2 ADN con, giống nhau và có số nuclêôtit bằng ADN mẹ ban đầu. C đúng, vì quá trình nhân đôi ADN diễn ra ở pha S của kì trung gian. D đúng → đúng, phiên mã là tổng hợp mARN, diễn ra theo nguyên tắc bổ sung A - U, T - A, G - X, X- G. Câu 21. Đáp án A. A đúng vì trong các trường hợp trên thì “Thêm 1 cặp nuclêôtit ở vị trí số 6” gây hậu quả nghiêm trọng hơn các trường hợp còn lại vì làm thay đổi axit amin từ axit amin thứ 2. B sai vì mất 3 cặp nuclêôtit liên tiếp ở vị trí 15, 16, 17 làm mất một axit amin C, D là dạng đột biến thay thế có sự ảnh hưởng ít nghiêm trọng hơn. Câu 22. Đáp án A.
4 Thứ tự đúng của quá trình tạo phức hệ tiến hành dịch mã gồm các bước II → I → III. Câu 23. Đáp án B. Xem xét các phương án đưa ra, ta nhận thấy: - Trong phiên mã, chỉ có một mạch được chọn để làm khuôn tổng hợp ARN → C không chính xác. - A, C, D là nhận định đúng. Câu 24. Đáp án B. Trong các thành phần đang xét, những thành phần tham gia vào cả hai quá trình tái bản và phiên mã là: ADN (1) và ARN polimeraza (5) → đáp án cho câu hỏi này là 2. Câu 25. Đáp án B. - Đoạn trình tự trên mạch mang mã gốc là 5’...GXATXGTTGAAAATA...3’ → Theo nguyên tắc bổ sung trong phiên mã (A - U; G - X; T - A; X - G) thì đoạn trình tự ribônuclêôtit trên phân tử mARN được phiên mã từ gen nói trên là 5’...UAUUUUXAAXGAUGX...3’ (quá trình dịch mã trên mARN được diễn ra theo chiều 5’ → 3’) → Đoạn trình tự axit amin tương ứng được dịch mã từ phân tử mARN nói trên là Tirôzin - Phêninalanin - Glutamin - Acginin - Xistêin → 3 sai. - Đột biến thay thế nuclêôtit loại T ở vị trí thứ 4 (tính từ trái sang phải) sẽ làm thay thế ribônuclêôtit cuối cùng trong bộ ba XGA (A có thể bị thay thế thành U, X, G) trên phân tử mARN, tuy nhiên các bộ ba XGA, XGU, XGX và XGG đều mã hoá cho Acginin → Đột biến thay thế nuclêôtit loại T ở vị trí thứ 4 (tính từ trái sang phải) không làm ảnh hưởng đến cấu trúc và trình tự axit amin trong phân tử prôtêin do gen tổng hợp → 1 đúng. - Đột biến thay thế nuclêôtit loại G ở vị trí thứ nhất (tính từ trái sang phải) bằng nuclêôtit loại T sẽ làm thay thế ribônuclêôtit cuối cùng trong bộ ba UGX. Sau đột biến, bộ ba này bị biến đổi thành bộ ba UGA không mã hoá axit amin nào (bộ ba kết thúc). Đây là một đột biến vô nghĩa làm kết thúc sớm quá trình dịch mã → 2 sai. - Đột biến thay thế nuclêôtit loại A ở vị trí thứ 13 (tính từ trái sang phải) bằng nuclêôtit loại T sẽ làm thay thế ribônuclêôtit cuối cùng trong bộ ba UAU. Sau đột biến, bộ ba này bị biến đổi thành bộ ba UAA không mã hoá axit amin nào (bộ ba kết thúc). Đây là một đột biến vô nghĩa làm kết thúc sớm quá trình dịch mã → 4 đúng. Vậy số nhận định đúng là 2. Câu 26. Đáp án C. Trong các dạng đột biến đưa ra, đột biến thay thế một cặp nuclêôtit ở phần giữa của vùng mang mã hoá của gen và đột biến đảo ba cặp nuclêôtit thuộc cùng một bộ ba mã hoá của gen chỉ làm ảnh hưởng đến một bộ ba của gen → ảnh hưởng đến 1 axit amin trong chuỗi pôlipeptit do gen qui định tổng hợp. Còn đột biến mất một cặp nuclêôtit hoặc thêm một cặp nuclêôtit sẽ làm sắp xếp lại toàn bộ các bộ ba kể từ điểm bị đột biến đến cuối gen từ đó làm thay đổi toàn bộ các axit amin trong chuỗi pôlipeptit do gen qui định tổng hợp → thay đổi tính trạng tương ứng → Ở những dạng này, đột biến xảy ra ở càng gần phía đầu của vùng mã hoá thì hậu quả gây ra càng nghiêm trọng → trong các dạng đột biến đang xét, “Mất một cặp nuclêôtit ở phần đầu của vùng mang mã hoá của gen” gây ra hậu quả nghiêm trọng nhất. Câu 27. Đáp án A. - Ở sinh vật nhân sơ, các quá trình phiên mã tạo ra mARN, tARN, rARN đều do một loại ARN polimeraza xúc tác → B sai. - Bình thường, các tiểu phần của ribôxôm tồn tại độc lập nhau, chỉ khi tổng hợp prôtêin, hai tiểu phần của ribôxôm mới liên kết với nhau để thực hiện chức năng → A đúng. - Axit amin mở đầu của sinh vật nhân thực là mêtiônin → C sai. - Phiên mã ở phần lớn sinh vật nhân thực tạo ra ARN sơ khai mang cả các đoạn mã hoá axit amin (êxôn) và không mã hoá axit amin (intron) → D sai.