PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text BAI 27 HIEU SUAT - MON VAT LI 10 - KNTT.pdf

Kế hoạch dạy học môn Vật lí 10 Năm học 2022 – 2023 Nhóm soạn giáo án Vật lý THPT Trang 1 BÀI 27: HIỆU SUẤT Thời gian thực hiện: 01 tiết I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Nhận biết được năng lượng có ích và năng lượng hao phí trong quá trình chuyển hóa năng lượng. - Hiểu được khái niệm hiệu suất. - Vận dụng được khái niệm hiệu suất vào một số tình huống thực tế. 2. Năng lực: 2.1. Năng lực chung: - Năng lực tự học và nghiên cứu tài liệu - Năng lực trình bày và trao đổi thông tin. - Năng lực nêu và giải quyết vấn đề. - Năng lực thực nghiệm. - Năng lực hoạt động nhóm 2.2. Năng lực chuyên biệt môn vật lí : - Năng lực kiến thức vật lí. - Năng lực trao đổi thông tin - Năng lực cá nhân của HS 3. Phẩm chất: - Có thái độ hứng thú trong học tập môn Vật lí. - Có sự yêu thích tìm hiểu và liên hệ các hiện tượng thực tế liên quan. - Có tác phong làm việc của nhà khoa học. - Có thái độ khách quan trung thực, nghiêm túc học tập. II. Thiết bị dạy học và học liệu 1. Giáo viên: - Chuẩn bị video: chia sẻ đường link các video trước cho HS tự tìm hiểu + Nhà máy Thủy điện https://www.youtube.com/watch?v=Skfta_-AfNI + Pin năng lượng mặt trời https://www.youtube.com/watch?v=G5SLHzSjbg4 + Nhiệt điện than, không khí thở: https://www.youtube.com/watch?v=jM7AHbZR9O4 - Bài giảng powerpoint, phiếu học tập. 2. Học sinh: - Ôn lại kiến thức đã học về năng lượng và công cơ học. Xem trước video GV gửi. - SGK , vở ghi....
Kế hoạch dạy học môn Vật lí 10 Năm học 2022 – 2023 Nhóm soạn giáo án Vật lý THPT Trang 2 III. Tiến trình dạy học 1. Hoạt động 1: Mở đầu: ( Tạo tình huống học tập) a) Mục tiêu: - Nhắc lại một số kiến thức đã học - Giúp HS nắm được vấn đề cần nghiên cứu trong bài b) Nội dung: - Học sinh tiếp nhận vấn đề từ giáo viên và hoàn thành nhiệm vụ c) Sản phẩm: - Đáp án câu hỏi trong trò chơi - Dự đoán của HS về phần trăm động năng chuyển hóa thành điện năng ở các nhà máy thủy điện. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung *Chuyển giao nhiệm vụ học tập - Nhiệm vụ 1: Tổ chức trò chơi “ HỘP QUÀ MAY MẮN”. Mỗi câu trả lời đúng sẽ được mở một phần thưởng tương ứng ( Điểm cộng, điếm số hay phần quà khích lệ tinh thần) 1. Một vật được thả rơi tự do, trong quá trình rơi A. động năng của vật không đổi. B. thế năng của vật không đổi. C. tổng động năng và thế năng của vật không thay đổi. D. tổng động năng và thế năng của vật luôn thay đổi. 2. Trong quá trình dao động của một con lắc đơn thì tại vị trí cân bằng A. động năng đạt giá trị cực đại. B. thế năng đạt giá trị cực đại. C. cơ năng bằng không. D. thế năng bằng động năng. 3. Cơ năng của một vật có khối lượng 2 kg rơi từ độ cao 5m xuống mặt đất là: A. 10J B. 100J C. 5J D. 50J
Kế hoạch dạy học môn Vật lí 10 Năm học 2022 – 2023 Nhóm soạn giáo án Vật lý THPT Trang 3 4. Một vật được thả cho rơi tự do từ độ cao h = 10m so với mặt đất. Bỏ qua mọi ma sát. Ở độ cao nào thì vật có động năng bằng thế năng? A. 5m B. 20m C. 2,5m D. 4m 5. Giải thích được vì sao vận động viên nhảy sào có thể nhảy lên được tới hơn 6m, trong khi đó vận động viên nhảy cao chỉ nhảy được tới hơn 2m? - Nhiệm vụ 2: Chiếu lại video nhà máy thủy điện yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Phần trăm động năng chuyển hóa thành điện năng ở các nhà máy thủy điện là bao nhiêu? ( HS đã xem video ở nhà). *Thực hiện nhiệm vụ học tập - Cá nhân HS hoạt động thực hiện yêu cầu của GV *Báo cáo kết quả và thảo luận - GV gọi học sinh trình bày đáp án, mỗi nhóm HS trình bày 1 nội dung. + Nhiệm vụ 1: Đáp án các câu hỏi trong trò chơi: 1.C 2.C 3.B 4.A 5. Vì vận động viên nhảy sào sử dụng dụng cụ hỗ trợ là cái sào. Khi sào được cắm xuống đất, đồng thời sào cũng có tính đàn hồisẽ cũng cấp cho vận động viên một năng lượng lớn (thế năng đàn hồi và động năng ban đầu) nên vận động viên sẽ đạt được độ cao lớn hơn độ cao của vận động viên nhảy xa. + Nhiệm vụ 2: Dự đoán của HS có khoảng 60- 70% động năng của thác nước được nhà máy thủy điện chuyển hóa thành điện năng. - HS khác theo dõi, nhận xét, bổ sung. *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Giáo viên nhận xét, đánh giá: ->GV đặt vấn đề cần nghiên cứu: Vậy làm thế nào đế tính toán xác định được phần trăm năng lượng đã chuyển hóa ở trên? Bài học hôm nay chúng ta sẽ giúp chúng ta trả lời được câu hỏi trên.
Kế hoạch dạy học môn Vật lí 10 Năm học 2022 – 2023 Nhóm soạn giáo án Vật lý THPT Trang 4 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Hoạt động 2.1: Tìm hiểu năng lượng có ích và năng lương hao phí a) Mục tiêu: - Năng lượng được coi là có ích hay hao phí cũng tùy thuộc vào từng hoàn cảnh. b) Nội dung: - Học sinh thực hiện nhiệm vụ theo nhóm hoàn thành PHT1 dựa trên gợi ý của giáo viên c) Sản phẩm: HS xác định được loại năng lượng có ích và năng lượng hao phí. d) Tổ chức thực hiện: *Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GVchia lớp thành các nhóm bàn, yêu cầu HS: + NV1: Thảo luận nhóm hoàn thành PHT 1. + NV2: Thảo luận về các vấn đề trong SGK/106 *Thực hiện nhiệm vụ học tập HS hoạt động nhóm thực hiện nhiệm vụ học tập. *Báo cáo kết quả và thảo luận - GV gọi ngẫu nhiên một HS đại diện cho một nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung (nếu có). +NV1 PHIÊU HỌC TẬP 1 Thiết bị Sự chuyển hóa năng lượng Năng lượng có ích Năng lượng hao phí Ô tô chạy bằng xăng Điện năng → Động năng Điện năng → Nhiệt năng Động năng Nhiệt năng, I. Năng lượng có ích và năng lượng hao phí Khi năng lượng được chuyển từ dạng này sang dạng khác, từ vật này sang vật khác, thì luôn có một phần bị hao phí. + Động cơ nhiệt có 60- 70% năng lượng bị hao phí. + Động cơ điện chỉ có khoảng 10% năng lượng bị hao phí. + Pin mặt trời đến 90% năng lượng bị hao phí.

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.