Content text Chuyên Đề 5 . LIEN KET HOA HOC.TRAN THI HONG NGAN.DONG THAP.docx
Tên Giáo Viên Soạn: ThS. Trần Thị Hồng Ngân Nhóm Thầy: Nguyễn Quốc Dũng – Tel & Zalo: 0904.599.481 Page 1 Mẫu soạn thứ 2 giành cho các chuyên đề HSG hoặc ôn chuyên hóa Quy ước tên file: Chuyên Đề Số..... + Tên chuyên đề + Tên Tác Giả + Tên Địa Phương VD: Chuyên đề 33 – Nhận biết các chất vô cơ – Nguyễn Quốc Dũng – Gia Lai - Hạn nộp cuối là ngày 10/07/2024 (yêu cầu đúng hạn) ========================================= Chuyên Đề 5: LIÊN KẾT HOÁ HỌC Phần A: Lí Thuyết I. KHÁI NIỆM VỀ LIÊN KẾT 1. Khái niệm: Liên kết hóa học là sự kết hợp giữa các nguyên tử để tạo thành phân tử hoặc tinh thể bền hơn. 2. Các kiểu liên kết chính: Có 2 kiểu liên kết chính: - Hoặc có sự chuyển e từ nguyên tử này sang nguyên tử khác, lúc đó liên kết được hình thành là liên kết ion. - Hoặc có sự góp chung e, lúc đó liên kết được hình thành là liên kết cộng hóa trị. 3. Quy tắc bát tử: Khi tạo ra thêm một phân tử (có từ hai nguyên tử trở lên) nguyên tử thu thêm hoặc mất bớt hoặc góp chung electron để nguyên tử đó có 8 electron ở vỏ hóa trị (hay lớp ngoài cùng). Có một số ngoại lệ đối với quy tắc này. Sau khi liên kết hóa học đã hình thành mà ở vỏ hóa trị của nguyên tử chỉ có 2e như Li + , Be 2+ . Ví dụ 1: - Nguyên tử sodium (Na) nhường một electron ở lớp electron ngoài cùng thành ion dương Na + có vỏ bền vững giống vỏ nguyên tử khí hiếm Ne. - Nguyên tử Cl nhận vào lớp electron ngoài cùng một electron của nguyên tử Na để tạo thành ion âm Cl - có vỏ bền vững giống vỏ nguyên tử khí hiếm Ar. Ví dụ 2: Nguyên tử O có 6 electron lớp ngoài
Tên Giáo Viên Soạn: ThS. Trần Thị Hồng Ngân Nhóm Thầy: Nguyễn Quốc Dũng – Tel & Zalo: 0904.599.481 Page 2 cùng, để có lớp vỏ bền vững giống vỏ nguyên tử khí hiếm (8 e lớp ngoài cùng) thì mỗi nguyên tử O cần 2 electron, do đó góp chung 2 electron. II. Các dạng liên kết 1. Liên kết ion: - Là liên kết được tạo thành bởi lực hút giữa 2 ion trái dấu. - Sự hình thành liên kết ion: Để có 8e ở lớp vỏ ngoài cùng, nguyên tử kim loại mất số e lớp ngoài cùng để trở thành ion dương, nguyên tử phi kim nhận thêm e để trở thành ion âm. + Kim loại (M) có xu hướng nhường đi e và mang điện tích dương: – nMneM + Phi kim (A) có xu hướng nhận e và mang điện tích âm: nAneA + Khi hai ion tích điện trái dấu hút nhau (bằng lực hút tĩnh điện) tạo ra hợp chất liên lết ion. Ví dụ: xét sự tạo thành liên kết trong NaCl khi đốt Na trong Cl 2 Sự tạo thành ion: - Nguyên tử sodium (Na) nhường một electron ở lớp electron ngoài cùng để tạo thành ion sodium: Na → Na + + 1e - Nguyên tử Cl nhận vào lớp electron ngoài cùng một electron để tạo thành ion chlorine: Cl + 1e → Cl - - Hai ion Na + và Cl - mang điện tích trái dấu nên hút nhau để hình thành liền kết ion trong phân tử muối ăn (NaCl). * Đặc điểm của hợp chất ion: - Chất tạo bởi các ion dương và ion âm được gọi là hợp chất ion. Ở điều kiện thường, các hợp chất ion như muối ăn, vôi sống... là chất rắn, khó bay hơi và nhiệt độ nóng chảy cao, khi tan trong nước tạo thành dung dịch dẫn diện. 2. Liên kết cộng hoá trị - Là liên kết được tạo thành bởi một hoặc nhiều đôi electron dùng chung giữa 2 nguyên tử. Liên kết cộng hoá trị thường là liên kết giữa hai nguyên tử của nguyên tố phi kim và phi kim.
Tên Giáo Viên Soạn: ThS. Trần Thị Hồng Ngân Nhóm Thầy: Nguyễn Quốc Dũng – Tel & Zalo: 0904.599.481 Page 3 - Sự hình thành liên kết cộng hoá trị: Để có được lớp vỏ electron bền vững tương tự khí hiếm gần nhất, các nguyên tử của nguyên tố phi kim có xu hướng góp chung. Sau khi hình thành liên kết, số electron của mỗi nguyên tử được xác định bằng tổng số electron dùng chung giữa các nguyên tử và số electron còn lại của mỗi nguyên tử. Ví dụ 1: xét sự tạo thành liên kết trong phân tử hydrogen + Trước khi hình thành liên kết thì nguyên tử H có 1 electron lớp ngoài cùng. + Khi hình thành phân tử hydrogen, mỗi nguyên tử H góp chung 1 electron tạo thành 1 cặp electron dùng chung. + Sau khi hình thành liên kết thì mỗi nguyên tử H có 2 electron dùng chung ở lớp ngoài cùng. (lớp vỏ electron bền vững tương tự He) Ví dụ 2: xét sự tạo thành liên kết trong phân tử oxygen + Trước khi hình thành liên kết thì nguyên tử O có 6 electron lớp ngoài cùng. + Khi hình thành phân tử oxygen, mỗi nguyên tử O góp chung 2 electron tạo thành 2 cặp electron dùng chung. + Sau khi hình thành liên kết thì mỗi nguyên tử O có 8 electron ở lớp ngoài cùng (lớp vỏ electron bền vững tương tự Ne), trong đó có 2 cặp electron dùng chung. Ví dụ 3: xét sự tạo thành liên kết trong phân tử nước + Trước khi hình thành liên kết thì nguyên tử O có 6 electron lớp ngoài cùng, nguyên tử H có 1 electron lớp ngoài cùng.
Tên Giáo Viên Soạn: ThS. Trần Thị Hồng Ngân Nhóm Thầy: Nguyễn Quốc Dũng – Tel & Zalo: 0904.599.481 Page 4 + Khi hình thành phân tử nước, hai nguyên tử H đã liên kết với một nguyên tử O bằng cách nguyên tử O góp chung với mỗi nguyên tử H một electron tạo thành cặp electron dùng chung. + Sau khi hình thành liên kết thì nguyên tử O có 8 electron ở lớp ngoài cùng (lớp vỏ electron bền vững tương tự Ne), mỗi nguyên tử H có 2 electron dùng chung ở lớp ngoài cùng. (lớp vỏ electron bền vững tương tự He), trong đó có 1 cặp electron dùng chung giữa nguyên tử O với mỗi nguyên tử H. * Đặc điểm của hợp chất ion: - Chất được tạo thành nhờ liên kết cộng hóa trị giữa các nguyên tử được gọi là chất cộng hóa trị. Ở điều kiện thường, chất cộng hóa trị có thể ở cả 3 thể (rắn, lỏng, khí). Chất cộng hoá trị thường có nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy thấp nên dễ bay hơi, kém bền với nhiệt, một số chất tan được trong nước tạo thành dung dịch. Tuỳ thuộc vào chất cộng hoá trị khi tan trong nước mà dung dịch thu được có thể dẫn điện hoặc không. Phần B: Bài Tập Được Phân Dạng (mỗi dạng tối thiểu 10 câu) Dạng 1: Giải thích sự hình thành liên kết trong hợp chất ion - Phương pháp: + B1: Xác định số electron lớp vỏ ngoài cùng của nguyên tử => kim loại (1 (trừ H), 2 hoặc 3 electron ngoài cùng), phi kim (5,6 hoặc 7 electron ngoài cùng). + B2: Xác định số electron nhường (đối với kim loại), số electron nhận (đối với phi kim) để có lớp vỏ electron ngoài cùng bền vững tương tự khí hiếm (2e hoặc 8e) => ion dương (kim lọai), ion âm (phi kim) + B3: Hai ion trái dấu hút nhau hình thành phân tử. Ví dụ: xét sự tạo thành liên kết trong NaCl Sự tạo thành ion: - B1: Na có 1 electron lớp ngoài cùng => kim loại, nhường 1 electron. Cl có 7 electron lớp ngoài cùng => phi kim, nhận 1 electron. - B2: Nguyên tử sodium (Na) nhường một electron ở lớp electron ngoài cùng để tạo thành ion sodium: Na → Na + + 1e Nguyên tử Cl nhận vào lớp electron ngoài cùng một electron để tạo thành ion chlorine: Cl + 1e → Cl - - B3: Hai ion Na + và Cl - mang điện tích trái dấu nên hút nhau để hình thành phân tử NaCl. Bài tập giải chi tiết Câu 1. Cho sơ đồ nguyên tử sau