Content text CHỦ ĐỀ 8 - CHUYỂN ĐỘNG BIẾN ĐỔI. GIA TỐC - GV.docx
CHƯƠNG 2 – ĐỘNG HỌC Chủ đề 8 : CHUYỂN ĐỘNG BIẾN ĐỔI – GIA TỐC I . TÓM TẮT LÝ THUYẾT – PHƯƠNG PHÁP GIẢI 1. Chuyển động thẳng biến đổi: - Chuyển động có vận tốc thay đổi được gọi là chuyển động biến đổi. - Chuyển động thẳng có độ lớn vận tốc tăng hoặc giảm đều theo thời gian gọi là chuyển động thẳng biến đổi đều 2. Gia tốc của chuyển động thẳng biến đổi đều - Gia tốc là đại lượng đặc trưng cho độ biến thiên của vận tốc theo thời gian (cho biết mức độ nhanh chậm của sự thay đổi vận tốc). - Gia tốc là đại lượng vectơ, có đơn vị 2/ms . 21vvv a tt →→→ → - Bất kì vật nào có vận tốc thay đổi (thay đổi độ lớn hoặc hướng chuyển động) đều có gia tốc. - Trong chuyển động thẳng, không đổi chiều: 21vvv a tt - Chuyển động thẳng biến đổi đều được chia làm 2 loại: Chuyển động thẳng nhanh dần đều - Tốc độ tăng đều theo thời gian - a→ và v→ cùng chiều, .0av Chuyển động thẳng chậm dần đều - Tốc độ giảm đều theo thời gian - a→ và v→ ngược chiều, .0av Chú ý: - Trong chuyển động thẳng đều: a = 0
- Trong chuyển động thẳng biến đổi đều: a ≠ 0 và bằng hằng số. 3. Công thức của chuyển động thẳng biến đổi đều 3.1. Công thức tính vận tốc 000 0 vvv avvatt ttt Nếu ở thời điểm ban đầu t 0 = 0 0vvat Nếu ở thời điểm ban đầu t 0 = 0 vật mới bắt đầu chuyển động 00v và vat 3.2. Công thức tính độ dịch chuyển - Độ dịch chuyển = vận tốc trung bình x thời gian: 2 0 1 ... 2dvtat - Trong chuyển động thẳng, không đổi chiều Sd : 2 0 1 ... 2Svtat - Nếu tại thời điểm ban đầu t 0 , vật có vị trí x 0 so với gốc tọa độ thì ta có: 2 00 1 ... 2dxxvtat 2 00 1 ...(*) 2xxvtat (*) gọi là phương trình tọa độ hay phương trình chuyển động của vật chuyển động thẳng biến đổi đều. 3.3. Công thức độc lập với thời gian: 22 02vvaS 4. Đồ thị của chuyển động thẳng biến đổi đều: Xét một vật chuyển động thẳng, không đổi chiều. 4.1. Đồ thị vận tốc - thời gian (v - t) của chuyển động thẳng đều - Đồ thị vận tốc - thời gian của chuyển động thẳng đều là đường thẳng song song với trục Ot
Diện tích s biểu thị độ dịch chuyển d (đồng thời cũng là quãng đường đi được) từ thời điểm t 1 đến t 2 . 4.2. Đồ thị vận tốc - thời gian (v - t) của chuyển động thẳng biến đổi đều - Là đường thẳng xiên góc, tạo với trục thời gian góc α. - Độ dốc (hệ số góc) của đồ thị là gia tốc: 21 21 tanvv a tt - Nếu đồ thị chếch lên thì a > 0 và ngược lại. - Nhìn vào đồ thị, ta có thể biết tính chất chuyển động là nhanh dần đều hay chậm dần đều. Diện tích s biểu thị độ dịch chuyển d (đồng thời cũng là quãng đường đi được) từ thời điểm t 1 đến t 2 . Độ dốc lớn hơn thì gia tốc lớn hơn Độ dốc bằng 0, gia tốc a = 0 5 . Phương pháp giải
DẠNG 1: XÁC ĐỊNH VẬN TỐC, GIA TỐC, QUÃNG ĐƯỜNG ĐI ĐƯỢC TRONG CHUYỂN ĐỘNG THẲNG BIẾN ĐỒI ĐỀU PHƯƠNG PHÁP GIẢI: Chọn chiều dương là chiều chuyển động SỬ DỤNG CÁC CÔNG THỨC: 000 0 vvv avvatt ttt 0vvat 2 0 1 ... 2Svtat 22 02vvaS Trong đó: a>0 nếu vật chuyển động nhanh dần đều (với 00v ) a<0 nếu vật chuyển động chậm dần đều (với 00v ) VÍ DỤ 1: Một đoàn tàu đang chuyển động với vận tốc v 0 = 72 km/h thì hãm phanh chuyển động chậm dần đều, sau 10 giây đạt vận tốc v 1 = 54 km/h a) Sau bao lâu kể từ lúc hãm phanh thì tàu đạt vận tốc v = 36 km/h và sau bao lâu thì tàu dừng hẳn. b) Tính quãng đường đoàn tàu đi được cho đến lúc dừng lại. Hướng dẫn giải: Chọn chiều dương cùng chiều chuyển động của tàu, gốc thời gian là lúc tàu bắt đầu hãm phanh. a. v 0 = 72 km/h = 20 m/s; v 1 = 54 km/h = 15 m/s v= 36km/h=10m/s Gia tốc của tàu là: 210 0 1520 0,5/ 10 vv aams tt Vật đạt vận tốc v = 36 km/h = 10 m/s sau thời gian là: 01020(0,5)20vvattts Khi dừng lại hẳn vật có vận tốc v’ = 0: 0'020(0,5)''40vvattts b. Áp dụng công thức: 22 02vvaS 2222 020202.(0,5)SS400mvvaS