PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text DẠY THÊM - VẬT LÝ 8 - CHỦ ĐỀ 3 - ÁP SUẤT TRONG CHẤT LỎNG.doc

ÔN TẬP KHOA HỌC TỰ NHIÊN 8 THEO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018
ÔN TẬP– KHTN LỚP 8 – PHẦN VẬT LÝ 2 CHỦ ĐỀ 3 - ÁP SUẤT CHẤT LỎNG A- TÓM TẮT LÝ THUYẾT I- Áp suất chất lỏng - Sự tồn tại của áp suất chất lỏng - Chất lỏng gây áp suất theo mọi phương lên các vật ở trong lòng nó. Vật càng ở sâu trong lòng chất lỏng thì chịu tác dụng của áp suất chất lỏng càng lớn. Áp suất tác dụng vào chất lỏng sẽ được chất lỏng truyền đi nguyên vẹn theo mọi hướng. Bình thông nhau Bình thông nhau là bình gồm hai hoặc nhiều nhánh có hình dạng bất kì, phần miệng thông với không khí, phần đáy được nối thông với nhau. Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, các mặt thoáng của chất lỏng ở các nhánh khác nhau đều cùng ở một độ cao (không phụ thuộc vào hình dạng của các nhánh). 2- Máy nén thủy lực Một trong những ứng dụng cơ bản của bình thông nhau và sự truyền áp suất trong chất lỏng là máy nén thủy lực: Khi tác dụng một lực f lên pittong nhỏ có diện tích s, lực này gây áp suất lên chất lỏng. Áp suất này được chất lỏng truyền đi nguyên vẹn theo mọi hướng tới pittong lớn có diện tích S và gây ra lực nâng F lên pittong này:
ÔN TẬP– KHTN LỚP 8 – PHẦN VẬT LÝ 3 B- BÀI TẬP I- BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM MỨC ĐỘ 1: BIẾT (6 câu biết) Câu 1. Điều nào sau đây đúng khi nói về áp suất chất lỏng? A. Chất lỏng gây áp suất theo mọi phương. B. Áp suất tác dụng lên thành bình không phụ thuộc diện tích bị ép. C. Áp suất gây ra do trọng lượng của chất lỏng tác dụng lên một điểm tỉ lệ nghịch với độ sâu. D. Nếu cùng độ sâu thì áp suất như nhau trong mọi chất lỏng Câu 2. Điều nào sau đây sai khi nói về áp suất chất lỏng? A. Chất lỏng gây áp suất theo mọi hướng. B. Áp suất tác dụng lên thành bình phục thuộc vào diện tích bị ép. C. Áp suất gây ra do trọng lượng của chất lỏng tác dụng lên một điểm tỉ lệ với độ sâu. D. Áp suất tại những điểm trên một mặt phẳng nằm ngang trong chất lỏng đứng yên là khác nhau. Câu 3. Áp suất mà chất lỏng tác dụng lên một điểm phụ thuộc: A. Khối lượng lớp chất lỏng phía trên. B. Trọng lượng lớp chất lỏng phía trên. C. Thể tích lớp chất lỏng phía trên. D. Độ cao lớp chất lỏng phía trên. Câu 4. Điều nào sau đây đúng khi nói về bình thông nhau? A. Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, lượng chất lỏng ở hai nhánh luôn khác nhau. B. Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, mực chất lỏng ở hai nhánh có thể khác nhau. C. Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, không tồn tại áp suất của chất lỏng D. Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, các mực chất lỏng ở hai nhánh luôn có cùng một độ cao. Câu 5. Hút bớt không khí trong một vỏ hộp đựng sữa bằng giấy, ta thấy vỏ hộp giấy bị bẹp lại là vì: A. việc hút mạnh đã làm bẹp hộp. B. áp suất bên trong hộp tăng lên làm cho hộp bị biến dạng. C. áp suất bên trong hộp giảm, áp suất khí quyển ở bên ngoài hộp lớn hơn làm nó bẹp. D. khi hút mạnh làm yếu các thành hộp làm hộp bẹp đi. Câu 6. Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào KHÔNG do áp suất khí quyển gây ra? A. Một cốc đựng đầy nước đang được đậy bằng miếng bìa khi lộn ngược cốc thì nước không chảy ra ngoài. B. Con người có thể hít không khí vào phổi. C. Chúng ta khó rút chân ra khỏi bùn. D. Vật rơi từ trên cao xuống. MỨC ĐỘ 2 : HIỂU (3 câu ) Câu 1. Một cục nước đá đang nổi trong bình nước. Mực nước trong bình thay đổi như thế nào khi cục nước đá tan hết? A. Tăng B. Giảm. C. Không đổi. D. Không xác định
ÔN TẬP– KHTN LỚP 8 – PHẦN VẬT LÝ 4 Câu 2. Ba bình chứa cùng 1 lượng nước ở 4 0 C. Đun nóng cả 3 bình lên cùng 1 nhiệt độ. So sánh áp suất của nước tác dụng lên đáy bình ta thấy: A. p 1 = p 2 = p 3 . B. p 1 > p 2 > p 3 . C. p 3 > p 2 > p 1 . D. p 2 > p 3 > p 1 . Câu 3. Một bình đựng chất lỏng như hình dưới. Áp suất tại điểm nào nhỏ nhất? A. Tại M. B. Tại N. C. Tại P. D. Tại Q. MỨC ĐỘ 3: VẬN DỤNG (GIẢI CHI TIẾT) 3 câu Câu 1. Một tầu ngầm đang di chuyển dưới biển. Áp kế đặt ở ngoài vỏ tàu chỉ 875000 N/m 2 , một lúc sau áp kế chỉ 1165000 N/m 2 . Nhận xét nào sau đây là đúng? A. Tàu đang lặn xuống. B. Tàu đang chuyển động về phía trước theo phương ngang. C. Tàu đang từ từ nổi lên. D. Tàu đang chuyển động lùi về ohias sau theo phương ngang. Hướng dẫn giải Theo đề bài, ta có: - Áp suất ban đầu là 875000 N/m 2 . - Áp suất lúc sau là 1165000 N/m 2 . Ta có, áp suất p = d.h Trong đó: h là độ sâu tính từ mặt thoáng chất lỏng đến điểm tính áp suất (m). Mà: áp suất lúc sau hơn áp suất ban đầu. Suy ra độ sâu của tàu so với mặt nước biển lúc sau lớn hơn ban đầu. Vậy: tàu đang lặn. II- BÀI TẬP TỰ LUẬN 1. NHẬN BIẾT Câu 1: Công thức tính áp suất chất lỏng là? Chỉ ra các đại lượng đặc trưng có trong công thức và nêu rõ đơn vị của chúng. Giải: p = d.h Trong đó:      + p: áp suất ở đáy cột chất lỏng (Pa)      + h: là độ sâu tính từ mặt thoáng chất lỏng đến điểm tính áp suất (m)      + d: trọng lượng riêng của chất lỏng (N/m 3 ) Câu 2: Áp suất mà chất lỏng tác dụng lên một điểm phụ thuộc vào điều gì? Giải: Ta có: áp suất chất lỏng p = d.h => Áp suất mà chất lỏng tác dụng lên một điểm phụ thuộc vào: + trọng lượng riêng của chất lỏng (d)

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.