Content text ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 9 - HS.docx
2 Tinh bột Cellulose – Tinh bột và cellulose đều có công thức chung: (C 6 H 10 O 5 ) n . – Tinh bột có trong gạo, sắn, ...; cellulose có nhiều trong bông vải, gỗ,... – Tinh bột: thể rắn, không tan trong nước lạnh. – Cellulose: thể rắn, dạng sợi, không tan trong nước. – Tinh bột và cellulose đều có phản ứng thuỷ phân tạo glucose. – Riêng tinh bột có phản ứng với dung dịch iodine tạo màu xanh tím. – Tinh bột cung cấp lương thực cho con người, làm nguyên liệu cho một số ngành công nghiệp, ... – Cellulose cung cấp nguyên liệu trong xây dựng, công nghiệp, ... Protein Protein được tạo bởi các đơn vị amino acid, khối lượng phân tử rất lớn. – Protein bị thuỷ phân bởi enzyme hoặc môi trường acid hay base tạo ra các amino acid. – Protein bị phân huỷ ở nhiệt độ cao tạo ra chất có mùi khét. – Protein bị đông tụ khi có acid (hoặc base) hay khi đun nóng. Protein cung cấp năng lượng, duy trì sự sống và tăng cường sức khoẻ.
4 TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP Câu 1. Monosaccharide là chất nào sau đây? A. Saccharose. B. Cellulose. C. Glucose. D. Tinh bột. Câu 2. Cho các phát biểu về glucose như sau: (1) Khi cho men rượu vào dung dịch glucose ở nhiệt độ thích hợp (30 – 32°C) glucose sẽ chuyển dần thành ethylic alcohol. (2) Glucose cũng có trong cơ thể người và động vật. (3) Trong phản ứng tráng gương glucose bị oxi hóa thành gluconic acid. (4) Glucose có nhiều nhất trong gạo lứt. Số phát biểu đúng là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 3. Chất không có khả năng tham gia phản ứng thủy phân là A. tinh bột. B. cellulose. C. saccharose. D. glucose. Câu 4. Người bị tiểu đường phải hạn chế ăn trái cây chín ngọt vì A. trong trái cây chín ngọt có nhiều chất kháng ilsulin. B. trong trái cây chín ngọt chứa nhiều đường glucose. C. trái cây chín ngọt có chứa chất gây hạ đường huyết. D. trái cây chín ngọt có chứa chất gây béo phì. Câu 5. Vì sao khi ta nhai cơm chậm trong miệng thấy có vị ngọt? A. Vì trong cơm có đường saccharose. B. Vì cơm là tinh bột, do xúc tác của enzyme trong nước bọt nên tinh bột bị thủy phân thành glucose. C. Vì trong cơm có đường glucose. D. Vì trong cơm có tinh bột, tinh bột có vị ngọt. Câu 6. Saccharose tham gia phản ứng hóa học nào sau đây? A. Phản ứng tráng gương. B. Phản ứng thủy phân. C. Phản ứng xà phòng hóa. D. Phản ứng ester hóa. Câu 7. Loại thực phẩm nào sau đây không chứa nhiều saccharose? A. Đường phèn. B. Mật mía. C. Mật ong. D. Đường kính. Câu 8. Ứng dụng nào sau đây không phải là của saccharose? A. Dùng làm thức ăn cho người. B. Làm nguyên liệu cho công nghiệp thực phẩm. C. Làm nguyên liệu để pha chế thuốc. D. Làm bột giặt. Câu 9. Để phân biệt saccharose và glucose người ta dùng A. dung dịch H 2 SO 4 loãng. B. dung dịch NaOH.