Content text 01. Sở Giáo Dục Ninh Bình - Lần 1 (Thi thử Tốt Nghiệp THPT 2025 môn Địa Lí).docx
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH NINH BÌNH (Đề thi có 04 trang) ĐỀ KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC LỚP 12 THPT, GDTX LẦN THỨ NHẤT NĂM HỌC 2024 - 2025 Môn thi: ĐỊA LÍ Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề PHẦN I: CÂU TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN Câu 1: Loại gió gây mưa phùn ở đồng bằng Bắc Bộ và ven biển Bắc Trung Bộ nước ta là A. Tín phong bán cầu Bắc. B. gió mùa Tây Nam. C. gió phơn Tây Nam. D. gió mùa Đông Bắc. Câu 2: Nguyên nhân chủ yếu làm cho tài nguyên đất của nước ta bị thoái hoá là A. ô nhiễm môi trường, đốt rừng làm nương rẫy. B. chuyển đổi mục đích sử dụng, tình trạng di dân. C. sức ép của dân số, sử dụng không hợp lí kéo dài. D. khí hậu thất thường, các thiên tai gia tăng. Câu 3: Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu cho phần lãnh thổ phía Nam nước ta là đới rừng A. nhiệt đới gió mùa. B. cận nhiệt đới gió mùa. C. ôn đới gió mùa. D. cận xích đạo gió mùa. Câu 4: Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của nước ta đang có sự biến đổi nhanh chóng chủ yếu do A. dân số trẻ, nguồn lao động tăng nhanh. B. dân số tăng nhanh, lao động dồi dào. C. phát triển giáo dục, tăng tuổi thọ. D. chính sách dân số, nâng cao mức sống. Câu 5: Cho biểu đồ:
Biểu đồ cơ cấu dân số theo nhóm tuổi ở nước ta năm 2009 và năm 2021 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2021, nxb Thống kê Việt Nam 2022) Nhận xét nào sau đây đúng với biểu đồ trên? A. Tỉ trọng nhóm từ 15 đến 64 tuổi giảm nhiều hơn hơn nhóm dưới 15 tuổi. B. Tỉ trọng nhóm dưới 15 tuổi và từ 65 tuổi trở lên đều tăng. C. Tỉ trọng nhóm từ 15 đến 64 tuổi cao nhất và có xu hướng tăng. D. Tỉ trọng nhóm từ 65 tuổi trở lên thấp nhất và tăng 0,9%. Câu 6: Nam Bộ nước ta có mưa nhiều vào mùa hạ chủ yếu do tác động của A. bão, dải hội tụ và áp thấp nhiệt đới, gió mùa Tây Nam, gió phơn Tây Nam. B. gió mùa Tây Nam, dải hội tụ nhiệt đới, gió tây nam từ Bắc Ấn Độ Dương đến. C. gió tây nam từ Bắc Ấn Độ Dương đến, Tín phong bán cầu Bắc, dải hội tụ. D. gió mùa Tây Nam, Tín phong bán cầu Bắc, bão, dải hội tụ, áp thấp nhiệt đới. Câu 7: Nhân tố chủ yếu tạo nên sự đa dạng trong cơ cấu cây trồng ở nước ta hiện nay là A. địa hình, đất trồng. B. địa hình, sông ngòi. C. khí hậu, đất trồng. D. sông ngòi, khí hậu. Câu 8: Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ nước ta có biên độ nhiệt độ năm lớn chủ yếu do tác động của A. gió mùa Tây Nam, thời gian Mặt Trời lên thiên đỉnh, nằm gần chí tuyến. B. Tín phong bán cầu Bắc, thời gian Mặt Trời lên thiên đỉnh, xa xích đạo. C. thời gian Mặt Trời lên thiên đỉnh, gió, vị trí nằm cách xa vùng xích đạo. D. vị trí nằm gần chí tuyến, gió mùa hạ, thời gian Mặt Trời lên thiên đỉnh. Câu 9: Do tiếp giáp Biển Đông nên nước ta có A. khoáng sản và sinh vật đa dạng. B. lượng mưa lớn, độ ẩm không khí cao.
C. số giờ nắng nhiều, nền nhiệt cao. D. gió mùa đông và gió mùa hạ hoạt động. Câu 10: Đặc điểm nào sau đây không đúng với sông ngòi nước ta? A. Có hàm lượng phù sa lớn. B. Chế độ dòng chảy ổn định. C. Mạng lưới dày đặc. D. Thủy chế theo mùa. Câu 11: Vị trí địa lí nước ta A. nằm ở bờ đông của Thái Bình Dương. B. nằm trong khu vực gió mùa châu Á. C. gần với chí tuyến bán cầu Nam. D. thuộc khu vực khí hậu ôn đới. Câu 12: Chiến lược phát triển dân số của nước ta hiện nay là A. đưa tỉ số giới tính khi sinh về mức cân bằng. B. nâng cao năng lực dự báo về việc làm. C. hỗ trợ và nâng cao sức khỏe cho người dân. D. chủ động xã hội hóa trong đào tạo nghề. Câu 13: Đô thị ở nước ta hiện nay A. tập trung chủ yếu ở miền núi. B. thiếu nhiều lao động lành nghề. C. chất lượng cuộc sống còn thấp. D. có đóng góp lớn trong an sinh xã hội. Câu 14: Đặc điểm khí hậu của đai nhiệt đới gió mùa ở nước ta là A. mát mẻ, nhiệt độ trung bình các tháng dưới 25°C. B. lạnh, chỉ có 2 tháng nhiệt độ trên 25°C. C. ôn đới, nhiệt độ trung bình năm dưới 15°C. D. mùa hạ nóng, nhiệt độ trung bình các tháng trên 25°C. Câu 15: Đầu mùa hạ, gió tây nam thường gây mưa lớn cho vùng A. Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ. B. Nam Bộ và Bắc Trung Bộ. C. Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ. D. Nam Bộ và Tây Nguyên. Câu 16: Sự phân hóa thiên nhiên giữa sườn đông và sườn tây của dãy Trường Sơn Nam nước ta chủ yếu do A. độ cao địa hình và ảnh hưởng của biển. B. tác động của các loại gió và hướng địa hình. C. ảnh hưởng của biển và lớp phủ thực vật. D. độ cao địa hình và hướng địa hình. Câu 17: Biện pháp chủ yếu để bảo vệ tài nguyên đất nông nghiệp ở vùng đồng bằng nước ta là A. áp dụng biện pháp nông - lâm kết hợp. B. định canh, định cư cho người dân. C. canh tác hợp lí, chống ô nhiễm đất. D. thực hiện kĩ thuật canh tác trên đất dốc. Câu 18: Ý nghĩa về văn hóa - xã hội của vị trí địa lí nước ta là A. xây dựng mối quan hệ hòa bình với các nước. B. mở rộng giao thương với các nước trong khu vực.
C. phát triển nhiều loại hình giao thông vận tải. D. thu hút nguồn vốn đầu tư của nước ngoài. PHẦN II: CÂU TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI Câu 19: Cho thông tin: Nước ta nằm ở phía đông nam của Châu Á, có chung Biển Đông với nhiều nước… Vùng Biển Đông rộng lớn là nguồn dự trữ dồi dào về nhiệt và ẩm, có tác dụng điều hòa khí hậu, cung cấp lượng mưa và độ ẩm lớn, vì vậy cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu là rừng nhiệt đới ẩm thường xanh. Sinh vật vùng biển nước ta đa dạng và phong phú. a) Lãnh thổ hẹp ngang, trải dài nhiều vĩ độ, giáp Biển Đông là những nhân tố quan trọng làm cho nước ta hình thành các đai cao tự nhiên. b) Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của Biển Đông thể hiện rõ qua yếu tố hải văn và sinh vật. c) Ở nước ta cảnh quan rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh thay thế cảnh quan hoang mạc và bán hoang mạc của vùng nhiệt đới là do giáp Biển Đông và gió mùa đem lại. d) Tài nguyên sinh vật biển nước ta giàu thành phần loài và có năng suất sinh học cao chủ yếu do vị trí nằm trong vùng nội chí tuyến, có nhiều đảo ven bờ, địa hình tương đối kín và chế độ thủy triều phức tạp. Câu 20: Cho thông tin: Về địa hình, đây là miền có địa hình cao nhất cả nước, với nhiều đỉnh cao trên 2000m... Khu vực ven biển có kiểu địa hình bồi tụ - mài mòn, thềm lục địa càng vào nam càng thu hẹp. Vùng biển có một số đảo như: Cồn Cỏ, hòn Mê, hòn Ngư… Về khí hậu, miền có mùa đông đến muộn và kết thúc sớm; đầu mùa hạ, phần phía nam của miền chịu tác động của gió phơn Tây Nam. a) Những đặc điểm trên thuộc miền tự nhiên Nam Trung Bộ và Nam Bộ.4 b) Miền có độ cao địa hình lớn chủ yếu do tác động của vị trí địa lí, cường độ nâng trong Tân kiến tạo và các mảng của khối nền cổ. c) Địa hình đồng bằng của miền nhỏ hẹp, bị chia cắt với nhiều đồi núi sót, có nhiều cồn cát, đầm phá. d) Đầu mùa hạ, khí hậu của miền chịu tác động của gió Tây khô nóng chủ yếu do các loại gió hướng tây nam kết hợp với hướng của địa hình. Câu 21: Cho biểu đồ: