PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text BLOCK 1- 5_A.pdf

www.dientamdo.com BLOCK 1-5 - Answer WWW.DIENTAMDO.COM
1 BLOCK 1-5 - Answer Copyright© www.dientamdo.com (Lưu ý:nhịp tim nếu không nói gì thêm thì đó là nhịp thất, trục điện tim nếu không nói gì thêm thì đó là trục của phức bộ QRS) (Một lưu ý khác là do tài liệu này chúng tôi lấy không phải từ Ecgteacher.com, cho nên sẽ có một số kiến thức khác với những gì các bạn được dạy ở ECGteacher.com. Y học là trường phái, cho nên hi vọng các bạn nhận ra những sự khác biệt này và chấp nhận nó) ECG1. Nhịp xoang, tần số 60 lần/phút, ECG bình thường. Nhịp xoang thường được định nghĩa là nhịp xuất phát từ nút xoang với tần số từ 60 – 100 lần/phút và trục của sóng P thay đổi từ +150 - +750 . Thông thường nhịp xoang có thể được chẩn đoán nếu sóng P dương ở các chuyển đạo I, II, III và aVF; nếu như sóng P đảo ngược ở 1 trong bất cứ các chuyển đạo nào kể trên, nó chỉ ra nguồn gốc phát xung của sóng P không phải từ nút xoang mà là một ổ nào đó ở tâm nhĩ. Khoảng PR ở đây>0.12 giây, nếu khoảng PR <0.12 giây thì thường nguồn gốc phát xung là ở bộ nối hoặc có sự xuất hiện của một hội chứng tiền kích thích (ví dụ như hội chứng Wolff – Parkinson – White chẳng hạn). Một ECG bình thường cũng thường biểu hiện sóng T âm ở các chuyển đạo aVR và V1. ECG2. Nhịp xoang –loạn nhịp xoang, tần số 66 lần/phút, tái cực sớm lành tính (benign early repolariziation (BER). Loạn nhịp xoang được định nghĩa là nhịp xoang với sự khác biệt của khoảng RR lớn nhất và khoảng RR bé nhất là > 0.16 giây trong tất cả các chu chuyển tim. Điều này làm cho nhịp tim hơi không đều một chút và hiện tượng thường xuất hiện ở những tần số tim thấp (<70 lần/phút). Tái cực sớm lành tính (BER) thường gặp ở những người trẻ tuổi, khỏe mạnh, đặc biệt là nam giới và đây hoàn toàn là bình thường. Bệnh nhân biểu hiện đoạn ST chênh lên ở rất nhiều chuyển đạo, nhưng thường không chênh ở aVR hoặc V1.Trong BER, thường không có sự thay đổi đoạn ST khu trú, và đây là đặc điểm giúp ta phân biệt
2 BLOCK 1-5 - Answer Copyright© www.dientamdo.com dạng rối loạn này với nhồi máu cơ tim cấp. Viêm màng ngoài tim cấp tính đôi khi cũng khó phân biệt với BER. Nếu có đoạn PR chênh lên chênh xuống (PR – segment depression) bất thường ở nhiều chuyển đạo thì giúp hướng về chẩn đoán viêm màng ngoài tim cấp nhiều hơn; tuy nhiên; việc phân biệt giữa 2 tình huống này cần dựa trên việc khai thác bệnh sử rõ ràng và việc thăm khám lâm sàng: viêm màng ngoài tim cấp thường đi kèm với cơn đau nhói trong ngực thay đổi theo tư thế, và những bệnh nhân này khi nghe tim thường có tiếng cọ màng ngoài tim. ECG3. Nhịp xoang, tần số 91 lần/phút, với block nhĩ thất độ 1. Khoảng PR bình thường thay đổi từ 0.12 – 0.20 giây. Bệnh nhân này bị block nhĩ thất độ 1 rõ với khoảng PR là 0.32 giây. ECG4. Ngoại tâm thu nhĩ, tần số 82 lần/phút, ngoài ta ECG hoàn toàn bình thường. Sóng P âm ở chuyển đạo I, II và aVF gợi ý nguồn gốc của ngoại tâm thu là từ nhĩ. Khoảng PR nằm trong giới hạn bình thường (0.16 giây) cho thấy nguồn gốc từ nhĩ chứ không phải là từ bộ nối nhĩ thất. ECG5. Nhịp bộ nối, tần số 50 lần/phút. Nhịp bộ nối thường có nhịp thay đổi từ 40 – 60 lần/phút và phức bộ QRS hẹp (trừ khi đi kèm với rối loạn dẫn truyền trong thất, ví dụ như block nhánh chẳng hạn). Nếu như nhịp bộ nối từ 61 – 100 lần/phút, thì ta gọi nó là “nhịp bộ nối tăng tốc”, nếu như nhịp > 100 lần/phút thì ta gọi là nhịp nhanh bộ nối. Trong nhịp bộ nối, sóng P có thể bị chôn vùi, đi trước, hoặc đi sau phức bộ QRS. Nếu sóng P (đảo ngược) đi trước phức bộ QRS thì thường đi kèm với khoảng PR ngắn lại (<0.12 giây). Bệnh nhân này vừa mới bắt đầu sử dụng thuốc chẹn canxi để điều trị tăng huyết áp. Khi ngưng thuốc này đi, nhịp xoang có thể trở lại và tần số thất sẽ tăng lên.
3 BLOCK 1-5 - Answer Copyright© www.dientamdo.com ECG6. Nhịp nội tại thất tăng tốc (Accelerated idioventricular rhythm – AIVR), tần số 65 lần/phút. Nhịp thoát thất thường có tần số thay đổi từ 20 – 40 lần/phút. Nếu nhịp thất thay đổi từ 40 – 110 lần/phút(lưu ý tiêu chuẩn này khác một chút so với Ecgteacher), thì người ta chẩn đoán là “Nhịp thất tăng tốc hoặc nhịp nội tại thất tăng tốc”. Nếu như nhịp tim > 110 lần/phút, thì chẩn đoán là “Nhịp nhanh thất”. ECG đánh giá nhịp của bệnh nhân (chuyển đạo II nằm ở phía dưới) cho thấy có phân ly nhĩ thất, nhất là ở đoạn phía sau. AIVR thường gặp trong bối cảnh của nhồi máu cơ tim cấp tính, đặc biệt là sau khi sử dụng thuốc tiêu sợi huyết. AIVR được cho là một dấu hiệu của tình trạng tái tưới máu. Rối loạn nhịp trên bệnh nhân như thế này thường sẽ phục hồi sau một vài phút mà không cần điều trị gì, đặc biệt là dạng AIVR sau liệu pháp tiêu sợi huyết. ECG7. Nhịp xoang, tần số 100 lần/phút, block nhánh phải (Right bundle branch block - RBBB). RBBB được đặc trưng bởi hình ảnh rSR’ở các chuyển đạo trước tim bên phải, tuy nhiên, cũng có thể chỉ gặp hình ảnh một sóng R rộng đơn thuần hoặc hình ảnh qR. Sóng S ở các chuyển đạo bên (I, aVL, V5, V6) thường rộng, và khoảng QRS ≥ 0.12 giây. Nếu như tất cả các tiêu chuẩn này đều thỏa mãn ngoại trừ QRS ≥0.12 giây không thỏa mãn, thì người ta chẩn đoán là block nhánh phải không hoàn toàn (incomplete RBBB). Chuyển đạo V1 – V3 thường đi kèm hình ảnh ST chênh xuống và sóng T đảo ngược. Nếu như ST chênh lên thì các bạn phải chú ý đến khả năng một nhồi máu cơ tim cấp (các bạn có thể xem lại video về Block nhánh). ECG8. Nhịp xoang, tần số 80 lần/phút, block nhĩ thất độ 1, block nhánh trái (left bundle branch block – LBBB). LBBB được đặc trưng bởi phức bộ QRS kéo dài ≥ 0.12 giây, trục QRS xu hướng trái, sóng R rộng ở chuyển đạo I và V6 (hoặc có hình dạng chữ M), và sóng S

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.