Content text Bài 6. Chụp ảnh cộng hưởng từ (MRI).docx
1 Ngày soạn:…/…/… Ngày dạy:…/…/… BÀI 6: CHỤP ẢNH CỘNG HƯỞNG TỪ (MRI) Thời gian thực hiện: 2 tiết I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Sau bài học này, HS sẽ: - Khái niệm về diode bán dẫn: Diode bán dẫn là một loại linh kiện bán dẫn chỉ cho phép dòng điện đi qua nó theo một chiều nhất định. - Thí nghiệm khảo sát mối quan hệ giữa dòng điện và điện áp qua diode bán dẫn. - Chỉnh lưu dòng điện xoay chiều: nửa chu kì sử dụng diode và cả chu kì sử dụng cầu chỉnh lưu. 2. Năng lực Năng lực chung: - Năng lực tự học: Chủ động, tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập, phát triển khả năng tư duy độc lập của HS. - Năng lực giao tiếp hợp tác: Làm việc nhóm, tích cực tham gia thảo luận nhóm, trao đổi và chia sẻ ý tưởng của nội dung học tập. - Năng lực giải quyết vấn đề: Đề xuất vấn đề, nêu giả thuyết, lập kế hoạch, sáng tạo nhiều cách để giải quyết các tình huống thực tế. Năng lực vật lí: - Nhận thức vật lí: Nêu được sơ lược nguyên lí chụp cộng hưởng từ. 3. Phẩm chất - Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập vật lí. - Chủ động, tích cực tham gia các hoạt động học tập. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
2 1. Đối với giáo viên: - SCĐ, SGV Chuyên đề học tập Vật lí 12, Kế hoạch bài dạy. - Một số ảnh chụp cộng hưởng từ MRI của não bộ hoặc tim mạch. - Hình ảnh máy chụp MRI và sơ đồ nguyên lí hoạt động của máy chụp MRI. - Giấy khổ A0. - Máy chiếu, máy tính (nếu có). 2. Đối với học sinh: - SCĐ Chuyên đề học tập Vật lí 12. - Hình vẽ liên quan đến nội dung bài học và các dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Từ ví dụ thực tiễn trong đời sống, giúp HS bước đầu xác định được vấn đề của bài học về chụp ảnh công hưởng từ (MRI) b. Nội dung: GV cho HS thảo luận về nội dung mở đầu trong SCĐ, từ đó định hướng HS vào nội dung của bài học. c. Sản phẩm học tập: HS hứng thú tìm hiểu về chụp ảnh cộng hưởng từ. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV nhắc lại các kĩ thuật chẩn đoán tiên tiến tại các bệnh viện ngày nay như siêu âm, X- quang, chụp ảnh cắt lớp. - GV chiếu hình ảnh chụp MRI để chẩn đoán đột quỵ não (hình 6.1)
3 - GV giới thiệu: Để chẩn đoán những bất thường của não (Hình 6.1) và tuỷ sống; các bệnh liên quan đến tim mạch; bệnh liên quan đến các cơ quan nội tạng như gan, lá lách, phổi, ... bác sĩ thường tư vấn và yêu cầu bệnh nhân chụp ảnh cộng hưởng từ (MRI - Magnetic Resonance Imaging) để thu được những hình ảnh chi tiết hơn các kĩ thuật chụp ảnh khác như siêu âm, chụp ảnh cắt lớp (CT). Từ đó góp phần đáng kể giúp quá trình chẩn đoán của bác sĩ được chính xác hơn. - GV nêu câu hỏi: Vậy kĩ thuật chụp cộng hưởng từ là gì và hoạt động dựa trên những cơ sở vật lí nào? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc cá nhân, suy nghĩ và trả lời câu hỏi. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 1 – 2 bạn ngẫu nhiên đứng dậy trình bày suy nghĩ của mình. Gợi ý đáp án: - Kĩ thuật chụp cộng hưởng từ là: một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh sử dụng từ trường và sóng radio để tạo ra hình ảnh giải phẫu của người bệnh. - Hoạt động trên hiện tượng cộng hưởng từ hạt nhân. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét và ghi nhận ý kiến của HS. - GV chưa chốt kiến thức mà dẫn dắt vào bài mới: Để có được câu trả lời đầy đủ và chính xác, chúng ta cùng tìm hiểu bài học mới: Bài 6: Chụp ảnh cộng hưởng từ (MRI). B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
4 Hoạt động 1. Tìm hiểu sơ lược nguyên lí chụp ảnh cộng hưởng từ a. Mục tiêu: HS nêu được sơ lược nguyên lí chụp ảnh cộng hưởng từ b. Nội dung: HS nghiên cứu SCĐ, thảo luận để nêu sơ lược nguyên lí chụp ảnh cộng hưởng từ c. Sản phẩm: Sơ lược nguyên lí chụp ảnh cộng hưởng từ. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về diode bán dẫn Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia HS thành các nhóm (số lượng nhóm và số thành viên trong mỗi nhóm tuỳ thuộc vào tình hình thực tế lớp học) - GV yêu cầu HS tìm hiểu trước SCĐ để trả lời câu Thảo luận 1 (SCĐ – 39) và trình bày tóm tắt nguyên lí chụp cộng hưởng từ vào giấy khổ A1 Lưu ý: Trong phần này, GV có thể gợi ý cho HS một số câu hỏi gợi mở sau đây: + Hiện tượng cộng hưởng từ hạt nhân là gì? +Làm cách nào ta có thể tạo ra hiện tượng cộng hưởng từ hạt nhân trong cơ thể của chúng ta? +Làm cách nào để phân biệt được tín hiệu ghi nhận được từ hiện tượng cộng hưởng từ hạt nhân tại những vùng khác nhau trong cơ thể của chúng ta? - Đại diện các nhóm bốc thăm để chọn 2 nhóm trình bày kết quả hoạt động. Các nhóm khác lắng nghe, đặt câu hỏi thảo luận để góp ý, bổ sung. - GV nhận xét, đánh giá. Sau đó, GV tổng kết lại kiến thức và yêu cầu HS ghi vào vở. 1. SƠ LƯỢC VỀ CHỤP ẢNH CỘNG HƯỞNG TỪ MRI Kĩ thuật chụp ảnh cộng hưởng từ MRI hoạt động dựa trên hiện tượng cộng hưởng từ hạt nhân. Khi sóng vô tuyến trong máy MRI được bật lên với tần số bằng tần số Larmor, các proton đang được đặt trong từ trường ngoài sẽ nhận năng lượng và chuyển lên trạng thái có mức năng lượng cao hơn. Khi ngắt sóng vô tuyến kích thích, các proton chuyển về trạng thái trước đó và phát ra sóng vô tuyến với cùng tần số.