Content text Lớp 12. Đề KT chương 6 (đề số 1).docx
A. tương tác tĩnh điện giữa cation kim loại và electron hóa trị tự do trong tinh thể. B. sự góp chung của các electron hóa trị giữa các nguyên tử kim loại trong tinh thể. C. tương tác van der Waals giữa các nguyên tử kim loại trong tinh thể. D. sự hình thành liên kết cho nhận giữa các nguyên tử kim loại trong tinh thể. Câu 13. Trong công nghiệp, kim loại nào sau đây được điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện? A. Mg. B. Fe. C. Na. D. Al. Câu 14. Trong nước nguyên chất khi phản ứng xảy ra sẽ có quá trình sau: H 2 O + 2e → H 2 + 2OH – ; 22/HOHOHE = -0,42V Cho 0 /NaNaE = -2,71V; 2 0 /CuCuE =+0,34V ; 2 0 /MgMgE = -2,36V; 3 0 /AlAlE = -1,68V. Hãy cho biết kim loại nào sau đây không phản ứng được với nước ở điều kiện chuẩn? A. Cu. B. Na. C. Mg. D. Al. Câu 15. Cho 3,24 gam kim loại M (hóa trị n) tác dụng với 0,03 mol khí O 2 , thu được chất rắn X. Cho toàn bộ X vào dung dịch H 2 SO 4 đặc, nóng, thu được 0,075 mol khí SO 2 . Kim loại M là A. Fe. B. Zn. C. Mg. D. Al. Câu 16. Quấn sợi dây kim loại X quanh một đinh sắt rồi nhúng vào ống nghiệm đựng dung dịch HCl loãng. Biết rằng thí nghiệm xảy ra sự ăn mòn điện hoá của đinh sắt. Kim loại X là A. Mg. B. Al. C. Cu. D. Zn. Câu 17. Thêm chromium vào thép thì tính chất nào sau đây được tăng cường? A. Chống ăn mòn. B. Tính dẫn điện. C. Tính chất từ. D. Tính dễ kéo sợi. Câu 18. Hình bên mô tả tinh chất vật lí nào của kim loại (hình tròn to mô tả ion kim loại, hình tròn nhỏ mô tả electron tự do). A. Tính dẫn điện. B. Ánh kim. C. Tính dẻo. D. Tính dẫn nhiệt. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Tùy thuộc vào tính chất vật lí riêng của mỗi kim loại mà chúng được sử dụng vào những mục đích khác nhau. a. Kim loại chì (Pb) và cadmium (Cd) có nhiệt nóng chảy khá thấp nên được sử dụng làm dây chảy trong cầu chì. b. Kim loại tungsten (W) có độ bền nhiệt và nhiệt độ nóng chảy rất cao nên được sử dụng làm dây tóc bóng đèn, thiết bị sưởi. c. Do có tính dẻo và độ cứng phù hợp nên nhôm (Al) thường được gia công làm vật liệu như khung cửa, khung thiết bị. d. Do kim loại magnesium (Mg) có khối lượng riêng là 1,735 g/cm 3 nên được dùng để chế tạo các hợp kim nặng. Câu 2. Thả một đinh sắt nặng m 1 gam đã được đánh sạch bề mặt vào cốc chứa dung dịch copper(II) sulfate màu xanh. Sau một thời gian thấy toàn bộ lượng đồng sinh ra đã bám vào “đinh sắt” (thực chất là phần đinh sắt chưa phản ứng). Lấy “đinh sắt” ra khỏi cốc dung dịch, sấy khô, đem cân được m 2 gam. Mỗi phát biểu sau đây là đúng hay sai? a. Phản ứng diễn ra là: 2Fe(s) + 3Cu 2+ (aq) 2Fe 3+ (aq) + 3Cu(s). b. Màu xanh của dung dịch copper(II) sulfate nhạt dần. c. So sánh, thu được kết quả m 2 < m 1 .
d. Nếu thay đinh sắt ban đầu bằng thanh kẽm thì màu xanh của dung dịch không thay đổi. Câu 3. Cho thế điện cực chuẩn của một số cặp oxi hoá – khử ở bảng sau: Cặp oxi hóa – khử Na + /Na Zn 2+ /Zn Fe 2+ /Fe 2H + /H 2 Cu 2+ /Cu Fe 3+ /Fe 2+ Ag + /Ag o oxh/kE(V) –2,713 –0,763 –0,440 0,00 +0,340 +0,771 +0,799 a. Các kim loại Na, Fe, Zn đều tan được trong dung dịch HCl 1 M. b. Kim loại Cu khử được các ion Fe 3+ , Ag + , Zn 2+ trong dung dịch thành kim loại. c. Trong dung dịch, ion Fe 2+ không khử được ion Ag + . d. Ở điều kiện chuẩn, tính khử giảm dần theo thứ tự sau Na, Cu, Ag, Fe 2+ . Câu 4. Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau: - Bước 1. Lấy hai ống nghiệm sạch, cho 3 mL dung dịch H 2 SO 4 1 M vào ống (1), cho 3 mL dung dịch H 2 SO 4 1 M và 2 – 3 giọt dung dịch CuSO 4 vào ống (2). - Bước 2. Cho đồng thời vào hai ống, mỗi ống một đinh sắt có kích thước như nhau đã được làm sạch bề mặt rồi để yên một thời gian. a. Ở bước 2, tốc độ thoát khí ở ống (1) và ống (2) là như nhau. b. Ở bước 2, ống (1) xảy ra ăn mòn hoá học, ống (2) xảy ra ăn mòn điện hoá. c. Ở bước 2, trong ống (2) có chất rắn màu đỏ cam bám lên bề mặt đinh sắt. d. Nếu thay dung dịch CuSO 4 bằng MgSO 4 thì khí thoát ra ở ống (2) sẽ nhanh hơn ống (1). PHẦN III: Câu trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Câu 1. Đồng (Copper - Cu) được dùng làm lõi dây dẫn điện, que hàn đồng, đúc tượng, nam châm điện từ, các động cơ máy móc,… Cấu hình electron của nguyên tử đồng là [Ar] 3d 10 4s 1 . Hãy cho biết số hiệu nguyên tử của đồng. Câu 2. Thực hiện các thí nghiệm sau - Thí nghiệm 1: Rót khoảng 2 mL dung dịch HCl vào ống nghiệm có một viên Zn sạch. - Thí nghiệm 2: Rót khoảng 2 mL dung dịch HCl vào ống nghiệm có một viên Zn sạch, sau đó thêm vài giọt dung dịch CuSO 4 . - Thí nghiệm 3: Rót khoảng 2 mL dung dịch HCl vào ống nghiệm có một mẩu dây đồng. - Thí nghiệm 4: Rót khoảng 2 mL dung dịch HCl vào ống nghiệm có một viên Zn và một mẩu dây Cu tiếp xúc với nhau. Câu 3. Ngâm một lá kẽm trong 200 mL dung dịch AgNO 3 nồng độ a mol/L cho đến khi kẽm không tan thêm nữa. Lấy lá kẽm ra, rửa nhẹ, làm khô rồi đem cân thì thấy khối lượng lá kẽm tăng thêm 0,604 g. Giá trị của a là bao nhiêu? Câu 4. Cho thế điện cực chuẩn của một số cặp oxi hoá - khử ở bảng sau: Cặp oxi hóa – khử Cu 2+ /Cu Ni 2+ /Ni Zn 2+ /Zn Fe 2+ /Fe Mg 2+ /Mg Fe 3+ /Fe 2+ Ag + /Ag o oxh/kE(V) +0,340 –0,26 –0,73 –0,440 –2,36 +0,771 +0,799 Hãy cho biết trong số các kim loại Fe, Cu, Mg, Ag, Zn, Ni, Ag, có bao nhiêu kim loại tác dụng được với dung dịch Fe(NO 3 ) 3 ở điều kiện chuẩn? Câu 5. Tiến hành các thí nghiệm sau: (a) Điện phân MgCl 2 nóng chảy. (b) Cho dung dịch Cu vào dung dịch AgNO 3 . (c) Nhiệt phân hoàn toàn CaCO 3 . (d) Cho kim loại Na vào dung dịch CuSO 4 dư. (e) Dẫn khí H 2 dư đi qua bột CuO, nung nóng. Sau khi các phản ứng kết thúc, số thí nghiệm thu được kim loại là bao nhiêu? Câu 6. Một loại quặng bauxite chứa khoảng 45% Al 2 O 3 , còn lại là các tạp chất khác. Để sản xuất nhôm, người ta phải tinh chế quặng để tạo ra Al 2 O 3 rồi tiến hành điện phân nóng chảy Al 2 O 3 tạo ra Al. Tinh khối lượng (tấn) quặng bauxite cần dùng để sản xuất được 3 tấn nhôm. Giả thiết trong quá trình sản xuất chỉ có 95% lượng nhôm trong quặng chuyển hoá thành kim loại (làm tròn kết quả đến hàng phần mười).