PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text 2. FTU-Le Thi Thanh Ngan-KTQT-Tom tat LA_Tieng Viet.pdf



1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của Luận án Các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của mỗi quốc gia trên toàn thế giới, kể cả các quốc gia có trình độ phát triển cao. Sự phát triển của DNNVV được xem là cách thức để đẩy nhanh việc hoàn thành các mục tiêu kinh tế xã hội của các quốc gia (Cook và Nixson, 2000). Tuy vậy, với sự hạn chế về quy mô, nguồn nhân lực, nguồn vốn, công nghệ... loại hình doanh nghiệp (DN) này phải đối mặt với nhiều thách thức để tồn tại và phát triển. Tăng trưởng luôn là mục tiêu hàng đầu của các DNNVV nhằm hướng tới mục tiêu phát triển bền vững bởi nếu không tăng trưởng, khả năng tồn tại của DNNVV bị giảm đi đáng kể (Freeman, và cộng sự, 1983). Chủ đề nghiên cứu về tăng trưởng của DNNVV được các nhà khoa học đặc biệt quan tâm. Trong quá trình kinh doanh, nhiều DNNVV đã tìm đến xuất khẩu và coi đây là một trong những giải pháp giúp họ giải quyết bài toán tăng trưởng. Các nghiên cứu về tác động của xuất khẩu tới tăng trưởng của DNNVV đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trên toàn thế giới. Tuy nhiên, các nghiên cứu này lại không đạt sự đồng thuận, thậm chí nhiều nghiên cứu có kết quả trái ngược ngay trong cùng một quốc gia. Vẫn còn nhiều tranh luận về những tác động của XK tới tăng trưởng DN. Một số nghiên cứu đã xác nhận tác động tích cực của XK tới tăng trưởng như nghiên cứu của Kraay (2002), Blalock và Gertler (2004), Lu và Beamish (2006). Trong khi đó, nhiều nghiên cứu không tìm thấy bằng chứng về tác động của XK tới tăng trưởng DN (Liu và cộng sự, 1999; Aw và cộng sự, 2000; Hahn, 2005; Di Cintio và cộng sự, 2017) hoặc cho rằng lợi ích XK đem lại cho được phụ thuộc vào nhiều yếu tố như ngành, loại hình DN (Park, 2011) và mức độ quốc tế hóa của DN (Kafouros và cộng sự, 2008). Tại Việt Nam,, nghiên cứu về tác động của XK tới tăng trưởng của các DNNVV cũng thu hút sự quan tâm của một số nhà nghiên cứu như các nghiên cứu của Vũ Hương và cộng sự (2014), Phạm Đình Long và Nguyễn Chí Tâm (2018), Nguyễn Thu Hằng và cộng sự (2018), Phạm Thị Huyền Trang và Vũ Hoàng Nam (2020)... Mặc dù đạt được một số kết quả nhất định, nhưng các nghiên cứu này hầu hết đều có nghiên cứu trên số lượng ít các DN XK hoặc chỉ sử dụng XK
2 như một biến kiểm soát hoặc chỉ khai thác XK dưới góc độ DN có XK hay không mà chưa chú ý đến các trạng thái XK khác nhau của DN. Ngoài ra, các nghiên cứu này chỉ đo lường tăng trưởng DN trên các khía cạnh riêng lẻ như doanh thu, lợi nhuận... chứ không kết hợp nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau. Mặt khác, các nghiên cứu dành riêng cho các DN sản xuất (DN ngành chế biến, chế tạo) có số lượng rất hạn chế mặc dù tại Việt Nam, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đóng vai trò đặc biệt quan trọng, là động lực dẫn dắt tăng trưởng của nền kinh tế (Tổng cục thống kê, 2021). Xuất phát từ tính thiếu nhất quán trong kết quả nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới và ở Việt Nam và tính thực tiễn của đề tài, nhằm cung cấp bằng chứng thực nghiệm về ảnh hưởng của XK tới tăng trưởng doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa (DNSXNVV) theo các khía cạnh đa dạng, tác giả đã chọn đề tài “Nghiên cứu tác động của xuất khẩu tới tăng trưởng của các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa tại Việt Nam” làm chủ đề nghiên cứu của Luận án. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của Luận án Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chung của Luận án là nghiên cứu tác động của XK tới tăng trưởng của các DNSXNVV, từ đó đề xuất các giải pháp đẩy mạnh hoạt động XK, nhằm nâng cao tốc độ tăng trưởng của các DNSXNVV tại Việt Nam trong thời gian tới. Nhiệm vụ nghiên cứu: Thứ nhất, Luận án hệ thống hóa cơ sở lý luận về XK, tăng trưởng DN, và tác động của XK tới tăng trưởng DNNVV. Thứ hai, Luận án phân tích, đánh giá thực trạng tốc độ tăng trưởng của các DNSXNVV tại Việt Nam. Thứ ba, trên cơ sở thu thập dữ liệu, xây dựng mô hình nghiên cứu, Luận án thực hiện tìm hiểu và phân tích những tác động của XK lên tăng trưởng của các DNSXNVV thông qua các khía cạnh: việc tham gia XK và trạng thái XK. Thứ tư, dựa trên kết quả phân tích, Luận án đề xuất một số khuyến nghị nhằm đẩy mạnh hoạt động XK, từ đó nâng cao tốc độ tăng trưởng của các DNSXNVV tại Việt Nam. Câu hỏi nghiên cứu: (1) Tăng trưởng của DNSXNVV đo lường bằng các chỉ số nào?

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.