PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text BÀI 7- THẾ GIỚI CỔ TÍCH.docx

Ngày dạy Lớp 6B: ……………………. …………………… …………………… BÀI 7: THẾ GIỚI CỔ TÍCH Tiết 76-77-78 THẠCH SANH I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức: - Chủ đề bài học: Thế giới cổ tích - Tri thức Ngữ văn: Truyện cổ tích, một số yếu tố của truyện cổ tích. - Một số yếu tố của truyện cổ tích được thể hiện trong văn bản “Thạch sanh”: - Truyện cổ tích về dũng sĩ diệt trăn tinh, đại bàng cứu người... - Thấy được ước mơ, niềm tin của nhân dân về công lý xã hội, sự chiến thắng cuối cùng của những con người chính nghĩa lương thiện. 2. Về năng lực: - Năng lực chung: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo - Năng lực chuyên biệt: + Nhận biết chủ đề của bài học: Thế giới cổ tích + Nhận biết cổ tích và một số yếu tố của cổ tích. + Xác định được chủ đề của truyện. + Nhận biết được những đặc điểm cơ bản làm nên đặc trưng thể loại truyện cổ tích: các kiểu nhân vật, các yếu tố kì ảo như con vật kì ảo, lời kể chuyện…trong truyện “ Thạch Sanh”. + Nhận xét, đánh giá về bài học đạo đức và ước mơ cuộc sống mà tác giả dân gian gửi gắm trong truyện “ Thạch Sanh”. 3. Về phẩm chất: Sống vị tha, yêu thương con người, trung thực, khiêm tốn. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên: SGK, KHBD, máy tính. 2. Học sinh: SGK, đọc và chuẩn bị trước nội dung bài học. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình; xác định chủ đề bài học. b. Nội dung: - GV sử dụng PPDH nêu vấn đề, hướng HS đến nhiệm vụ của bài học. - HS quan sát hình ảnh, đoán tác phẩm. c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập - Gv tổ chức cuộc thi "Thử tài đoán tranh". Có 6 bức tranh tương ứng với 6 câu chuyện:
+ Em hãy đoán tên câu chuyện dựa vào các hình ảnh? + Chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc của em về những câu chuyện đó? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS quan sát, lắng nghe, dự kiến câu trả lời. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - Hs liệt kê được các câu chuyện và chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc cá nhân + Tấm Cám + Cây tre trăm đốt + Sự tích cây vú sữa + Cây khế + Thạch Sanh + Sọ Dừa Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét, dẫn dắt vào bài. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Giới thiệu bài học và tri thức Ngữ văn a. Mục tiêu: - Nhận biết chủ đề của bài học: Thế giới cổ tích - Nhận biết cổ tích và một số yếu tố của cổ tích. b. Nội dung: GV sử PP dạy học khám phá để hướng dẫn HS tìm hiểu chủ đề của bài học và tri thức Ngữ văn. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Dự kiến sản phẩm Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập - Gv yêu cầu học sinh đọc câu thơ đề từ và đoạn giới thiệu bài học và hỏi: + Chủ đề của bài học là gì? + Theo em hiện nay, truyện cổ tích có còn giá trị, sức hấp dẫn nữa không? - HS tiếp nhận nhiệm vụ Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS đọc SGK tìm câu trả lời. - GV quan sát, định hướng. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - HS trình bày sản phẩm cá nhân. * Giới thiệu bài học - Chủ đề: Thế giới cổ tích - Ngày nay, TCT vẫn còn nguyên vẹn giá trị, đó là những câu chuyện hấp dẫn, kì diệu, mở ra một thế giới bí ẩn, kì lạ đặc biệt là có những bài học vô cùng sâu sắc…
- GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc phần tri thức Ngữ văn ( SGK/25), xác định: + Đề tài + Nhân vật + Lời kể + Chi tiết, sự việc + Trình tự kể - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS khai thác SGK, nắm kiến thức theo gợi ý. .Bước 3: Báo cáo, thảo luận - Cá nhân HS trình bày kết quả. - Lớp nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức. * Tri thức Ngữ văn: - Truyện cổ tích: là loại truyện dân gian có nhiều yếu tố hư cấu, kì ảo, kể về số phận và cuộc đời của các nhân vật trong những mối quan hệ xã hội. Truyện cồ tích thể hiện cái nhìn về hiện thực, bộc lộ quan niệm đạo đức, lẽ công bằng và ước mơ về một cuộc sống tốt đẹp hơn của người lao động xưa. - Một số yếu tố của truyện cổ tích + Truyện cổ tích thường kể về những xung đột trong gia đình, xã hội, phản ánh số phận của các cá nhân và thể hiện ước mơ đồi thay số phận của chính họ. + Nhân vật trong truyện cổ tích đại diện cho các kiểu người khác nhau trong xã hội, thường được chia làm hai tuyến: chính diện (tốt, thiện) và phản diện (xấu, ác). + Các chi tiết, sự việc thường có tỉnh chất hoang đường, kì ảo. + Truyện được kể theo trật tự thời gian tuyến tính, thể hiện rõ quan hệ nhân quả giữa các sự kiện. + Lời kể trong truyện cồ tích thường mở đầu bằng những từ ngữ chỉ không gian, thời gian không xác định. Tuỳ thuộc vào bối cảnh, người kể chuyện có thể thay đổi một số chi tiết trong lời kể, tạo ra nhiều bản kể khác nhau ở cùng một cốt truyện. Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm 4 bàn. + Hãy tóm tắt và xác định nhân vật chính của một truyện cổ tích. + Chỉ ra yếu tố hoang đường, kì ảo trong các truyện đã học. - HS tiếp nhận nhiệm vụ Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS chọn một truyện cổ tích bất kì, thảo luận bàn, ghi lại kết quả.
- GV quan sát, định hướng. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - HS trình bày sản phẩm thảo luận. - GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét, đánh giá. Hoạt động 2: Đọc- hiểu văn bản “ Thạch Sanh” a. Mục tiêu: - Nhận biết được những đặc điểm cơ bản làm nên đặc trưng thể loại truyện cổ tích: các kiểu nhân vật, các yếu tố kì ảo như con vật kì ảo, lời kể chuyện…trong truyện “ Thạch Sanh”. - Nhận xét, đánh giá về bài học đạo đức và ước mơ cuộc sống mà tác giả dân gian gửi gắm trong truyện “ Thạch Sanh”. - Sống vị tha, yêu thương con người, trung thực, khiêm tốn. b. Nội dung: - GV sử dụng KT đặt câu hỏi, sử dụng KT dạy học hợp tác, hướng dẫn HS đọc- khám phá văn bản. - Hs đọc, quan sát SGK và tìm thông tin, làm việc nhóm để hoàn thành nhiệm vụ. c. Sản phẩm: Sản phẩm thảo luận và câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện Hoạt động của GV và HS Dự kiến sản phẩm * Nhiệm vụ 1: HDHS đọc- tìm hiểu chung Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập - GV HDHS: + Đọc to, rõ ràng, nhấn mạnh những chiến công của Thạch Sanh. Thể hiện giọng của từng nhân vật: Thạch Sanh thật thà, tin người; mẹ con Lí Thông nham hiểm, độc ác. + Giải nghĩa những từ khó + Truyện Thạch Sanh có những nhân vật nào? Nhân vật nào là chính? Vì sao em xác định như vậy? + Câu chuyện được kể bằng lời của nhân vật nào? Kể theo ngôi thứ mấy? + Nhìn tranh và xác định các sự việc chính liên quan đến nhân vật Thạch Sanh, sau đó tóm tắt truyện bằng một đoạn văn từ 5-7 câu. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS lắng nghe, tiến hành thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo, thảo luận I. Đọc- tìm hiểu chung 1. Đọc 2. Chú thích - Tứ cố vô thân - Trăn tinh - Thủy phủ - Sinh nhai - Nước chư hầu - Động binh - Thân chinh 3. Tóm tắt cốt truyện - Nhân vật: + Nhân vật chính: Thạch Sanh + Nhân vật phụ: Mẹ con Lí Thông, vua, công chúa… - Ngôi kể: ngôi thứ ba - Tóm tắt: Thạch Sanh vốn là thái tử, được Ngọc hoàng phái xuống làm con của vợ chồng người nông dân nghèo. Cha mẹ mất sớm, chàng sống lủi thủi dưới gốc cây đa. Bị Lí Thông lợi dụng, chàng đã dũng cảm diệt chằn tinh, rồi diệt đại bàng cứu công chúa nhưng rồi đều bị Lí Thông cướp công. Hồn chằn tinh và hồn đại bàng vu oan,

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.