PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text Đề 19-VL 12-KNTT.docx

TRƯỜNG THPT LẠNG GIANG SỐ 2 TỔ VẬT LÍ -------------------- ĐỀ KHẢO SÁT ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI THÁNG 9 NĂM HỌC 2024 - 2025 MÔN: VẬT LÍ THPT Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian phát đề) Họ và tên: ............................................................................ Số báo danh: ....... Mã đề 102 PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn (8,5 điểm). Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 34. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1: Một vật đang dao động điều hòa thì pha dao động của vật A. biến thiên điều hòa theo thời gian. B. biến thiên theo hàm bậc nhất của thời gian. C. biến thiên theo hàm số mũ của thời gian. D. không thay đổi theo thời gian. Câu 2: Tại hai điểm A, B trong một môi trường truyền sóng có hai nguồn sóng kết hợp dao động cùng phương với phương trình lần lượt là u A = u B = a.cos(t). Biết vận tốc và biên độ sóng do mỗi nguồn tạo ra không đổi trong quá trình truyền sóng, trong khoảng giữa A và B có giao thoa sóng do hai nguồn trên gây ra. Phần tử vật chất tại trung điểm của đoạn AB dao động với biên độ bằng A. 0. B. a/2. C. a. D. 2a. Câu 3: Bốn vật kích thước nhỏ A,B,C,D đều nhiễm điện. Vật A hút vật B nhưng đẩy vật C, vật C hút vật D. Biết vật A nhiễm điện dương, các vật B, C, D lần lượt nhiễm điện A. âm, âm, dương. B. âm, dương, dương. C. âm, dương, âm. D. dương, âm, dương. Câu 4: Cho mạch điện kín gồm nguồn điện có suất điện động E, điện trở trong r mắc với mạch ngoài là một biến trở R. Khi tăng R thì hiệu điện thế giữa hai đầu R sẽ A. tăng. B. tăng rồi giảm. C. giảm. D. giảm rồi tăng. Câu 5: Chất rắn vô định hình có đặc tính nào sau đây? A. Đẳng hướng và nóng chảy ở nhiệt độ không xác định. B. Dị hướng và nóng chảy ở nhiệt độ không xác định. C. Dị hướng và nóng chảy ở nhiệt độ xác định. D. Đẳng hướng và nóng chảy ở nhiệt độ xác định. Câu 6: Hai bình giống nhau cách nhiệt với môi trường xung quanh và được nối với nhau bởi ống nhỏ, trong ống có một cái van. Van chỉ mở khi chênh lệch áp suất hai bên là 1,1 atm. Ban đầu bình 1 chứa khí ở 27 0 C và áp suất 1 atm, bình thứ 2 là chân không. Sau đó người ta nâng cả 2 bình đến nhiệt độ 107 0 C. Áp suất của khí trong bình 1 sau khi nâng nhiệt độ một thời gian đủ dài xấp xỉ là A. 3,8 atm. B. 2,7 atm. C. 1,2 atm. D. 2,4 atm. Câu 7: Ở nhiệt độ bao nhiêu trong thang Celsius thì giá trị nhiệt độ bằng một nửa nhiệt độ tuyệt đối của nó? A. 0 o C. B. 136,5 o C. C. 273 o C. D. 546 o C. Câu 8: Hai bình có thể tích bằng nhau chứa cùng một khối lượng khí và cùng một loại khí. Áp suất và nhiệt độ tuyệt đối của khí trong mỗi bình lần lượt là p 1 và T 1 , p 2 và T 2 . Hai bình được nối thông với nhau, sau một khoảng thời gian ngắn chất khí đạt tới áp suất chung p và nhiệt độ tuyệt đối chung T. Hệ thức nào sau đây đúng? A. 12 12 ppp . TTT B. 12 12 pp2p . TTT C.  1221 2 12 pTpTp . TTT    D. 1221 22 12 pTpTp . TTT    Câu 9: Nhiệt dung riêng của rượu là 2500J/kg.K. Điều đó có nghĩa là gì? A. Để nâng 1kg rượu lên nhiệt độ bay hơi ta phải cung cấp cho nó một nhiệt lượng là 2500J B. 1kg rượu bị đông đặc thì giải phóng nhiệt lượng là 2500J C. Để nâng 1kg rượu tăng lên 1 độ ta cần cung cấp cho nó nhiệt lượng là 2500J D. Nhiệt lượng có trong 1kg chất ấy ở nhiệt độ bình thường.
Câu 10: Bình chứa được 4,0 g hiđrô ở 53 0 C dưới áp suất 44,4.10 5 N/m 2 . Thay hiđrô bởi khí khác thì bình chứa được 8,0 g khí mới ở 27 0 dưới áp suất 5,0.10 5 N/m 2 . Khí thay hiđrô là khí gì? Biết khí này là đơn chất. A. Cl 2 . B. He. C. N 2 . D. O 2 Câu 11: Thả đồng thời 0,2 kg sắt ở 15 0 C và 450 g đồng ở nhiệt độ 25 0 C vào 150 g nước ở nhiệt độ 80 0 C. Biết rằng sự hao phí nhiệt vì môi trường là không đáng kể và nhiệt dung riêng của sắt, đồng, nước lần lượt bằng 460 J/kg.K, 400 J/kg.K và 4200 J/kg.K. Khi cân bằng, nhiệt độ của hệ là A. 23 0 C. B. 40 0 C. C. 62,4 0 C. D. 65 0 C. Câu 12: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, nếu thay ánh sáng đơn sắc màu lam bằng ánh sáng đơn sắc màu vàng và giữ nguyên các điều kiện khác thì trên màn quan sát A. khoảng vân không thay đổi. B. khoảng vân tăng lên. C. vị trí vân trung tâm thay đổi. D. khoảng vân giảm xuống. Câu 13: Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của li độ hai dao động điều hòa x 1 và x 2 theo thời gian như hình vẽ. Độ lệch pha giữa hai dao động này ở thời điểm t = 1,5 s là A. 6  rad. B. 2  rad. C. 3 4  rad. D. 4  rad. Câu 14: Hai vật cùng khối lượng gắn vào hai lò xo dao động cùng tần số và ngược pha nhau. Hai dao động có biên độ lần lượt là A 1 , A 2 và A 1 = 2A 2 . Biết rằng khi dao động 1 có động năng 0,56 J thì dao động 2 có thế năng 0,08 J. Khi dao động 1 có động năng 0,08 J thì dao động 2 có thế năng là A. 0,22 J. B. 0,56 J. C. 0,20 J. D. 0,48 J. Câu 15: Một chiếc thìa bằng đồng và một chiếc thìa bằng nhôm có khối lượng và nhiệt độ ban đầu bằng nhau, được nhúng chìm vào cùng một bình đựng nước nóng có nhiệt độ lớn hơn nhiệt độ của hai thìa. Cho biết sự nở vì nhiệt của hai thìa không đáng kể. Khi xảy ra cân bằng nhiệt thì A. hai thìa thực hiện công đáng kể. B. nội năng hai thìa thay đổi một lượng bằng nhau. C. nhiệt lượng hai thìa thu được không bằng nhau. D. độ tăng nhiệt độ của hai thìa không bằng nhau. Câu 16: Trong việc thiết kế các mạch điện, để có được các suất điện động thích hợp người ta thường tiến hành ghép các nguồn có sẵn thành các bộ nguồn có suất điện động cần thiết. Xét bốn pin giống nhau được mắc nối tiếp thành bộ nguồn, rồi mắc hai đầu một biến trở vào hai đầu bộ nguồn thành mạch kín. Điều chỉnh giá trị biến trở, đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của hiệu điện thế hai đầu bộ nguồn U vào cường độ dòng điện I trong mạch như hình vẽ bên. Suất điện động của mỗi pin là A. 0,4 V. B. 0,7 V. C. 1,4 V. D. 1,7 V. Câu 17: Một khối khí có V = 3 lít, p = 2.10 5 N/m 2 , t = 27 0 C được đun nóng cho dãn nở đẳng áp. Khi dãn nở nhiệt độ tăng thêm 30 0 C. Công khí đã thực hiện bằng A. -60 J. B. 30 J. C. 60 J. D. -30 J. Câu 18: Hai điểm M, N cùng nằm trên một phương truyền sóng cách nhau λ/4. Tại thời điểm t, khi li độ dao động tại M là u M = + 3 cm thì li độ dao động tại N là u N = – 3 cm. Biên độ sóng là A. 6 cm. B. 32 cm. C. 33 cm. D. 23 cm. Câu 19: Một lượng khí xác định thực hiện quá trình biến đổi từ trạng thái (1) sang trạng thái (2). Quá trình biến đổi này được biểu diễn bằng đồ thị như hình vẽ bên. Biết nhiệt độ của chất khí ở trạng thái (1) là 300 K, nhiệt độ của chất khí ở trạng thái (2) bằng A. 900 K. B. 300 K. C. 600 K. D. 450 K.
Câu 20: Có 4 g khí oxygen ở áp suất 4,155.10 5 Pa, sau khi hơ nóng đẳng áp nó chiếm thể tích 2 lít. Cho biết khối lượng mol khí oxygen là 32 g/mol, hằng số khí lí tưởng R = 8,31 J/mol.K. Nhiệt độ của khí oxygen sau khi hơ nóng là A. 750 K. B. 800 K. C. 550 K. D. 700 K. Câu 21: Hai bình chứa hai loại khí có cùng khối lượng, có khối lượng mol là M 1 , M 2 khác nhau. Áp suất hai khí bằng nhau. Quá trình biến đổi đẳng áp được biểu diễn bởi đồ thị như hình bên. So sánh nào sau đây là đúng? A. 12MM. B. 12MM. C. 12MM. D. 12MM. Câu 22: Khi nói về dao động duy trì của một con lắc, phát biểu nào sau đây đúng? A. Biên độ dao động giảm dần, tần số của dao động không đổi. B. Biên độ dao động không đổi, tần số của dao động giảm dần. C. Cả biên độ dao động và tần số của dao động đều không đổi. D. Cả biên độ dao động và tần số của dao động đều giảm dần. Câu 23: Trong một cái xô có chứa hỗn hợp nước và nước đá với khối lượng tổng cộng M = 10,2 kg. Người ta đem cái xô đó vào phòng và ngay lúc đó bắt đầu đo nhiệt độ của hỗn hợp sau từng khoảng thời gian xác định. Đồ thị phụ thuộc của nhiệt độ t vào thời gian T được biểu diễn như hình bên. Cho biết nhiệt lượng cung cấp cho hỗn hợp nước và nước đá đều đặn theo thời gian; nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.K; nhiệt nóng chảy riêng của nước đá là 3,4.10 5 J/kg. Sự trao đổi nhiệt của hỗn hợp nước, nước đá với xô và môi trường không khí không đáng kể. Khối lượng nước có trong xô ngay khi đem vào phòng là A. 8,56 kg. B. 9,75 kg. C. 8,94 kg. D. 8,85 kg. Câu 24: Trà là nước uống phổ biến ở nước ta. Khi pha trà, bạn Minh thường đổ nước hai lần. Lần đầu, Minh đổ một lượng nước sôi ở 100 0 C vào ấm đã có trà ở nhiệt độ 25 0 C thì nhiệt độ của ấm khi cân bằng là 70 0 C. Sau đó, Minh đổ hết nước trong ấm đi và rót ngay một lượng nước sôi vào ấm. Cho biết lượng nước sôi lần sau gấp đôi so với lần đầu và nước không bị tràn ra khỏi ấm. Bỏ qua sự mất mát nhiệt ra môi trường và lượng nước ngấm vào trà sau lần đầu đổ nước. Nhiệt độ của nước trà khi cân bằng nhiệt là A. 92,5 0 C. B. 88,0 0 C. C. 94,5 0 C. D. 93,0 0 C. Câu 25: Điều gì xảy ra với nội năng của phần nước còn lại trong cốc khi một cốc nước đang bay hơi? A. Nội năng tăng vì số lượng phân tử giảm và nhiệt độ tăng. B. Nội năng giảm vì số lượng phân tử giảm và nhiệt độ tăng. C. Nội năng tăng vì số lượng phân tử giảm và nhiệt độ giảm. D. Nội năng giảm vì số lượng phân tử giảm và nhiệt độ giảm. Câu 26: Trong suốt thời gian sôi, nhiệt độ của chất lỏng A. tăng dần lên.        B. giảm dần đi. C. khi tăng khi giảm.        D. không thay đổi Câu 27: Nhiệt dung riêng của đồng lớn hơn chì. Vì vậy để tăng nhiệt độ của 3kg đồng và 3kg chì thêm ở cùng một thể rắn thì A. Khối chì cần nhiều nhiệt lượng hơn khối đồng. B. Khối đồng cần nhiều nhiệt lượng hơn khối chì. C. Hai khối đều cần nhiệt lượng như nhau. D. Không khẳng định được. Câu 28: Nội năng của vật phụ thuộc vào A. nhiệt độ và thể tích của vật. B. khối lượng và nhiệt độ của vật. C. khối lượng và thể tích của vật. D. khối lượng của vật. Câu 29: Đơn vị đo nhiệt độ trong hệ đo lường SI là: A. Kelvin (K). B. Celsius ( 0 C). C. Fahrenheit ( 0 F). D. Cả 3 đơn vị. trên. Câu 30: Nhiệt kế thường dùng hoạt động dựa trên hiện tượng nào?
A. Sự dãn nở vì nhiệt của chất lỏng. B. Sự dãn nở vì nhiệt của chất rắn. C. Sự dãn nở vì nhiệt của chất khí . D. Sự dãn nở vì nhiệt của các chất. Câu 31: Thả một quả cầu nhôm có khối lượng 0,5kg được đun nóng tới 100°c vào một cốc nước ở 20°C. Sau một thời gian nhiệt độ của quả cầu và của nước đều bằng 35°C. Tính khối lượng nước, coi như chỉ có quả cầu và nước truyền nhiệt cho nhau, C Al = 880 J/kg.K, C H2O = 4200J/kg.K. A. 4,54 kg B. 5,63kg C. 0,563kg D. 0,454 kg Câu 32: Biểu thức nào sau đây phù hợp với quá trình đẳng nhiệt? A. 1 2 2 1 T T p p  . B p 1 V 1 = p 2 V 2 . C. 2 2 1 1 V p V p  . D. P T. Câu 33: Câu nào đúng? Nhiệt độ của vật giảm là do các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật A. ngừng chuyển động. B. nhận thêm động năng. C. chuyển động chậm đi. D. va chạm vào nhau. Câu 34: Khi làm lạnh một lượng khí có thể tích không đổi thì A. áp suất khí không đổi. B. mật độ phân tử khí không đổi. C. áp suất khí tăng. D. áp suất khí giảm. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai (4,0 điểm). Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1: A, B, C là ba điểm tạo thành tam giác vuông tại A đặt trong điện trường đều của một tụ phẳng không khí. Biết hiệu điện thế giữa hai bản tụ là U = 300V và khoảng cách giữa hai bản là d = 15cm. Cho 60 ; BC12cm . a) Độ lớn cường độ điện trường là E = 2000 V/m. b) Công thực hiện để dịch chuyển điện tích 9qC10 từ B đến C là 1,2.10 -5 J c) Điện trường bên trong tụ điện là điện trường đều và đường sức điện hướng từ bản dương sang bản âm. d) Một proton chuyển động từ bản dương với vận tốc 0v→ vuông góc với hai bản tụ, quỹ đạo chuyển động của proton trong điện trường là một phần parabol. Câu 2: Một sợi dây đàn hồi AB có chiều dài 100 cm và hai đầu cố định. Khi chưa có sóng thì M và N là hai điểm trên dây với AM = 60 cm và AN = 90 cm. Biết sóng truyền trên dây với tốc độ 4 m/s. Khi xuất hiện sóng dừng, quan sát thấy trên dây có 4 bụng sóng. a) Bước sóng trên dây có giá trị là 50 cm. b) Trong quá trình dao động khoảng cách ngắn nhất giữa hai điểm M, N là 30 cm. c) Hai điểm M, N dao động cùng pha. d) Thời gian giữa hai lần liên tiếp sợi dây duỗi thẵng là 1/16 s. Câu 3: Cho con lắc lò xo gồm lò xo nhẹ có độ cứng k = 50 N/m, vật nhỏ có khối lượng m = 500 g. Kích thích cho vật dao động điều hòa theo phương thẳng đứng. Chọn gốc thời gian là lúc vật qua vị trí có li độ x = 2,5 cm với tốc độ 253 cm/s theo phương thẳng đứng hướng xuống dưới. Chọn trục tọa độ Ox thẳng đứng, chiều dương hướng xuống, gốc O trùng với vị trí cân bằng của vật, lấy g = 10m/s 2 . a) Tần số dao động của vật là 10 Hz. b) Biên độ dao động của vật là 5 cm. c) Năng lượng dao động của vật là 6,25 mJ . d) Thời gian kể từ lúc vật bắt đầu dao động đến khi vật qua vị trí cân bằng lần thứ 2024 sấp xỉ 635,8 s. Câu 4: Một lượng không khí có thể tích 300 cm 3 chứa trong một xilanh nằm ngang tiết diện đều có pit- tông đóng kín, diện tích tiết diện của pit-tông là 25 cm 2 . Ban đầu Pit-tông ở vị trí A sao cho áp suất của không khí trong xilanh bằng áp suất ngoài là 100 kPa. Bỏ qua ma sát giữa pit-tông và thành xilanh, coi trong quá trình chuyển động của pit-tông nhiệt độ khí không thay đổi. Dịch chuyển pit-tông một đoạn bằng 4 cm đến vị trí B theo chiều làm thể tích khí tăng. a) Có thể áp dụng định luật Boyle cho quá trình biến đổi trạng thái này. b) Sau khi dịch chuyển thì áp suất của khí lúc này là 7500 Pa.

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.