Content text 2022_Đề cương chi tiết học phần ThS LL&PPDH Hóa học.pdf
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 TẬP ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC BỘ MÔN HÓA HỌC (Hình thức đào tạo chính quy) NĂM 2022
MỤC LỤC MÔ TẢ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO...................................................................................... 1 ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN....................................................................................... 17 TRIẾT HỌC............................................................................................................................ 18 TIẾNG ANH............................................................................................................................ 27 HÓA HỌC LƯỢNG TỬ NÂNG CAO.................................................................................. 38 HÓA HỌC VÔ CƠ NÂNG CAO .......................................................................................... 42 HÓA HỌC HỮU CƠ NÂNG CAO ....................................................................................... 47 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GIÁO DỤC TRONG DẠY HỌC HOÁ HỌC ......................................................................................................................................... 55 PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH MÔN HÓA HỌC Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG......... 61 ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁ TRONG GIÁO DỤC ........................................................... 66 ĐÁNH GIÁ THỐNG KÊ SỐ LIỆU THỰC NGHIỆM HÓA HỌC................................... 72 CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH HIỆN ĐẠI TRONG HOÁ HỌC............................ 78 TIN HỌC TRONG HOÁ HỌC ............................................................................................. 86 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHỌN LỌC TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC.................................... 92 CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HIỆN ĐẠI TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC PHỔ THÔNG ................................................................................................................................. 101 GIẢNG DẠY NHỮNG VẤN ĐỀ CỤ THỂ CỦA HOÁ HỌC PHỔ THÔNG................. 106 SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM VÀ BÀI TẬP HÓA HỌC PHỔ THÔNG TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC............................................................................................................................. 114 SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN KĨ THUẬT VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG TRONG DẠY HỌC HOÁ HỌC................................................. 124 PHÁT HIỆN, TUYỂN CHỌN, BỒI DƯỠNG HỌC SINH PHỔ THÔNG GIỎI HÓA HỌC ....................................................................................................................................... 130 THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG....................................................................................... 136 ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HÓA HỌC Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG........ 140 GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG THÔNG QUA DẠY HỌC HÓA HỌC Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG ................................................................................................................................. 145 KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN HÓA HỌC CỦA HỌC SINH PHỔ THÔNG THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC......................................... 149 GIÁO DỤC STEM TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC PHỔ THÔNG .............................. 155 PHƯƠNG PHÁP MÔ-ĐUN VÀ VẤN ĐỀ TỰ HỌC CÓ HƯỚNG DẪN THEO MÔ-ĐUN ................................................................................................................................................ 160 CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1 .......................................................................................... 164 CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2 .......................................................................................... 167 CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3 .......................................................................................... 170 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP................................................................................................. 173
1 MÔ TẢ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
2 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI 2 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO (Ban hành theo Quyết định số 1580/QĐ-ĐHSPHN2 ngày 15 tháng 8 năm 2022 của Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2) Tên chương trình: Tiếng Việt: Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Hóa học Tiếng Anh: Theory and Methodology of Teaching Chemistry Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Ngành đào tạo: Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn; Mã số: 8140111 Tên gọi văn bằng: Thạc sỹ Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn (Hóa học) Định hướng đào tạo: Nghiên cứu Thời gian đào tạo: 02 năm Vị trí việc làm: nghiên cứu, giảng dạy, tư vấn, quản lí chuyên môn và các vị trí khác liên quan đến chuyên ngành đào tạo tại các cơ sở giáo dục, đào tạo. Khả năng học tập nâng cao trình độ: có thể học lên trình độ tiến sĩ về Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Thời điểm điều chỉnh CTĐT: Tháng7/2022 1. Mục tiêu 1.1. Mục tiêu chung Đào tạo thạc sĩ Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Hóa học theo định hướng nghiên cứu giúp người học có kiến thức nền tảng và kỹ năng chuyên sâu, khả năng làm việc độc lập và sáng tạo, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề để triển khai hiệu quả hoạt động nghiên cứu trong lĩnh vực Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Hóa học. 1.2. Mục tiêu cụ thể Mã Mô tả M1 Bồi dưỡng phẩm chất chính trị, ý thức công dân và đạo đức nghề nghiệp. M2 Hình thành nền tảng kiến thức thực tế, kiến thức lý thuyết sâu, rộng và hiện đại liên quan đến lĩnh vực Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Hóa học. M3 Phát triển tư duy phản biện, kỹ năng phân tích, tổng hợp và đánh giá dữ liệu, thông tin một cách khoa học và tiên tiến. M4 Phát triển năng lực nghiên cứu, phát triển và đổi mới trong lĩnh vực được đào tạo. M5 Phát triển năng lực truyền bá, phổ biến tri thức khoa học thuộc lĩnh vực Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Hóa học. M6 Phát triển năng lực tư vấn, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học liên quan đến lĩnh vực Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Hóa học. M7 Phát triển năng lực quản lý, đánh giá, cải tiến để nâng cao hiệu quả nghiên cứu, giảng dạy và tư vấn khoa học về lĩnh vực Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Hóa học.