PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text ĐỀ VIP 8 - SINH 2025 - ( ĐỀ BÀI ) -.pdf

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THAM KHẢO ĐỀ 8 – H3 (Đề thi có ... trang) KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2025 MÔN: SINH HỌC Thời gian làm bài 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: ................................................... Số báo danh: ....................................................... PHẦN I. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1: Phân tử nào sau đây kém bền nhất? A. protein. B. mRNA. C. DNA. D. rRNA. Câu 2: Sự khác biệt giữa exon và intron trong hệ gene người là gì? A. Exon không chứa thông tin di truyền, intron chứa thông tin di truyền. B. Exon mã hóa cho amino acid, intron không mã hóa cho amino acid. C. Exon chỉ có trong tế bào nhân, intron chỉ có trong tế bào chất. D. Exon và intron đều mã hóa cho các yếu tố sinh học trong cơ thể. Câu 3: Hãy xác định các thành phần cấu trúc của tế bào nhân sơ tương ứng với vai trò sau: Bảo vệ tế bào tránh được các nhân tố có hại từ bên ngoài, mang thông tin di truyền, bộ máy tổng hợp protein. A. Tế bào chất, vùng nhân, ribosome. B. Thành tế bào, vùng nhân, ribosome. C. Vùng nhân, ribosome, vỏ nhầy. D. Vùng nhân, ribosome, lông. Câu 4: Sắc tố quang hợp có vai trò nào sau đây? A. Hấp thụ năng lượng ánh sáng và chuyển hóa thành năng lượng hóa học. B. Hấp thụ năng lượng ánh sáng trong phổ ánh sáng màu đỏ và xanh lam. C. Bảo vệ tế bào khỏi ánh sáng quá mức và nhiệt độ quá cao của môi trường. D. Tổng hợp năng lượng ATP để cung cấp cho các hoạt động sống của cây. Dùng thông tin sau để trả lời câu 5 và câu 6: Hình 1 minh họa mối liên hệ giữa phân loại và phát sinh chủng loại. Phân loại theo thứ bậc được phản ảnh trên cây phát sinh phân nhánh nhỏ dần. Cây phát sinh này đánh dấu các quan hệ tiến hoá có thể giữa một số taxon trong bộ Ăn thịt (Carnivora), bản thân nó là một nhánh của lớp Thú (Mammalia). Điểm phân nhánh 1 thế hiện tổ tiên chung gần nhất của tất cả thành viên của họ Chồn (Mustellidae) với họ Chó (Canidae). Điểm phân nhánh 2 thể hiện tổ tiên chung gần nhất của chó sói Mỹ (Canis latrans) và chó sói xám (Canis lupus). Câu 5: Loài Lutra lutra (Rái cá Châu Âu) được xếp vào nhóm phân loại nào sau đây? A. Họ Felidae. B. Chi Canis. C. Bộ Primates. D. Chi Lutra. Câu 6: Loài Canis latrans (Chó sói mỹ) và Canis lupus (Chó sói xám) được hình thành từ bộ Carnivora là ví dụ của quá trình A. tiến hóa lớn. B. tiến hóa nhỏ. C. tiến hóa hóa học. D. tiến hóa tiền sinh học. Câu 7: Theo lý thuyết hiện đại, quá trình hình thành các đặc điểm thích nghi ở sinh vật chịu ảnh hưởng bởi
A. đột biến, giao phối và sự phân li tính trạng. B. đột biến, giao phối và chọn lọc tự nhiên. C. các biến dị di truyền và cơ chế cách ly. D. đột biến, giao phối và các cơ chế cách ly. Câu 8: Hình 2 mô tả thí nghiệm của Miller và Urey (1953) nhằm kiểm tra giả thuyết về nguồn gốc sự sống của Oparin và Haldan: Hình 2 Việc tạo ra các hợp chất hữu cơ trong thí nghiệm trên có thể được xem là một bước quan trọng trong việc chứng minh giả thuyết nào sau đây? A. Sự sống bắt nguồn từ các chất hữu có sẵn trong tự nhiên. B. Sự hình thành các tế bào có nhân hoàn chỉnh từ các chất hữu cơ. C. Sự sống bắt nguồn từ các hợp chất vô cơ trong khí quyển. D. Sự hình thành các chất vô cơ từ các chất hữu cơ đơn giản. Câu 9: Khi nói về tháp sinh thái, nhận định nào sau đây sai? A. Là biểu đồ hình tháp thể hiện số lượng, sinh khối hay năng lượng có trong sinh vật qua các bậc dinh dưỡng. B. Trong số 3 loại tháp sinh thái (số lượng, khối lượng và năng lượng), tháp khối lượng luôn ở dạng chuẩn nhất. C. Tháp số lượng biểu diễn số lượng cá thể các bậc dinh dưỡng trên một đơn vị diện tích hay thể tích thống nhất. D. Tháp số lượng thể hiện mối quan hệ giữa vật chủ và vật kí sinh là dạng tháp đảo ngược (đáy hẹp đỉnh rộng). Câu 10: Hình 3 minh họa kiểu gene, cấu trúc NST và các kiểu hình tương ứng về hình dạng mắt ở ruồi giấm cái. Sự biểu hiện kiểu hình khác thường do đột biến lặp đoạn vùng Bar trên nhiễm sắc thế giới tính X và. NST bình thường (kí hiệu B+ ), NST đột biến lặp mang 1 và 2 đoạn Bar được kí hiệu lần lượt B và BD. Hậu quả của đột biến này làm cho mắt lồi thành mắt dẹt, nếu đoạn NST lặp lại càng nhiều lần thì mức độ dẹt của mắt càng tăng lên.
Ruồi giấm dị hợp tử đột biến (B+B) có kiểu hình nào sau đây? A. Kiểu hình (b). B. Kiểu hình (c). C. Kiểu hình (d). D. Kiểu hình (a). Hướng dẫn giải Dùng thông tin sau để trả lời câu 11 và 12: Cho ba cấp tổ chức sống trên Trái Đất bao gồm: A: Hệ sinh thái, B: Quần xã, C: Sinh quyển. Câu 11: Sơ đồ nào sau đây thể hiện đúng về mối quan hệ giữa các cấp tổ chức sống trên? A. B. C. D. Câu 12: Hiệu ứng nhà kính có thể gây ra tác động nào đối với quần xã và các hệ sinh thái trong sinh quyển? A. Hiệu ứng nhà kính chỉ có tác động đến quần xã sinh vật trên cạn từ đó tác động tiêu cực và làm thay đổi cấu trúc hệ sinh thái. B. Làm thay đổi nhiệt độ toàn cầu, ảnh hưởng đến sự phân bố và đa dạng loài trong quần xã, làm thay đổi cấu trúc của hệ sinh thái. C. Hiệu ứng nhà kính chủ yếu ảnh hưởng đến khí quyển và duy trì ổn định số lượng loài trong quần xã, ít có tác động đến các hệ sinh thái. D. Hiệu ứng nhà kính làm tăng độ ẩm của hệ sinh thái, làm giảm đa dạng loài trong quần xã từ làm thay đổi cấu trúc của các hệ sinh thái. Câu 13: Điểm giống nhau giữa các phương pháp: lai hữu tính, gây đột biến và công nghệ gene trong việc tạo giống mới là đều A. có thể làm thay đổi kiểu gene dẫn đến thay đổi kiểu hình. B. thay đổi kiểu hình nhưng không làm thay đổi kiểu gene. C. không sử dụng các yếu tố bên ngoài để tác động vào giống cũ. D. có thể làm thay đổi kiểu gene mà không thay đổi kiểu hình. Câu 14: Hình 4 mô tả quá trình dịch mã của mRNA tại hai ribosome R1 và R2 Mỗi ribosome sẽ di chuyển về phía nào trên mRNA? A. Ribosome R1 và R2 di chuyển về phía đầu X. B. Ribosome R1 và R2 di chuyển về phía đầu Y. C. Ribosome R1 di chuyển về đầu Y, R2 về đầu X. D. Ribosome R1 và R2 đổi vị trí cho nhau trên mRNA. Câu 15: Ở một quần thể động vật ngẫu phối cân bằng di truyền, tính trạng màu lông do một gene có 4 allele nằm trên NST thường quy định, trong đó, A1 quy định lông nâu; A2 quy định lông đỏ; A3 quy định lông
vàng và A4 quy định lông trắng. Các allele tương tác trội lặn hoàn toàn theo thứ tự A1> A2> A3> A4. Theo lý thuyết, phát biểu nào sau đây đúng? A. Nếu tần số các allele là bằng nhau thì tỉ lệ kiểu gen đồng hợp sẽ đạt giá trị cao nhất. B. Bố mẹ lông đỏ và nâu cho F1: 2 nâu: 1 đỏ: 1 vàng. Có 2 phép lai phù hợp với kết quả trên. C. Trong quần thể có 6 kiểu gene dị hợp, kiểu hình lông nâu có nhiều kiểu gene dị hợp nhất. D. Các cá thể bố mẹ đều lông đỏ có thể sinh con có kiểu hình màu lông đỏ, vàng, trắng và nâu. Câu 16: Khi nói về đột biến số lượng NST, nhận định nào sau đây đúng? A. Ở các loài sinh vật, đột biến lệch bội chỉ xảy ra ở các NST thường mà không xảy ra ở NST giới tính. B. Nếu kí hiệu bộ NST của loài thứ nhất là AA, loài thứ hai là BB thì bộ NST thể song nhị bội sẽ là AABB. C. Một loài thực vật có 2n = 6, các cặp NST tương đồng được kí hiệu là Aa, Bb và Dd. Kiểu gene AaBbd là đột biến thể 3. D. Tế bào sinh dưỡng của thể tứ bội 4n trong đó tất cả các cặp NST đều có 2 chiếc tương đồng nhưng có 1 cặp NST có 4 chiếc. Câu 17: Con người đã áp dụng kiến thức sinh học như thế nào để giảm thiểu rủi ro do biến đổi khí hậu? A. Tập trung vào việc xây dựng các chính sách công nghệ cao. B. Bảo tồn đa dạng sinh học, cải tạo hệ sinh thái, tăng sự thích ứng. C. Dựa vào các thành tựu khoa học công nghệ để đối phó với khí hậu. D. Trồng cây xanh để thay thế toàn bộ rừng tự nhiên trên toàn cầu. Câu 18: Vai trò của operon trong điều hòa biểu hiện gene ở sinh vật nhân sơ là gì? A. Giảm phiên mã bằng cách phá hủy mRNA để giảm lượng protein dựa trên nhu cầu của tế bào. B. Điều chỉnh sự phiên mã của các gene liên quan trong cùng một cụm dựa trên nhu cầu của tế bào. C. Kiểm soát số lượng ribosome trượt trên mRNA khi tham gia vào quá trình tổng hợp protein. D. Điều chỉnh hoạt động của enzyme bằng cách thay đổi cấu trúc của chúng khi tham gia dịch mã. PHẦN II. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1: Ở thực vật, xét hai cặp gene A, a và B, b quy định hai tính trạng khác nhau, các allele trội là trội hoàn toàn. Khi giao phấn giữa hai cây dị hợp hai cặp gen (P) thu được F1. a) Các cây chứa hai tính trạng trội ở F1 có tỉ lệ tối đa là 50%. b) Khi (P) có kiểu gen khác nhau thì không thể thể tạo ra F1 có 7 loại kiểu gen. c) Nếu hai gene trên nằm trên 2 cặp NST khác nhau thì tỉ lệ kiểu gene dị hợp ở F1 luôn chiếm tỉ lệ 75%. d). Cho các cây trội hai tính trạng ở F1 giao phấn ngẫu nhiên có thể thu được F2 mang hai tính trạng lặn là 1/81. Câu 2: Dãy núi Adirondack nằm ở phía bắc tiểu bang New York, Hoa Kỳ là một khu vực có hệ sinh thái đa dạng với các rừng lá kim, rừng lá rộng và đồng cỏ. Khu vực này thường chịu ảnh hưởng của các hiện tượng tự nhiên như cháy rừng, bão lớn hoặc sự khai thác của con người, dẫn đến các thay đổi lớn trong hệ sinh thái. Biểu đồ bên dưới thể hiện sinh khối của các loại thực vật khác nhau được tìm thấy sau khi xảy ra cháy rừng. Hình 5 a) Quá trình đang diễn ra là diễn thế sinh thái. b) Cỏ dại và cây bụi là nhóm sinh vật tiên phong sau khi diễn ra cháy rừng. c) Khi hình thành quần xã ổn định, cây Phong là loài ưu thế và ảnh hưởng lớn nhất đến quần xã. d) Biến đổi khí hậu làm tăng lượng CO2 trong khí quyển thì quần xã sẽ tăng đa dạng loài do tăng năng suất quang hợp của nhóm sinh vật sản xuất. Câu 3: Đồ thị dưới đây thể hiện mối quan hệ giữa hai nhân tố X, Y tới cường độ quang hợp ở thực vật.

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.