PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text đap an Bài 53. Đề luyện 13.pdf

VỀ ĐÍCH 2024 – Thầy PHAN KHẮC NGHỆ https://www.facebook.com/groups/thaynghedinhcao ĐỀ THI CỦA SỞ TIỀN GIANG Câu 81: Vi khuẩn amôn hóa tham gia vào quá trình chuyển hóa nào sau đây? A. Chuyển nitơ trong hợp chất hữu cơ thành N2. B. Chuyển nitơ trong hợp chất hữu cơ thành NO2 - . C. Chuyển nitơ trong hợp chất hữu cơ thành NH4 + . D. Chuyển nitơ trong hợp chất hữu cơ thành NO3 - . Câu 81: Đáp án C. Câu 82: Động vật nào sau đây có hệ tuần hoàn hở? A. Ếch, cá. B. Gà rừng, cào cào. C. Chim, thú. D. Ốc sên, châu chấu. Câu 82: Đáp án D. Câu 83: Côđon nào sau đây làm nhiệm vụ kết thúc dịch mã? A. 5’AAU3’. B. 5’UAG3’. C. 5’UGG3’. D. 5’AUG3’. Câu 83. Có 3 côđon làm nhiệm vụ kết thúc dịch mã, đó là 5’UAA3’; 5’UAG3’; 5’UGA3’.  Đáp án B. Câu 84: Loại enzim nào sau đây có khả năng làm tháo xoắn đoạn phân tử ADN, tách 2 mạch của ADN và xúc tác tổng hợp mạch polilnucleotit mới bổ sung với mạch khuôn? A. Enzim ADN polimeraza. B. Enzim ligaza. C. Enzym ARN polimeraza. D. Enzim restrictaza. Câu 84. Đáp án C. - Trong 4 enzim trên thì enzim ARNpolimeraza có khả năng làm tháo xoắn mạch ADN, tách 2 mạch của ADN và xúc tác tổng hợp mạch polilnucleotit mới bổ sung với mạch khuôn. - Enzim ADN polimeraza có chức năng tổng hợp mạch mới bổ sung với mạch gốc chứ không tham gia tháo xoắn mạch ADN. - Enzim ligaza có chức năng nối các đoạn Okazaki lại với nhau đồng thời tạo liên kết phosphodieste làm liền mạch ADN. - enzim restrictaza là enzim cắt giới hạn sử dụng trong kỹ thuật di truyền. Câu 85: Ở các loài sinh sản hữu tính, bộ NST của loài được duy trì ổn định nhờ những cơ chế nào sau đây? A. Nguyên phân và thụ tinh. B. Nguyên phân, giảm phân và thụ tinh. C. Nhân đôi ADN và dịch mã. D. Nhân đôi, phiên mã và dịch mã. Câu 85: Đáp án B. Câu 86: Một loài thực vật có 3 cặp nhiễm sắc thể được kí hiệu là Aa, Bb. Cơ thể có bộ nhiễm sắc thể nào sau đây là thể đa bội? A. AaaBbb. B. AaB. C. AAaBb. D. AaBBbb. Câu 86. A là thể tam bội; B là thể một; C là thể ba; D là thể bốn.  Đáp án A. Câu 87: Tế bào sinh tinh có kiểu gen ABD abd giảm phân tạo ra tối đa bao nhiêu loại giao tử liên kết? A. 4. B. 2. C. 6. D. 8. Câu 87: Đáp án B. Vì nếu có hoán vị gen thì tế bào sinh tinh sẽ giảm phân cho 4 loại giao tử, trong đó có 2 loại giao tử liên kết, 2 loại giao tử hoán vị. Câu 88: Theo lí thuyết, phép lai AaBb × aabb cho đời con có bao nhiêu kiểu gen? A. 1. B. 4. C. 6. D. 3. Câu 88: Đáp án B. VỀ ĐÍCH 2024: TS. PHAN KHẮC NGHỆ BÀI 53: ĐỀ LUYỆN GIAI ĐOẠN 2 - SỐ 13 (độ khó 95%) THI: TỪ 5g0 đến 23g30, thứ 7 (25/5/2024) LIVE CHỮA: 21g30, Thứ 6 (31/5/2024) Thầy Phan Khắc Nghệ – www.facebook.com/thaynghesinh
VỀ ĐÍCH 2024 – Thầy PHAN KHẮC NGHỆ https://www.facebook.com/groups/thaynghedinhcao Câu 89: Theo lí thuyết, cơ thể có kiểu gen AABb giảm phân sẽ cho giao tử Ab chiếm tỉ lệ A. 20%. B. 30%. C. 40%. D. 50%. Câu 89: Đáp án D. Câu 90. Xét 2 locut gen nằm trên NST thường. Nếu mỗi locut chỉ có 1 alen thì quần thể có tối đa bao nhiêu kiểu gen? A. 1. B. 4. C. 9. D. 16. Câu 90. Đáp án A. Vì mỗi gen có 1 alen (ví dụ A, B) thì quần thể chỉ có 1 kiểu gen là AABB. Câu 91: Sử dụng tác nhân vật lí hoặc hóa học để tác động trực tiếp lên mẫu vật là bước khởi đầu của quá trình tạo giống nào sau đây? A. Lai tế bào sinh dưỡng (Dung hợp tế bào trần). B. Công nghệ gen. C. Nuôi hạt phấn. D. Gây đột biến. Câu 91. Đáp án D. Vì sử dụng tác nhân vật lí hoặc hóa học để tác động trực tiếp lên mẫu vật là bước tạo biến dị đột biến; đây là bước khởi đầu của quá trình tạo giống bằng gây đột biến. Câu 92: Thành tựu nào sau đây là của phương pháp tạo giống bằng công nghệ gen? A. Tạo giống ngô có ưu thế lai. B. Tạo giống cà chua chín muộn. C. Tạo giống dưa hấu tam bội. D. Tạo giống cừu Dolly. Câu 92. Đáp án B. Câu 93: Nhân tố tiến hóa nào sau đây có thể làm phong phú vốn gen của quần thể? A. Di - nhập gen. B. Giao phối không ngẫu nhiên. C. Chọn lọc tự nhiên. D. Các yếu tố ngẫu nhiên. Câu 93. Đáp án A. Câu 94: Trong tự nhiên, tiêu chuẩn quan trọng nhất để phân biệt các loài sinh sản hữu tính là A. Địa lí – sinh thái. B. Hình thái. C. Sinh lí – hóa sinh. D. Cách li sinh sản. Câu 94. Đáp án D Trong tự nhiên, tiêu chuẩn quan trọng nhất để phân biệt các loài sinh sản hữu tính là cách li sinh sản. Cách li sinh sản có 2 dạng: + Cách li trước hợp tử Những trở ngại ngăn cản các cá thể giao phối với nhau để sinh hợp tử được gọi là cách li trước hợp tử. + Cách li sau hợp tử : Những trở ngại ngăn cản việc tạo ra con lai hoặc ngăn cản tạo ra con lai hữu thụ, thực chất là cách li di truyền, do không tương hợp giữa 2 bộ NST của bố mẹ về số lương, hình thái, cấu trúc. Câu 95: Xác voi Mamut được bảo quản gần như nguyên vẹn trong các lớp băng là bằng chứng tiến hoá nào sau đây? A. Sinh học phân tử. B. Hóa thạch. C. Giải phẫu so sánh. D. Tế bào học. Câu 95. Đáp án B. Câu 96: Nhân tố sinh thái nào sau đây là nhân tố hữu sinh? A. cạnh tranh cùng loài. B. Ánh sáng. C. Nhiệt độ. D. Độ ẩm. Câu 96. Đáp án A. Câu 97: Trong quần thể, sinh vật thường phân bố theo kiểu nào sau đây? A. Ngẫu nhiên. B. Theo nhóm. C. Đồng đều. D. Phân tầng. Câu 97. Đáp án B. Phân bố theo nhóm là kiểu phân bố phổ biến nhất, các cá thể của quần thể tập trung theo từng nhóm ở những nơi có điều kiện sống tốt nhất. Phân bố theo nhóm xuất hiện ở nhiều loài sinh vật, đặc biệt khi chúng sống thành bầy đàn, khi chúng trú đông, ngủ đông, di cư.. Câu 98: Đặc trưng nào sau đây không phải là đặc trưng của quần xã sinh vật? A. Tỉ lệ nhóm tuổi. B. Thành phần loài. C. Loài ưu thế. D. Loài đặc trưng. Câu 98. Đáp án A. Tỉ lệ nhóm tuổi là đặc trưng của quần thể. Câu 99: Trong lưới thức của hệ sinh thái đồng cỏ, loài nào sau đây thuộc bậc dinh dưỡng cấp 1? A. Rắn ăn nhái. B. Nhái ăn sâu. C. Cỏ ba lá. D. Sâu ăn cỏ. Câu 99. Đáp án C. Vì cỏ là sinh vật sản xuất, nó sẽ khởi đầu của chuỗi thức ăn nên được xếp vào bậc dinh dưỡng cấp 1. Câu 100. Loại nào sau đây là tài nguyên không tái sinh? A. Đất nông nghiệp. B. Rừng nguyên sinh.
VỀ ĐÍCH 2024 – Thầy PHAN KHẮC NGHỆ https://www.facebook.com/groups/thaynghedinhcao C. Dầu mỏ. D. Năng lượng mặt trời. Câu 100. Đáp án C. Câu 101: Ở thực vật, quá trình nào sau đây diễn ra thường xuyên, liên tục? A. Pha sáng quang hợp. B. Đường phân. C. Pha tối quang hợp. D. Chuỗi truyền electron trong hô hấp. Câu 101. Đáp án B. Hô hấp diễn ra thường xuyên, liên tục (Nếu có oxi thì hô hấp hiếu khí; nếu không có oxi thì hô hấp kị khí). Nếu ngừng hô hấp thì cơ thể sẽ chết. Câu 102: Khi nói về hoạt động của hệ tuần hoàn ở người, phát biểu nào sau đây sai? A. Tim đập nhanh và mạnh làm huyết áp tăng, tim đập chậm và yếu làm huyết áp giảm. B. Huyết áp cao nhất ở động mạch, thấp nhất ở mao mạch và tăng dần ở tĩnh mạch. C. Vận tốc máu chậm nhất ở mao mạch. D. Trong hệ động mạch, càng xa tim, vận tốc máu càng giảm. Câu 102. Đáp án B. Vì tĩnh mạch có huyết áp thấp nhất (huyết áp giảm dần ở tĩnh mạch) Câu 103: Một phân tử ADN ở vi khuẩn có tỉ lệ (A + T)/(G + X) = 2/3. Tổng tỉ lệ nuclêôtit loại G và loại X của phân tử ADN này là A. 30%. B. 20%. C. 60%. D. 15%. Câu 103. Đáp án C A/G = 2/3  A = 20% và G = 30%.  Tổng G + X = 2 × 30% = 60%. Đáp án C. Câu 104: Gen A nằm trên vùng không tương đồng của NST giới tính X. Gen A bị đột biến điểm ở 2 vị trí khác nhau tạo ra 2 alen lặn là A1 và A2. Quần thể có tối đa bao nhiêu kiểu gen quy định kiểu hình đột biến? A. 8. B. 6. C. 3. D. 5. Câu 104. Đáp án D. Như vậy, gen A nằm trên NST X có 3 alen. Cho nên tổng số kiểu gen = 6 + 3 = 9 kiểu gen. Số kiểu gen quy định kiểu hình bình thường = 4 kiểu gen (XAX A ; XAX A1; XAX A2; XAY). → Số kiểu gen quy định kiểu hình đột biến = 9 – 4 = 5. Câu 105. Một cơ thể có kiểu gen giảm phân xảy ra hoán vị gen với tần số 20% thì tổng giao tử mang 1 alen trội chiếm tỉ lệ bao nhiêu? A. 20%. B. 40%. C. 10%. D. 80%. Câu 105. Đáp án D. Câu 106: Một loài thực vật, xét 2 cặp gen phân li độc lập quy định 2 cặp tính trạng, trong đó alen trội là trội hoàn toàn. Cho hai cây P có kiểu hình giống nhau giao phấn với nhau, thu được F1 có 2 kiểu hình. Theo lý thuyết, F1 có tối đa bao nhiêu kiểu gen? A. 5. B. 2. C. 6. D. 4. Câu 106. Đáp án C. Vì phép lai AaBb × AABb (hoặc AaBB) cho 6 loại kiểu gen nhưng chỉ có 2 loại kiểu hình. Câu 107: Khi nói về tiến hóa nhỏ theo thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào say đây đúng? A. Tiến hóa nhỏ là quá trình hình thành các đơn vị phân loại trên loài. B. Tiến hóa nhỏ không thể diễn ra nếu không có sự tác động của các yếu tố ngẫu nhiên. C. Đột biến là nhân tố tạo nguồn nguyên liệu thứ cấp cho tiến hóa nhỏ. D. Tiến hóa nhỏ là quá trình làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể. Câu 107. Tiến hóa nhỏ là quá trình làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể, dẫn tới hình thành loài mới.  Đáp án D. A sai. Vì tiến hóa nhỏ là quá trình hình thành loài mới. Các đơn vị phân loại trên loài đươc hình thành nhờ tiến hóa lớn. B sai. Vì không có yếu tố ngẫu nhiên thì vẫn xảy ra tiến hóa nhỏ. Các yếu tố ngẫu nhiên có vai trò thúc đẩy tiến hóa nhỏ. C sai. Vì đột biến là nguyên liệu sơ cấp chứ không phải là nguyên liệu thứ cấp. Câu 108. Đối với quần thể có kích thước nhỏ, tác động của chọn lọc tự nhiên có thể dẫn tới bao nhiêu khả năng sau đây? I. Tần số alen nào đó bị giảm xuống. II. Vốn gen của quần thể bị thay đổi. III. Tần số của một kiểu hình nào đó được tăng lên. IV. Kích thước quần thể bị giảm xuống. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 108: Có 4 phát biểu đúng.  Đáp án D.
VỀ ĐÍCH 2024 – Thầy PHAN KHẮC NGHỆ https://www.facebook.com/groups/thaynghedinhcao Câu 109: Khi nói về quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể sinh vật, phát biểu nào sau đây đúng? A. Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể cùng loài chỉ có trong quần thể mà không có trong quần xã. B. Khi mật độ cá thể của quần thể vượt quá sức chịu đựng của môi trường, các cá thể tăng cường hỗ trợ nhau để chống lại những điều kiện bất lợi của môi trường. C. Trong kiểu phân bố theo nhóm thì quan hệ cạnh tranh xảy ra nhiều hơn là quan hệ hỗ trợ. D. Khi kích thước của quần thể giảm xuống dưới mức tối thiểu thì khả năng hỗ trợ giữa các cá thể sẽ giảm. Câu 109. Đáp án D. A sai. Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể cùng loài có trong quần thể và có cả trong quần xã vì quần thể là một đơn vị cấu trúc nên quần xã. B sai. Khi mật độ cá thể của quần thể vượt quá sức chịu đựng của môi trường thì các cá thể có xu hướng cạnh tranh nhau gay gắt, sự hỗ trợ giữa các cá thể sẽ giảm. C sai. Trong kiểu phân bố theo nhóm thì quan hệ hỗ trợ nhiều hơn là quan hệ cạnh tranh. Câu 110. Khi nói về sự phân bố cá thể trong không gian của quần xã, phát biểu nào sau đây sai? A. Nhìn chung, sự phân bố cá thể trong tự nhiên có xu hướng làm giảm bớt mức độ cạnh tranh giữa các loài và nâng cao mức độ sử dụng nguồn sống của môi trường. B. Sự phân bố cá thể trong không gian của quần xã tùy thuộc vào nhu cầu sống của từng loài. C. Nhìn chung, sinh vật phân bố theo chiều ngang thường tập trung nhiều ở vùng có điều kiện sống thuận lợi. D. Trong hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới, kiểu phân bố theo chiều thẳng đứng chỉ gặp ở thực vật mà không gặp ở động vật. Câu 110. Đáp án D. Vì trong hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới, kiểu phân bố theo chiều thẳng đứng gặp ở cả thực vật và động vật. Câu 111: Ở vi khuẩn E.coli, alen A ở vùng nhân bị đột biến điểm thành alen a. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây đúng? A. Nếu 2 alen này có tổng liên kết hiđro bằng nhau thì 2 alen này sẽ có chiều dài bằng nhau. B. Nếu đột biến này làm thay đổi chức năng của phân tử protein thì cá thể mang alen a có thể vẫn có kiểu hình bình thường. C. Nếu chuỗi polipeptit của 2 alen có tổng số axit amin bằng nhau thì 2 alen này có chiều dài bằng nhau. D. Nếu đột biến không làm thay đổi chiều dài của phân tử mARN thì sẽ không làm thay đổi tổng số axit amin của chuỗi polipeptit. Câu 111. Đáp án A. A đúng. Vì nếu đột biến thay thế cặp A-T bằng cặp T-A hoặc thay cặp G-X bằng cặp X-G thì đều không làm thay đổi liên kết hidro của gen. B sai. Vì ở vi khuẩn, gen chỉ tồn tại thành từng gen riêng rẽ (không tồn tại thành cặp). Do đó, cá thể mang alen a thì sẽ biểu hiện thành kiểu hình đột biến. C sai. Vì nếu đột biến mất hoặc thêm cặp nucleotit xảy ra ở phía sau côđon kết thúc thì sẽ không làm thay đổi số axit amin. D sai. Vì đột biến thay thế 1 cặp nucleotit không làm thay đổi chiều dài của mARN nhưng vẫn có thể làm thay đổi tổng số axit min. Vì đột biến làm xuất hiện côđon kết thúc dịch mã. Câu 112: Ở loài cam, xét 2 cặp gen phân li độc lập, alen A quy định nhiều quả trội hoàn toàn so với alen a quy định ít quả; Alen B quy định quả ngọt trội hoàn toàn so với alen b quy định quả chua. Cho cây AaBb tự thụ phấn, thu được F1. Để tạo giống cam nhiều quả và quả ngọt thì người ta lấy tất cả các cây nhiều quả và quả ngọt ở F1 ra trồng. Các cây này giao phấn ngẫu nhiên tạo ra các cây F2. Ở F2, tiến hành loại bỏ tất cả các cây ít quả và chỉ còn lại các cây nhiều quả. Lấy 1 cây F2, xác suất thu được cây thuần chủng là bao nhiêu? A. 2/9. B. 1/2. C. 4/9. D. 5/18. Câu 112: Đáp án D. F1 là (1/3AA : 2/3Aa)(1/3BB : 2/3Bb). F2 là (1/2AA : 1/2Aa)(4/9BB : 4/9Bb : 1/9bb) Vì cây thuần chủng chính là cây đồng hợp 2 cặp gen (AABB và AAbb) có tỉ lệ = 4/9 ×1/2 + 1/9 ×1/2 = 5/18. Do đó, khi lấy 1 cây F2, xác suất thu được cây thuần chủng là 5/18. Câu 113: Một loài thực vật, alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen B1 và B2. Alen B1 quy định hoa vàng trội hoàn toàn so với alen B2 quy định hoa trắng. Một quần thể đang cần bằng di truyền có tỉ lệ kiểu hình: 64% số cây hoa đỏ; 27% số cây hoa vàng; 9% số cây hoa trắng. Lấy ngẫu nhiên 1 cá thể hoa đỏ, xác suất thu được cá thể thuần chủng là A. 1/3. B. 1/2. C. 2/3. D. 1/4. Câu 113: Đáp án D.

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.