Content text CHƯƠNG 3. LIÊN KẾT HÓA HỌC (BẢN HS - FORM 2025).docx
–2– CHƯƠNG 3. LIÊN KẾT HÓA HỌC A. PHẦN LÍ THUYẾT BÀI 8. QUY TẮC OCTET 1. LÍ THUYẾT CẦN NẮM * Liên kết hóa học Liên kết hóa học là sự kết hợp giữa các nguyên tử tạo thành phân tử hay tinh thể bền vững hơn. * Quy tắc octet Trong quá trình hình thành liên kết hóa học, nguyên tử của các nguyên tố nhóm A có xu hướng tạo thành lớp vỏ ngoài cùng có 8 electron tương ứng với khí hiếm gần nhất (hoặc 2 electron với khí hiếm helium). * Lưu ý Không phải mọi trường hợp, nguyên tử của các nguyên tố khi tham gia liên kết đều tuân theo quy tắc octet. Người ta nhận thấy một số phân tử không tuân theo quy tắc octet. Ví dụ: NO, BH 3 , SF 6 ,… 2. BÀI TẬP VẬN DỤNG 2.1. Bài tập tự luận Câu 1: Biết phân tử magnesium oxide được hình thành bởi các ion Mg 2+ và O 2– . Vận dụng quy tắc octet, trình bày sự hình thành các ion trên từ những nguyên tử tương ứng. Câu 2: Những nguyên tử nào trong các nguyên tử trên có lớp electron bền vững? Câu 3: Hãy dự đoán xu hướng nhường, nhận electron của mỗi nguyên tử trong từng cặp nguyên tử sau. Viết số electron theo lớp quá trình các nguyên tử nhường, nhận electron để tạo ion. a) K (Z = 19) và O (Z = 8). b) Li (Z = 3) và F (Z = 9). c) Mg (Z = 12) và P (Z = 15). Câu 4: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử potassium (K) là 4s 1 , cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử bromine (Br) là 4s 2 4p 5 . Làm thế nào các nguyên tử K và Br có được cấu hình electron của nguyên tử khí hiếm theo quy tắc octet. Câu 5: Cho một số hydrocarbon sau: H–C≡C–H; H 2 C=CH 2 và H 3 C–CH 3 . a) Những nguyên tử H và C nào trong các hydrocarbon trên thỏa mãn quy tắc octet? b) Một phân tử hydrocarbon có 3 nguyên tử C và x nguyên tử H. Giá trị x lớn nhất có thể là bao nhiêu? Câu 6: PH 3 (phosphine), P 2 H 4 (diphosphine) xuất hiện do sự phân hủy xương, xác động thực vật ở khu vực như đầm lầy, nghĩa địa. P 2 H 4 là chất có khả năng tự cháy trong không khí, khi cháy nó tạo ra nhiệt lượng làm tăng nhiệt độ lên đến khoảng 150 o C sau đó PH 3 tiếp tục cháy và kết quả là xuất hiện “ngọn lửa ma trơi”. Vận dụng quy tắc octet để giải thích sự tạo thành liên kết hóa học trong phosphine. Câu 7: Vận dụng quy tắc octet để giải thích sự hình thành liên kết trong các phân tử: H 2 O, F 2 , CCl 4 và NF 3 . Câu 8: Vận dụng quy tắc octet để giải thích sự hình thành liên kết trong các phân tử: O 2 , CO 2 , CaCl 2 và KCl. Câu 9: Đá vôi (thành phần chính là CaCO 3 ) được dùng để sản xuất vôi, trong lĩnh vực xây dựng,… Barium nitrate có trong thành phần của kính quang học, gốm, men,… Phèn đơn aluminium sulfate (thành phần chính là Al 2 (SO 4 ) 3 ) được sử dụng rộng rãi trong xử lí nước thải, trong công
–4– Câu 10: Sodium hydride (NaH) là một hợp chất được sử dụng như một chất lưu trữ hydrogen trong các phương tiện chạy bằng pin nhiên liệu do khả năng giải phóng hydrogen của nó. Trong sodium hydride, nguyên tử sodium có cấu hình electron bền của khí hiếm A. helium. B. argon. C. krypton. D. neon. Câu 11: Khi tham gia hình thành liên kết hóa học, các nguyên tử lithium và chlorine có khuynh hướng đạt cấu hình electron bền của lần lượt các khí hiếm nào dưới đây? A. Helium và argon. B. Helium và neon. C. Neon và argon. D. Argon và helium. Câu 12: Trong phân tử HBr, nguyên tử hydrogen và bromine đã lần lượt đạt cấu hình electron bền của các khí hiếm nào dưới đây? A. Neon và argon. B. Helium và xenon. C. Helium và radon. D. Helium và krypton. Câu 13: Trog các hợp chất, nguyên tử magnesium đã đạt được cấu hình bền của khí hiếm gần nhất bằng cách A. cho đi 2 electron. B. nhận vào 1 electron. C. cho đi 3 electron. D. nhận vào 2 electron. Câu 14: Khi hình thành liên kết hóa học, nguyên tử sau đây có xu hướng nhường 1 electron để đạt cấu hình electron bền vững theo quy tắc octet? A. Mg (Z = 12). B. F (Z = 9). C. Na (Z = 11). D. Ne (Z = 10). Câu 15: (SBT – CD) Nguyên tử oxygen (Z = 8) có xu hướng nhường hay nhận bao nhiêu electron để đạt lớp vỏ thoả mãn quy tắc octet? A. Nhường 6 electron. B. Nhận 2 electron. C. Nhường 8 electron. D. Nhận 6 electron. Câu 16: (SBT – CD) Nguyên tử lithium (Z = 3) có xu hướng nhường hay nhận bao nhiêu electron để lớp vỏ thoả mãn quy tắc octet? A. Nhường 1 electron. B. Nhận 7 electron. C. Nhường 11 electron. D. Nhận 1 electron. Câu 17: (SBT – CD) Nguyên tử nào sau đây không có xu hướng nhường hoặc nhận electron để đạt được lớp vỏ thoả mãn quy tắc octet? A. Nitrogen. B. Oxygen. C. Sodium. D. Hydrogen. Câu 18: (SBT – CD) Nguyên tử nào trong các nguyên tử sau đây không có xu hướng nhường electron để đạt lớp vỏ thoả mãn quy tắc octet? A. Calcium. B. Magnesium. C. Potassium. D. Chlorine. Câu 19: Ion nào sau đây có cấu hình electron của khí hiếm helium? A. Mg 2+ . B. O 2– . C. Na + . D. Li + . Câu 20: Trong sự hình thành phân tử lithium fluoride (LiF), ion lithium và ion fluoride đã lần lượt đạt được cấu hình electron bền của khí hiếm nào? A. Helium và neon. B. Helium và argon. C. Neon và argon. D. Cùng là neon. Câu 21: Trong phân tử iodine (I 2 ), mỗi nguyên tử iodine đã góp một electron để tạo cặp electron chung. Nhờ đó, mỗi nguyên tử iodine đã đạt cấu hình electron bền vững của khí hiếm nào dưới đây? A. Xe. B. Ne. C. Ar. D. Kr. Câu 22: Nguyên tử của nguyên tố nào sau đây tạo ra ion có cấu hình electron giống với neon (Ne) theo quy tắc octet? A. Sodium (Na). B. Magnesium (Mg). C. Chlorine (Cl). D. Calcium (Ca). Câu 23: Quy tắc octet không đúng với trường hợp phân tử chất nào sau đây? A. H 2 S. B. PCl 5 . C. SiO 2 . D. Br 2 . Câu 24: Nguyên tử trong phân tử nào sau đây ngoại lệ với quy tắc octet?