Content text 3.8a. RLCH NUOC.pdf
1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÁI BÌNH BỘ MÔN: MIỄN DỊCH – SINH LÝ BỆNH RỐI LOẠN CHUYỂN HOÁ NƯỚC VÀ ĐIỆN GIẢI MỤC TIÊU HỌC TẬP Sau khi học xong bài này sinh viên có khả năng: 1. Mô tả được vai trò và sự trao đổi nước điện giải trong cơ thể 2. Trình bày được sự ảnh hưởng của mất nước đối với cơ thể 3. Phân tích được các cơ chế gây phù và ứng dụng để xử trí đúng tình trạng mất nước và tình trạng phù trong lâm sàng. NỘI DUNG I. ĐẠI CƯƠNG VỀ THĂNG BẰNG NƯỚC ĐIỆN GIẢI 1. Vai trò-sự cân bằng xuất nhập 1.1. Vai trò muối nước a. Nước - Nước chiếm 60-70% trọng lượng thân thể. Một cơ thể nặng 72kg có tới 42 - 49kg nước và nếu mất 4 lít nước mà không được bù đắp kịp thời sẽ bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu bệnh lý. Cơ thể càng trẻ càng chứa nhiều nước (bào thai chứa 95-97% nước, sơ sinh 85% nước, người lớn 60-70%, người già 50-60%). Trong cơ thể cơ quan nào càng hoạt động càng nhiều nước (não, gan, tim, thận, phổi... chứa nhiều nước hơn mô liên kết, sụn, xương...). - Vai trò cụ thể của nước là: + Duy trì khối lượng tuần hoàn, qua đó góp phần duy trì huyết áp. + Làm dung môi cho mọi chất dinh dưỡng, chuyển hóa và đào thải, vận chuyển các chất đó trong cơ thể đồng thời trao đổi chúng với ngoại môi + Làm môi trường cho mọi phản ứng hóa học, đồng thời trực tiếp tham gia một số phản ứng (thủy phân, oxy hóa, sự ngậm nước của protein và keo...)
2 + Giảm ma sát giữa các màng + Tham gia điều nhiệt b. Các chất điện giải: Trong các dịch cơ thể có vai trò riêng của nó ví dụ như Ca++ đối với dẫn truyền thần kinh, Cl đối với độ toan dạ dày. Bài này chỉ đề cập vai trò chung của các chất điện giải. Đó là: - Quyết định chủ yếu áp lực thẩm thấu của cơ thể, mà vai trò quan trọng nhất là Na+ , K+ , Cl, HP04 ̅... (protein trong huyết tương có trọng lượng tương đương các chất điện giải ở đó nhưng chỉ chi phối 0,5% áp lực thẩm thấu). - Tham gia các hệ thống đệm của cơ thể, quyết định sự điều hoà pH nội môi (xem rối loạn cân bằng axit-bazơ). Bởi vậy mất điện giải hay ứ đọng chúng đều gây những rối loạn bệnh lý. 1.2. Cân bằng xuất nhập nước – muối - Sự xuất nhập nước phải cân bằng + Xuất: Cơ thể phải đào thải nhiệt và nhiều chất dưới dạng dung dịch, vì vậy hàng ngày phải xuất 1,6-3,5lít nước (tuỳ thời tiết, trung bình là 2,5 lít) gồm có: Hơi thở: 0,5 lít (thải nhiệt) Mồ hôi: 0,5 lít (thải chất cặn bã, điện giải). Phân: 0,5 lít + Nhập: Cơ thể đòi hỏi nhập một lượng nước tương đương Mất cân bằng giữa xuất và nhập nước sẽ gây tình trạng bệnh lý mất nước hoặc tích nước. - Xuất nhập muối : Phải cân bằng để duy trì áp lực thẩm thấu. Các chất muối vô cơ có trong thức ăn khi vào cơ thể sẽ làm tăng áp lực thẩm thấu nội môi. Thoạt đầu, cơ thể điều hoà bằng nhập một lượng nước phù hợp để điều chỉnh VD: nếu ta ăn vào 9g NaCL, cảm giác khát sẽ làm ta uống khoảng 1,0 lít nước. Tuy nhiên về cơ bản thì phải đào thải chúng ra, mà cơ quan chủ yếu là thận. 2. Sự phân bố và trao đổi nước điện giải giữa các khu vực trong cơ thể. 2.1. Sự phân bố * Nước chiếm 70% trọng lượng cơ thể, chia làm 3 khu vực:
3 - Nước của khu vực trong tế bào chiếm 50% trong lượng cơ thể. - Nước của khu vực giao bào là 15% trọng lượng cơ thể. - Nước của khu vực lòng mạch là 5% trọng lượng cơ thể. (Hai khu vực dưới có thể góp lại thành khu vực ngoài tế bào) *Về điện giải: Có sự khác biệt cơ bản giữa 3 khu vực của một số ion: - Protein lòng mạch cao hơn ngoài - Na+ trong tế bào thấp hơn ngoài, trong khi K+ cao hơn rõ rệt - ion Cl- ngoài tế bào cao, nhưng PO4—bên trong lại nhiều hơn Tuy vậy, nếu tính tổng số anion và cation trong từng khu vực thì ở mỗi khu vực chúng tương đương với nhau. Tình trạng này có được là do đặc điểm hoạt động của các màng ngăn cách. 2.2. Sự trao đổi 2.2.1. Trao đổi giữa gian bào và lòng mạch Vách mao mạch ngăn cách hai khu vực này có đặc tính giữ lại protein (phân tử lớn) và cho phép các phân tử nhỏ và ion khuyếch tán qua lại tự do. Tuy vậy khi cân bằng Donnan đã xác lập thì tổng lượng điện giải giữa hai khu vực vẫn tương đương, do đó áp lực cân bằng giữa hai 2 vẫn bằng nhau (đẳng trương) Vai trò của áp lực thuỷ tĩnh và áp lực thẩm thấu - keo trong trao đổi giữa hai khu vực Sự co bóp của tim trái tạo ra một áp lực máu (áp lực thuỷ tĩnh), áp lực này giảm dần khi càng xa tim. Đến đầu mao mạch áp lực này còn 40mmHg, rồi 28mmHg, 16mmHg ở cuối mao mạch, nó có xu hướng đẩy nước ra gian bào. Protein trong lòng mạch (chủ yếu là albumin đảm nhiệm) tạo ra một áp lực thẩm thấu keo, đạt giá trị 28mmHg có su hướng kéo nước từ gian bào vào. Sự cân bằng giữa hai áp lực làm cho lượng nước thoát ra khỏi mao mạch tương đương lượng nước bị kéo vào (tính ra hàng trăm lít mỗi ngày). Một lượng rất nhỏ (khoảng vài lít) không trở về mao mạch ngay mà theo đường bạch huyết về tuần hoàn chung. Khi mao mạch tăng thấm với protein, sự cân bằng nói trên bị phá vỡ. Có thể tóm tắt lực đó trong hình 1