Content text Chủ đề 4. Thực hành lắp đặt mạch điện ứng dụng công nghệ tưới tiêu tự động trong trồng trọt.docx
1 Ngày soạn:…/…/… Ngày dạy:…/…/… CHỦ ĐỀ 4: THỰC HÀNH LẮP ĐẶT MẠCH ĐIỆN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TƯỚI TIÊU TỰ ĐỘNG TRONG TRỒNG TRỌT (12 tiết) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức Sau chủ đề này, HS sẽ: - Trình bày được quy trình lắp đặt mạch điện ứng dụng công nghệ tưới tiêu tự động. - Lắp đặt, kiểm tra, hiệu chỉnh sự hoạt động của mạch điện theo yêu cầu. - Thực hiện an toàn, vệ sinh lao động, nghiêm túc, trách nhiệm trong công việc. 2. Năng lực Năng lực chung: - Năng lực giao tiếp và hợp tác: o Biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với hình ảnh để trình bày thông tin, ý tưởng và thảo luận những vấn đề về lắp đặt mạch điện ứng dụng công nghệ tưới tiêu tự động trong trồng trọt. o Biết chủ động và gương mẫu hoàn thành phần việc được giao; góp ý, điều chỉnh, thúc đẩy hoạt động chung; khiêm tốn học hỏi các thành viên trong nhóm. - Năng lực tự chủ và tự học: Vận dụng được một cách linh hoạt những kiến thức, kĩ năng đã học về lắp đặt mạch điện ứng dụng công nghệ tưới tiêu tự động trong trồng trọt để giải quyết vấn đề trong những tình huống mới. - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phân tích tình huống đặt ra và lắp đặt sản phẩm phù hợp. Năng lực riêng: - Nhận thức công nghệ: Tóm tắt được các kiến thức, kĩ năng cơ bản về lắp đặt mạch điện ứng dụng công nghệ tưới tiêu tự động trong trồng trọt.
2 - Sử dụng công nghệ: Sử dụng được một số dụng cụ, thiết bị điện để lắp đặt mạch điện ứng dụng công nghệ tưới tiêu tự động trong trồng trọt. - Giao tiếp công nghệ: Đọc được các tài liệu hướng dẫn sử dụng các dụng cụ, thiết bị, vật liệu phục vụ cho việc lắp đặt mạch điện ứng dụng công nghệ tưới tiêu tự động trong trồng trọt. 3. Phẩm chất - Chăm chỉ: Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học về thiết kế mạch điện ứng dụng công nghệ tưới tiêu tự động trong trồng trọt vào học tập và thực tiễn. - Trách nhiệm: Có ý thức bảo vệ cuộc sống an toàn, lành mạnh hướng đến sự phát triển bền vững; tôn trọng và thực hiện nghiêm túc nội quy phòng thực hành; có ý thức thực hiện an toàn, vệ sinh lao động trong khi thực hành. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC 1. Đối với giáo viên - Giáo án, SGK, SGV, SBT Công nghệ 9 (Trải nghiệm nghề nghiệp, Mô đun Nông nghiệp 4.0) – Chân trời sáng tạo. - Hình ảnh sơ đồ lắp ráp mạch điện ứng dụng công nghệ tưới nhỏ giọt, sơ đồ lắp rấp mạch điện ứng dụng công nghệ tưới phun sương. - Vật thật: Mô hình mạch điện ứng dụng công nghệ tưới nước tự động. - Máy tính, máy chiếu (nếu có). 2. Đối với học sinh - SGK, SGV, SBT Công nghệ 9 (Trải nghiệm nghề nghiệp, Mô đun Nông nghiệp 4.0) – Chân trời sáng tạo. - Ôn tập chủ đề trước, chuẩn bị nội dung bài học trước khi lên lớp. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Khơi gợi nhu cầu tìm hiểu của HS về quy trình và cách thức lắp đặt mạch điện ứng dụng công nghệ tưới tiêu tự động. b. Nội dung: GV đặt vấn đề, dẫn dắt HS; HS vận dụng kiến thức, kĩ năng để giải quyết vấn đề.
3 c. Sản phẩm: Nhu cầu tìm hiểu về về quy trình và cách thức lắp đặt mạch điện ứng dụng công nghệ tưới tiêu tự động. Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV sử dụng vật thật hoặc chiếu hình 4.1 minh họa mô hình mạch điện ứng dụng công nghệ tưới tiêu tự động: 1. Đầu tưới; 2. Cảm biến nhiệt độ; 3. Nguồn nước; 4. Ống dây dẫn nước; 5. Động cơ bơm nước; 6. Nguồn điện một chiều; 7. Mô đun cảm biến nhiệt độ. Hình 4.1. Minh họa mô hình mạch điện ứng dụng công nghệ tưới tiêu tự động - GV yêu cầu HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học, thảo luận cặp đôi trả lời câu hỏi: Làm thế nào để lắp đặt mô hình mạch điện ứng dụng công nghệ tưới tiêu tự động trong trồng trọt như minh họa ở Hình 4.7? Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS quan sát hình ảnh (mô hình), vận dụng kiến thức, kĩ năng để thực hiện nhiệm vụ. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời một số HS xung phong trả lời câu hỏi. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV ghi nhận câu trả lời của HS, không chốt đáp án. - GV dẫn dắt HS vào bài học: Chủ đề bài học này chúng ta sẽ được thực hành lắp đặt mạch điện ứng dụng công nghệ tưới tiêu tự động trong trồng trọt. Để tìm ra câu trả lời
4 chính xác và đầy đủ nhất cho câu hỏi mở đầu, chúng ta cùng vào – Chủ đề 4: Thực hành lắp đặt mạch điện ứng dụng công nghệ tưới tiêu tự động trong trồng trọt. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1. Tìm hiểu về chuẩn bị thực hành a. Mục tiêu: Giúp HS nhận biết các nội dung cần chuẩn bị trước khi thực hành. b. Nội dung: GV đặt vấn đề, nêu nhiệm vụ học tập; HS đọc thông tin mục 1, 2, 3 SGK tr. 26 - 27; quan sát Bảng 4.1 tr.27; nêu được nội dung thực hành, yêu cầu thực hành, các dụng cụ, thiết bị và vật liệu cần thiết. c. Sản phẩm: Các nội dung cần chuẩn bị trước khi thực hành. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV giới thiệu cho HS các nội dung cần thực hành trong bài học này. - GV chia lớp thành 4 nhóm (2 nhóm thực hiện chung 1 nhiệm vụ), yêu cầu đọc thông tin trong SGK tr. 26 - 27 và giao nhiệm vụ cụ thể: + Nhóm 1, 2: Nêu nội dung thực hành và yêu cầu thực hành. + Nhóm 3, 4: Nêu các dụng cụ, thiết bị và vật liệu. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin và thực hiện nhiệm vụ được giao. - GV quan sát, định hướng cho HS. 1. CHUẨN BỊ THỰC HÀNH 1.1. Nội dung thực hành - Lắp đặt mạch điện ứng dụng công nghệ tự động tưới nhỏ giọt, điều khiển bằng mô đun cảm biến độ ẩm đất. - Lắp đặt mạch điện ứng dụng công nghệ tự động tưới nhỏ giọt, điều khiển bằng mô đun cảm biến nhiệt độ. 1.2. Yêu cầu thực hành - Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị và vật liệu đầy đủ cho thực hành. - Lắp đặt đúng sơ đồ lắp ráp mạch điện. - Mạch điện kiểm tra, hiệu chỉnh hoạt động đúng công nghệ tưới tiêu, an toàn. - An toàn, vệ sinh, nghiêm túc, trách nhiệm trong thực hành. 1.3. Dụng cụ, thiết bị và vật liệu (Đính kèm Bảng 4.1 bên dưới phần