TỔNG HỢP TRẮC NGHIỆM KẾ TOÁN QUỐC TẾ 2 V. Quizz ôn tập tiếng Việt I. Quizz chương 1 II. Quizz chương 2 III. Quizz chương 3 IV. Quizz chương 4 VI. Quizz ôn tập tiếng Anh Ôn tập kiểm tra cuối kỳ V. Quizz ôn tập tiếng Việt 1/ Ngày 1/1/X0, Công ty A có 100.000.000 cổ phiếu thường đang lưu hành. Trong năm Cty không phát hành thêm cổ phiếu. Ngoài ra, vài năm trước Cty có phát hành 10 triệu cổ phiếu ưu đãi, trị giá 10.000.000$, lãi suất 4%/năm và có quyền chuyển đổi thành cổ phiếu thường với tỷ lệ 1 cổ phiếu ưu đãi lấy một cổ phiếu thường. Cổ tức của cổ phiếu ưu đãi được miễn thuế. Lợi nhuận sau thuế trước cổ tức của Cty vào năm X0 là 2.500.000$. EPS căn bản và EPS pha loãng của công ty năm X0 là: a. 0,021 và không pha loãng b. 0,021 và 0,023 c. 0,029 và 0,023 d. 0,025 và 0,19 Cách nhớ tính chỉ số EPS cơ bản/pha loãng. Ở tử số là lợi ích dành cho đối tượng của phép tính, ở mẫu số là số CP mà đối tượng đó sở hữu. Đối tượng của EPS cơ bản là cổ đông hiện hữu. EPS pha loãng là Cổ đông hiện hữu và tiềm năng. Xem hình này là thấy rõ, ở phía trên là lợi ích của cổ đông hiện hữu và tiềm năng ( Net income cho cổ đông hiện hữu, Convertible cho nhà đầu tư tiềm năng) Downloaded by B?o Ng?c (
[email protected]) lOMoARcPSD|10769370
Basic EPS: Đối tượng là nhà đầu tư hiện hữu Phần lợi nhuận 2m5 bao gồm cả lợi ích cho CP ưu đãi (Ko phải nhà đầu tư hiện hữu) nên trừ ra: 2m5 - 10m*4% = 2m1 Số CP lưu hành 10m -> Basic EPS = 2m1/100m = 0.021 Diluted EPS: Đối tượng là nhà đầu tư hiện hữu + tiềm năng Phần lợi nhuận 2m5 bao gồm cả 2 nhóm đối tượng này nên ko cộng trừ gì thêm Phần mẫu số: CP cổ đông hiện hữu 100m, CP ưu đãi chuyển đổi là 10m (lưu ý bài này tỷ lệ chuyển đổi là 1:1) Khi đó Diluted EPS = 2m5/110m = 0.0227 Lưu ý: Diluted EPS phải <= Basic EPS, nếu Diluted EPS > Basic EPS như trong trường hợp này thì ta nói CP ko bị pha loãng và Diluted EPS = Basic EPS = 0.021 2/ Ngày 1/1/20X0, Doanh nghiệp (DN) chi 100.000 $ để đầu tư vào tài sản tài chính đo lường theo giá trị hợp lý với chênh lệch giá trị hợp lý được ghi nhận vào lợi nhuận tổng hợp khác (thuộc vốn chủ sở hữu). Theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, khoản đầu tư này không thuộc đối tượng chịu thuế. Năm tài chính của DN kết thúc ngày 31/12. Ngày 31/12/20X0, giá trị hợp lý của tài sản tại chính này là 120.000$. Chênh lệch tạm thời liên quan đến tài sản này vào ngày 31/12/20X0 là: a. 100.000 $ b. 20.000 $ c. 0 $ d. 120.000$ (Thu nhập miễn thuế -> Ko có chênh lệch tạm thời, CLTT chỉ xảy ra khi đối tượng chịu thuế, bài này ko cần tính TB làm gì cho phức tạp) 3/ Ngày 1/1/20X0, Doanh nghiệp (DN) chi 100.000 $ để đầu tư vào tài sản tài chính đo lường theo giá trị hợp lý với chênh lệch giá trị hợp lý được ghi nhận vào lợi nhuận tổng hợp khác (thuộc vốn chủ sở hữu). Theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, khoản đầu tư này thuộc đối tượng chịu thuế. Năm tài chính của DN kết thúc ngày 31/12. Ngày 31/12/20X0, giá trị hợp lý của tài sản tại chính này là 120.000$. Cơ sở thuế của tài sản này vào ngày 31/12/20X0 là: a. 20.000 $ b. 100.000 $ c. 0 $ d. 120.000$ Downloaded by B?o Ng?c (
[email protected]) lOMoARcPSD|10769370
4/Ngày 1/1/X0, Doanh nghiệp A thu về 995.500 CU khi phát hành trái phiếu ba năm, mệnh giá 1.000.000 CU với lãi suất trái phiếu 5%/năm và trả lãi định kỳ vào ngày 31/12. Lãi suất thực của trái phiếu khi phát hành: a. cao hơn 5% b. nhỏ hơn 5% c. 4,5% d. 5% Cách bấm máy tính đã hướng dẫn trong file buổi 9 lớp KNC02 rồi. CF là 995.500 50.000 50.000 1.050.000 Lưu ý: Khi tính IRR thì CF phải là số tiền thực nhận/thực chi, trong bài này là 995.500. Khi tính lãi phải trả bằng tiền thì phải tính trên mệnh giá (bài này là 1m) chứ ko phải là số tiền nhận về (995.500) 5/ Jay, một Công ty cổ phần đại chúng, vào ngày 1/7/20X5 đã cam kết đảm bảo thưởng cho 500 nhân viên của mình, mỗi người 300 SAR (quyền đánh giá cao cổ phiếu của Cty). Nhà quản lý của Cty cho rằng đến ngày 31/7/20X6 (ngày kết thúc năm tài chính của Jay) sẽ có 70% SAR được trao cho người thụ hưởng vào ngày 31/7/20X7. Giá trị hợp lý của mỗi SAR vào ngày 1/7/20X6 là 15$. Giá trị hợp lý khoản nợ phải trả được ghi nhận vào Báo cáo tài chính cho năm kết thúc ngày 31/7/20X6 là: a. 1.575,000 b. $ 2,250,000 c. $787,500 d. $ 1,125,000 6/ Ngày 1/1/X0, Doanh nghiệp mua một công cụ, dụng cụ đưa vào sử dụng, giá trị 200 triệu đồng. DN quyết định phân bổ 100% giá trị công cụ, dụng cụ này vào chi phí trong kỳ. Theo Luật thuế, DN cần phải phân bổ đều giá trị của công cụ, dụng cụ này vào chi phí của hai năm X0 và X1. Giả sử cả hai năm X0 và X1, doanh thu đều bằng 1.000 triệu đồng và lợi nhuận trước thuế, trước chi phí công cụ dụng cụ cùng bằng 400 triệu đồng. Thuế suất 25%. DN áp dụng IAS 12. Hãy cho biết tổng chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp của năm X0 và X1 lần lượt là: a. 75 triệu đồng và 75 triệu đồng (sai) b. 50 triệu đồng và 50 triệu đồng c. 50 triệu đồng và 100 triệu đồng d. 25 triệu đồng và 75 triệu đồng Tổng CP thuế = CP thuế hiện hành + CP thuế hoãn lại Downloaded by B?o Ng?c (
[email protected]) lOMoARcPSD|10769370
CP thuế hiện hành Năm X0, LNKT trước CCDC là 400, trừ đi CP theo thuế là 100 (Thuế yêu cầu phân bổ) - >LN tính thuế =300 -> Thuế TNDN hiện hành là 75 Tương tự, năm X1 thuế TNDN hiện hành cũng là 75 CP thuế hoãn lại Năm X0, CP theo thuế là 100, trong khi kế toán là 200. Nhớ lại note đã hướng dẫn, tăng CP -> được thuế bù đắp -> Nợ TS thuế/Có CP thuế HL (200- 100)*25% = 25 Do đó CP thuế hoãn lại năm X0 là (25), lưu ý là âm 25, ko phải 25 Năm X1 ghi, Nợ CP thuế HL/Có TS thuế 25 -> Chi phí thuế HL là 25 Tổng hợp lại Năm X0, CP thuế = Hiện hành + hoãn lại = 75 - 25 = 50 Năm X1, CP thuế = Hiện hành + hoãn lại = 75 + 25 = 100 7/ Ngày 1/1/X1, Công ty ABC chi 102.650 USD đầu tư vào Trái phiếu chính phủ với mục đích giữ đến đáo hạn: Thời hạn Trái phiếu 2 năm, mệnh giá 100.000 USD, lãi suất 5%/năm, trả lãi vào cuối mỗi năm, đáo hạn ngày 31/12/X2, lãi suất thực 3,603%/năm. Phụ trội phân bổ năm X1 (làm tròn): a. 1.325 USD b. 1.302 USD c. 3.603 USD d. 1.348 USD 8/ Ngày 1/6/2020, Doanh nghiệp đã phát hành quyền chọn cổ phiếu để thanh toán cho số hàng đã mua với giá 100.000 CU. Số hàng này đã được bán vào ngày 31/12/2020 với giá 120.000 CU. Giá thị trường của số quyền chọn cổ phiếu đã phát hành là 130.000 CU. Giao dịch này sẽ được ghi nhận: a. Nợ- Hàng tồn kho & Có- Vốn chủ sở hữu (quyền chọn cổ phiếu): 100.000 CU b. Nợ- Hàng tồn kho & Có- Vốn chủ sở hữu (quyền chọn cổ phiếu): 130.000 CU c. Nợ- Hàng tồn kho & Có- Vốn chủ sở hữu (quyền chọn cổ phiếu): 120.000 CU d. Nợ- Hàng tồn kho & Có- Nợ phải trả: 100.000 CU. 9/ Ngày 1/1/X0, Doanh nghiệp đầu tư vào trái phiếu công ty A với ý định nắm giữ lâu dài và đo lường theo FVOCI: mệnh giá 100.000 CU, lãi suất trái phiếu 5%, giá mua: 102.195 CU, chi phí mua: 200 CU, kỳ hạn trái phiếu 5 năm, thời hạn còn lại của trái phiếu 3 năm trả lãi định kỳ vào Downloaded by B?o Ng?c (
[email protected]) lOMoARcPSD|10769370