PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text 102 TÓM TẮT QUY TRÌNH ĐIỀU TRỊ TỦY RĂNG VỚI TRÂM CẦM TAY VÀ TRÁM BÍT LÈN NGANG NGUỘI-SVĐH.pdf

1 QUY TRÌNH ĐIỀU TRỊ TỦY CHÂN SSOT VỚI TRÂM CẦM TAY VÀ TRÁM BÍT LÈN NGANG NGUỘI - Bước 1: khám chẩn đoán răng cần điều trị tủy- chụp phim chẩn đoán - Bước 2: chuẩn bị trước khi điều trị tủy - Bước 3: mở tủy- đặt đê - Bước 4: thăm dò đường đi ống tủy, mở rộng sơ khởi - Bước 5: lấy tủy chân (nếu răng sống và ống tủy đủ rộng) - Bước 6: xác định chiều dài làm việc - Bước 7: tìm trâm MAF - Bước 8: làm sạch và tạo dạng hệ thống ống tủy (Băng thuốc : nếu có chỉ định hoặc không có đủ thời gian trám bít) - Bước 9: trám bít hệ thống ống tủy - Bước 10: tái tạo hình dạng và chức năng ăn nhai của răng Lưu ý: sau mỗi bước trình giáo viên chấm điểm rồi mới được làm tiếp bước tiếp theo Dụng cụ và vật liệu cần chuẩn bị: Dụng cụ Vật liệu CẤP PHÁT - Ống chích sắt - Bộ đặt đê - Cây nạo ngà - Máy định vị chóp - Máy rung sóng âm - Máy cắt côn - Cây nhồi - Cây trám Cavit - Bay trộn xi măng - Kiếng trộn - Kim : 1 cái (±) - Thuốc tê: 1 ống (±) - Đê cao su: 1 - Phim: 5 tấm - Gòn cuộn cách ly, gòn miếng - Gạc - NaOCl 3% và 5,25% - EDTA 17% - Chlorhexidine 2% - Chất bôi trơn ống tủy - Đầu tip máy rung sóng âm - Thuốc trám bít HỌC VIÊN TỰ CHUẨN BỊ - Tay khoan nhanh - Mũi khoan mở tủy: mũi khoan tròn, mũi trụ, mũi endo Z, mũi tròn cán dài - Bộ mũi Gate-Glidden - Nạo ngà bén - Trâm gai: 1 bộ nhiều kích cỡ - Kim bơm rửa - Thước đo chiều dài - Trâm thăm dò: trâm K hoặc C file số 8,10: chiều dài 21mm, 25mm - Bộ trâm K số 15-40 dài 21mm, 25mm - Bộ trâm K số 45-80 dài 21mm, 25mm - Bộ trâm H số 15-40 dài 21mm, 25mm - Bộ trâm H số 45-80 dài 21mm, 25mm - Bộ lèn chữ ABCD chiều dài 21mm,25mm - Côn chính số 15-40: 1 hộp - Côn chính số 45-80: 1 hộp - Côn phụ ABCD: 1 hộp - Côn giấy số 15-40: 1 hộp - Côn giấy số 45-80: 1 hộp
2 1. QUY TRÌNH KHÁM CHẨN ĐOÁN RĂNG CẦN ĐIỀU TRỊ TỦY - Thực hiện 3 kiểm tra - Hỏi bệnh sử răng cần chẩn đoán và bệnh sử toàn thân (lưu ý các vấn đề toàn thân có liên quan khi gây tê) - Hỏi triệu chứng đau của bệnh nhân: thời gian đau, tính chất đau, mức độ/cường độ đau, yếu tố giảm đau - Khám triệu chứng lâm sàng của răng: kích thước- mức độ sang thương (sâu răng, quanh chóp), vị trí sang thương, màu sắc răng, đường nứt, có/không lộ tủy, điểm đau nhói... - Cận lâm sàng cần thiết: thử điện, thử nhiệt, x quang, gõ răng, thử nghiệm cắn que gỗ - Kết hợp dữ liệu đưa ra chẩn đoán xác định. - Lập kế hoạch điều trị và giải thích cho bệnh nhân : cách điều trị, thời gian điều trị, tiên lượng, chi phí, ký cam kết điều trị 2. CHUẨN BỊ TRƯỚC KHI ĐIỀU TRỊ: - Gây tê - vô cảm răng cần điều trị (nếu cần) - Cô lập răng cần điều trị bằng đê cao su - Sửa soạn thân răng trước khi mở tủy (lấy sạch mô răng sâu, miếng trám cũ không đạt yêu cầu, loại bỏ mô răng yếu, tái tạo tạm thời thân răng vỡ lớn) + xác định điểm mốc của nút chặn 3. QUY TRÌNH MỞ TỦY - Xác định vị trí mở tủy: o Răng cửa, răng nanh: 1/9 ở giữa/ ngay dưới cingulum o Răng cối nhỏ hàm trên: trung tâm của rãnh giữa o Răng cối nhỏ hàm dưới: 1/9 giữa mặt nhai o Răng cối lớn hàm trên: chính giữa của trigon- hố giữa o Răng cối lớn hàm dưới: trung tâm mặt nhai- hố giữa
3 - Giai đoạn xuyên qua: o Răng cửa, răng nanh: dùng mũi khoan tròn đặt ngay vị trí mở tủy đi xuyên qua lớp men của răng, khi vào lớp ngà, dùng mũi khoan trụ đặt song song với trục răng để đi qua lớp ngà và mở lối vào trần buồng tủy o Răng cối nhỏ hàm trên: dùng mũi khoan tròn đặt ngay vị trí mở tủy đi xuyên qua lớp men, ngà và mở lối vào trần buồng tủy, dùng mũi trụ kéo theo hướng ngoài-trong tạo lỗ mở tủy hình bầu dục o Răng cối nhỏ hàm dưới: dùng mũi khoan tròn đặt ngay vị trí mở tủy đi xuyên qua lớp men, ngà và mở lối vào trần buồng tủy, dùng mũi trụ kéo theo hướng ngoài trong và gần xa tạo lỗ mở tủy hình bầu dục ngắn, hoặc gần tròn. o Răng cối lớn: dùng mũi khoan tròn đặt ngay hố giữa, đi xuyên qua men ngà và mở lối vào trần buồng tủy hoặc mở vào tại vị trí có sừng tủy nhô cao nhất. Dùng mũi tròn cổ dài với động tác kéo về phía mặt nhai, hoặc dùng mũi trụ chạy theo hướng hình dạng miệng lỗ tủy cho đến khi loại bỏ tất cả trần tủy. - Giai đoạn tạo hình buồng tủy: o Răng cửa, răng nanh: loại bỏ sừng tủy và trần tủy dùng mũi khoan tròn với động tác kéo ra, hoặc mũi khoan trụ với động tác chạy vòng quanh, tạo hình miệng xoang mở tủy. Làm nhẵn các thành buồng tủy o Răng cối nhỏ và răng cối lớn có sàn tủy: dùng mũi endo Z loại bỏ trần tủy, sừng tủy, áp sát các thành buồng tủy, làm nhẵn các thành buồng tủy và loại bỏ các gờ tạo vùng lẹm. Xoang mở tủy có độ thuôn nhẹ về phía mặt nhai. Cắt bỏ tủy buồng bằng cây nạo ngà bén hoặc dùng mũi tròn cán dài tay chậm chuyên dụng. o Điều chỉnh kích thước và hình dạng xoang mở tủy theo độ rộng buồng tủy và độ cong ống tủy - Hoàn tất: bơm rửa làm sạch và xác định vị trí miệng ống tủy. - Lưu ý: xem lại các quy luật mở tủy để tìm được vị trí miệng ống tủy, mở tủy đủ rộng nhưng vẫn bảo tồn mô răng tối đa và không để sót ống tủy. - Đặt đê cô lập răng, chú ý để đê ôm sát cổ răng. 4. THĂM DÒ ĐƯỜNG ĐI ỐNG TỦY, MỞ RỘNG 1/3 MIỆNG ỐNG TỦY - Ước lượng chiều dài răng bằng phim chẩn đoán hoặc chiều dài trung bình giải phẫu. - Chọn vị trí tham chiếu ổn định ở thân răng, đưa trâm phù hợp thăm dò ống tủy đến chiều dài ước lượng (ngắn hơn chiều dài trung bình giải phẫu 2mm) - Đối với những ống tủy nhỏ: dùng trâm số nhỏ (C file + Glide) thăm dò ống tủy. Mở rộng 1/3 cổ ống tủy bằng bộ mũi Gate, mở rộng sơ khởi 2/3 ống tủy còn lại dần từ trâm số 6 đến trâm số 10. - Lưu ý dùng đúng thao tác thăm dò ống tủy, tránh tạo khấc, tránh kẹt trâm, bơm rửa để ống tủy luôn ướt hoặc có thể dùng kết hợp chất bôi trơn ống tủy. o Thao tác thăm dò ống tủy: nên dùng trâm reamer hoặc trâm K số nhỏ (số 8,10,15), uốn cong 3mm ở đầu trâm, đưa trâm vào với động tác watch-winding (xoay tới lui với biên độ 1⁄4 vòng) và để trâm trượt nhẹ nhàng thụ động xuống ống tủy, khi thấy kẹt Hình dạng lỗ mở tủy hàm dưới Hình dạng lỗ mở tủy hàm trên
4 - Lấy tủy răng một chân: dùng trâm gai lấy tủy buồng cùng với tủy chân - Lấy tủy răng nhiều chân: lấy tủy buồng bằng nạo ngà hoặc mũi khoan tròn cán dài tay chậm cắt tủy buồng, lấy tủy chân bằng trâm gai - Trường hợp ống tủy quá nhỏ không dùng được trâm gai hoặc trường hợp tủy hoại tử: không dùng trâm gai, lấy tủy trong giai đoạn mở rộng sơ khởi hoặc sửa soạn ống tủy - Lưu ý: o Chọn trâm gai phù hợp đường kính ống tủy o Thao tác dùng trâm gai đúng o Chỉ dùng trâm gai cho trường hợp tủy không bị hoại tử và ống tủy rộng đủ 6. QUY TRÌNH ĐO CHIỀU DÀI ỐNG TỦY bằng kỹ thuật chụp phim quanh chóp kết hợp máy định vị chóp - Tìm chiều dài trâm thật: o Cách 1 dùng máy định vị chóp và trâm thăm dò: khi máy báo tới điểm thắt chóp thì điều chỉnh vị trí nút chặn tựa lên điểm tham chiếu lâm sàng. Rút trâm ra và đo chiều dài trâm → chiều dài trâm thật (Tth). Lặp lại ít nhất 2 lần kiểm tra độ chính xác của máy. Dùng trâm số 20 hoặc trâm lớn hơn vừa chặt trong ống tủy lớn, điều chỉnh nút chặn đến chiều dài trâm thật và đặt vào ống tủy để chụp phim. o Cách 2 ước lượng tùy ý- đưa trâm số 20 (hoặc lớn hơn nếu ống tủy rộng) trượt xuống một cách thụ động đến khi vừa chặt vào ống tủy (trâm không được đi quá chiều dài răng ước lượng). Điều chỉnh nút chặn tựa lên điểm tham chiếu lâm sàng, rút trâm ra, đo chiều dài trâm chính xác từng 0,5mm → chiều dài trâm thật (Tth). Lặp lại thao tác ít nhất 2 lần. - Chụp phim quanh chóp đúng kỹ thuật. - Khi lấy phim ra khỏi miệng bệnh nhân, kiểm tra nút chặn có còn chạm điểm tham chiếu trên răng không và đo lại chiều dài Tth lần nữa lúc rút trâm ra khỏi răng sau chụp phim. - Đánh dấu 3 điểm tham chiếu trên phim: bờ dưới nút chặn (hoặc rìa cắn/đỉnh múi nào đã chọn làm điểm tham chiếu lâm sàng), đỉnh đầu chóp trâm, đỉnh chóp chân răng. - Đo chiều dài trâm trên phim (Tf) và chiều dài răng trên phim (Rf) trên phim quanh chóp. - Tính chiều dài răng thật Rth = (Rf x Tth)/ Tf - Tính chiều dài làm việc: Llv = Rth – (0,5 đến 1 mm) - Lưu ý: o Dùng cùng 1 loại thước đo trong suốt quá trình làm việc o Luôn để ống tủy ướt và trơn, mỗi lần rút trâm ra đều phải đo lại chiều dài trâm kiểm tra có bị gãy không. o Vị trí tham chiếu lâm sàng ổn định: là rìa cắn hoặc đỉnh múi nguyên vẹn, hoặc phần mô răng cứng chắc còn lại mà nút chặn có thể chạm tối thiểu 2 điểm o Trâm chụp phim đo chiều dài phù hợp tối thiểu là trâm số 20 để thấy rõ đỉnh đầu chóp trâm trên phim. Nếu ống tủy lớn có thể chọn trâm số lớn hơn. Nếu ống tủy nhỏ cần mở rộng sơ khởi để trâm số 20 xuống gần đạt chiều dài ước lượng. o Nếu có từ 2 ống tủy trở lên, cần đặt trâm khác loại / khác số để nhận biết ống tủy cần đo. o Đánh dấu nút chặn đúng kỹ thuật: nút chặn phải vuông góc với cán trâm, không méo lệch, không lỏng lẻo, nút chặn chạm sát điểm tham chiếu ở thân răng và nên chạm đều 2 bên. Có thể chồng nhiều nút chặn để điều chỉnh chiều dài mong muốn và tránh sự di chuyển nút chặn.

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.