PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text Tim Hiểu Kinh Thánh.docx

TÌM HIỂU KINH THÁNH Kinh Thánh là gì? Là sự khải thị Thánh Kinh thần học tạo thành một tổng thể hữu cơ. Nói như vậy là hàm ý rằng có thể tìm hiểu bất kỳ một vấn đề nào bằng cách bắt đầu ở bất kỳ điểm nào của vấn đề đó (mặc dù chắc chắn có những điểm bắt đầu thuận lợi hơn những điểm khác). Nhưng lại cũng không thể xử lý một vấn đề trong Thánh Kinh thần học một cách độc lập vì sẽ hiểu lệch lạc bộ Thánh Kinh thần học. Ít có vấn đề nào mà sự thể này xác đáng hơn là trong hệ thống giáo lý Kinh Thánh của chúng ta. Trong thời đại hoài nghi này khó lòng duy trì lâu dài một sự hiểu biết khúc chiết, rành mạch về Kinh Thánh và về cách giải Kinh mà đồng thời lại không nắm vững quan điểm của Kinh Thánh về Đức Chúa Trời, con người, tội lỗi, sự cứu chuộc và dòng lịch sử đang đổ dồn đến đích tận cùng. Thí dụ, nếu quả thật Kinh Thánh mặc khải về Đức Chúa Trời, thì thật không thể nào công nhận giá trị của Kinh Thánh trừ phi Đức Chúa Trời thực sự là Đấng mà Kinh Thánh đã mặc khải. Muốn tìm hiểu Kinh Thánh một cách đúng đắn thì điều quan trọng là phải biết đôi chút về Đức Chúa Trời, là Đấng đứng đằng sau Kinh Thánh. Đức Chúa Trời vừa là Đấng siêu việt (vượt không gian và thời gian), vừa là Đấng có thân vị. Ngài là Đấng Tạo Hóa chủ tể và toàn năng, toàn thể vũ trụ này bởi Ngài mà hiện hữu, nhưng Ngài cũng là Đức Chúa Trời chịu hạ mình liên hệ với con người là những kẻ mà chính Ngài đã dựng nên theo ảnh tượng của Ngài. Vì chúng ta bị giới hạn trong thời gian và không gian nên Đức Chúa Trời đã gặp chúng ta trong thời gian và không gian. Ngài là Đức Chúa Trời có thân vị, là Đấng thiết lập mối liên hệ với những thân vị khác là những con người Ngài đã dựng nên để tôn vinh Ngài và vui mừng trong Ngài đời đời. Tóm lại, Đức Chúa Trời quyết định tự bày tỏ Ngài cho chúng ta bằng không chúng ta sẽ biết rất ít về Ngài. Thật vậy, sự hiện hữu và quyền năng của Ngài được bày tỏ trong thế giới thọ tạo, mặc dù thế giới đó đã bị sự phản loạn của con người và hậu quả của sự phản loạn đó làm cho hoen ố (SaSt 3:18 RoRm 8:19-22 xem Thi Tv 19:1-2 RoRm 1:19-20). Thật vậy, lương tâm con người phản ảnh mờ nhạt những thuộc tánh đạo đức của Đức Chúa Trời (RoRm 2:14-16). Nhưng chừng nấy không đủ để dẫn đến sự cứu chuộc. Hơn nữa tội lỗi của con người tinh vi đến độ lắm người đã nỗ lực chối bỏ số vốn xem ra đã quá ít ỏi này. Nhưng bởi ân điển vô hạn, Đức Chúa Trời đã tích cực can thiệp vào thế giới mà Ngài đã dựng nên để tự mặc khải mình cho con người bằng những hình thức hùng hồn hơn nữa. Ngay từ khi loài người chưa sa ngã Ngài cũng đã làm như thế. Đức Chúa Trời đã ấn định một số trách nhiệm cho những con người mà Ngài đã dựng nên theo hình tượng của chính Ngài (chính hành động này tự nó cũng là một sự khải thị), và sau

tội lỗi (GiGa 16:7-11), hỗ trợ tín đồ trong khi họ làm chứng (GiGa 15:27-28) và trên hết là bày tỏ Đức Chúa Trời cho họ, ngự trong lòng họ (GiGa 14:19-26). Do đó Đức Chúa Trời đã tự bày tỏ Ngài bởi Thánh Linh, là Đấng bảo đảm và là ấn chứng về cơ nghiệp đã hứa (Eph Ep 1:13-14). Rồi đây sẽ đến kỳ tự bày tỏ chót, mọi đầu gối sẽ quì xuống và mọi lưỡi sẽ xưng Giê-xu là Chúa, và dâng vinh hiển cho Đức Chúa Trời là Cha (Phi Pl 2:11 so với KhKh 19:1-22:21). Điều cần nhấn mạnh ở đây là người Cơ Đốc hiểu biết đúng đắn về Kinh Thánh thì trước tiên tin có Đức Chúa Trời của Kinh Thánh, là Đấng đã tự mặc khải bằng nhiều cách để con người có thể biết họ được tạo nên với mục đích gì, để họ hiểu biết và kính mến cùng thờ phượng Đức Chúa Trời và vui mừng trong mối quan hệ đó đến nỗi Đức Chúa Trời được vinh hiển trong khi họ hưởng lợi vô song là đạt được tiêu chuẩn mà Đức Chúa Trời đã dành cho họ. Bất kỳ sự hiểu biết đúng đắn nào mà con người có được về Đức Chúa Trời đều tuỳ thuộc trước hết vào sự tự mặc khải của Đức Chúa Trời. Lời của Đức Chúa Trời Không nên quên rằng Đức Chúa Trời là Đấng nói, truyền phán, dạy bảo. Rõ ràng Ngài đã tự bày tỏ cho chúng ta bằng nhiều cách mà nói là cách thông dụng nhất. Trong tiếng Anh, có thể hiểu từ ‘khải thị’ theo thể chủ động hoặc bị động, nghĩa là những hành động mà Đức Chúa Trời tự bày tỏ hoặc tính chất của sự bày tỏ đó. Khi từ mặc khải dùng trong trường hợp Đức Chúa Trời tự bày tỏ qua lời nói, thì hiểu từ này theo thể chủ động, tức là Đức Chúa Trời tự tỏ ra qua lời nói, còn hiểu theo nghĩa thụ động là tập trung chú ý vào nội dung lời nói vì đó là sứ điệp mà Đức Chúa Trời muốn truyền đạt. Lời phán của Đức Chúa Trời là phương thức căn bản Ngài dùng để tự mặc khải. Ấy thế mà tầm quan trọng của phương thức này vẫn chưa được nhận định đúng mức. Ngay cả mọi tạo vật cũng là sản phẩm của Lời phán của Đức Chúa Trời: Đức Chúa Trời phán thì mọi thế giới được hình thành (Sáng Thế Ký 1). Sẽ không thể hiểu được nhiều công việc kỳ diệu nhất của Đức Chúa Trời nếu tách rời khỏi lời phán của Ngài. Bụi gai cháy không tàn là chuyện khó hiểu đối với Môi-se cho đến khi có tiếng nói bảo ông cởi giày ra và giao cho ông những công tác mới. Chắc hẳn không thể nào Áp-ra-ham rời khỏi U-rơ nếu Đức Chúa Trời không khải thị với ông bằng lời nói. Nhiều lần các tiên tri đã rao báo lại cho dân chúng Y-sơ-ra-ên ‘gánh nặng về Lời của Đức Giê-hô-va’. Khải Thị bằng lời nói cũng rất quan trọng ngay cả trong trường hợp của Chúa Giê-xu: trong suốt thời gian làm con người, công tác thứ nhất của Ngài là dạy dỗ. Hơn nữa nếu không có lời giải nghĩa về sự chết và sự phục sinh của Ngài ghi trong các sách Phúc Âm và các thơ tín thì những sự kiện quan trọng này hẳn đã bị lu mờ, phôi phai, không phương cứu vãn. Việc Đức Chúa Trời giải bày bằng lời nói quan trọng đến mức khi nói đến sự tự bày tỏ tối hậu của Đức Chúa Trời trong Con Ngài thì sách Tin lành Giăng đã cố tìm một cách bao hàm nhất để nói về Ngài, đó là ‘Ngôi Lời ở cùng Đức Chúa Trời và Ngôi Lời là
Đức Chúa Trời ... Ngôi Lời đã trở nên xác thịt’ (GiGa 1:1,14). Người cỡi ngựa trong Khải Thị đoạn 19 được gọi là ‘Đấng thành tín và chân thật ... Ngài mặc áo nhuộm huyết, Danh Ngài là Lời Đức Chúa Trời’ (KhKh 19:11,13). Dĩ nhiên khi nói rằng Đức Chúa Trời là Đức Chúa Trời nói, truyền dạy, phán bảo và lời của Ngài là yếu tố cơ bản trong sự mặc khải đầy nhân từ của Ngài cho chúng ta thì việc đó tự nó không chứng tỏ rằng Kinh Thánh là sản phẩm của sự khải thị chủ động và như vậy Kinh Thánh là sự khải thị trong nghĩa thụ động. Thật vậy, cụm từ ‘Lời của Đức Chúa Trời’ trong Kinh Thánh được sử dụng trong phạm vi rộng rãi. Tất cả những cách dùng đó nhằm bày tỏ rằng Đức Chúa Trời nói, truyền dạy, phán bảo; Ngài không phải là ‘nguồn gốc căn bản vô tri vô giác của mọi vật’ hoặc là ‘một Đấng bí ẩn nào đó’, nhưng những cách sử dụng đa dạng đó đều rất có giá trị. Thí dụ, cụm từ ‘Lời của Đức Chúa Trời’ hay ‘Lời của Chúa’ thường được Kinh Thánh nói là ‘đến’ với các tiên tri của Ngài (Gie Gr 1:2 Exe Ed 30:1 OsHs 1:1 LuLc 3:2) nhưng không cắt nghĩa ‘đến’ như thế nào, bằng cách nào. Dầu vậy rõ ràng nội những trường hợp này cũng đủ để chứng tỏ rằng trong chính Kinh Thánh ‘Lời của Đức Chúa Trời’ không nhất thiết là những lời trong Kinh Thánh. Một số người nhận định như thế biện luận xa hơn rằng: nói Kinh Thánh là Lời Đức Chúa Trời là quá đáng. Thay vào đó họ cho rằng nếu cụm từ ‘Lời của Đức Chúa Trời’ được dùng để chỉ về Kinh Thánh thì hẳn là với một ý chung chung, bao quát tức là chỉ về sứ điệp của Kinh Thánh, là những điều Đức Chúa Trời mặc khải một cách chung chung cho con người làm nhân chứng chớ thật sự không chỉ về những lời trong chính Kinh Thánh. Nhưng chủ trương như thế là sai lầm ở mặt khác. Chúa Giê-xu đã quở trách những người chống đối Ngài về chuyện họ xem những truyền thống của họ là quan trọng hơn ‘lời của Đức Chúa Trời’ (Mac Mc 7:13), Ngài có ý nói đến lời Kinh Thánh đã được ban cho. Nếu một số sứ điệp của Đức Chúa Trời được ban ra dưới dạng hết sức bao quát thì cũng có một số những sứ điệp đáng kể khác được ban ra dưới dạng những bài sấm truyền, lời tuyên phán từ chính mình Đức Chúa Trời. Vì vậy, lời tiên tri của A-mốt mở đầu một cách khiêm tốn rằng: ‘những lời của A-mốt ...’, nhưng trong suốt sách này tất cả các bài sấm truyền đều được mở đầu bằng một cụm từ ‘Đức Giê-hô-va phán như vầy’ (AmAm 2:6) hoặc ‘Chúa tối cao phán như vầy’ (AmAm 3:11). Giê-rê-mi trình bày sự khải thị của Đức Chúa Trời hầu như là Ngài đọc cho ông viết đến nỗi khi thủ bản ban đầu bị huỷ đi thì Ngài đã vui lòng ban cho sứ điệp ấy một lần nữa (Gie Gr 30:2 36:27-32). Đa-vít quả quyết rằng ‘những lời theo tiếng Hi Bá Lai có nghĩa là ‘những lời’ hoặc ‘những lời tuyên phán’, chứ không phải ‘những lời hứa’ như trong bản RSV) của Đức Giê-hô-va là lời trong sạch, như bạc đã thét trong nồi dót bằng gốm, luyện đến bảy lần’ (Thi Tv 12:6). Khi khảo sát Tân Ước, chúng ta thấy rằng hết tác giả nầy đến tác giả khác đều nói rằng ‘Đức Chúa Trời phán’ một điều gì đó và điều ấy nằm trong các sách thuộc kinh điển. Dù các tác giả Tân Ước thường đề cập đến những điều Môi-se,

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.