PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text Lớp 12. Đề KT chương 6 (đề số 2).docx

CHƯƠNG VI. ĐẠI CƯƠNG KIM LOẠI (Đề có 4 trang) ĐỀ KIỂM TRA LỚP 12 – CHƯƠNG 6 MÔN: HÓA HỌC Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: ……………………………………………… Số báo danh: …………………………………………………. Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; He = 4; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; P = 31; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Cr = 52; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Ag = 108; Ba = 137. PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Liên kết trong mạng tinh thể kim loại là loại liên kết nào sau đây? A. Ion. B. Cộng hoá trị. C. van der Waals. D. Kim loại. Câu 2. Trong mạng tinh thể kim loại chứa các cation kim loại được sắp xếp theo một trật tự nhất định cùng với các electron chuyển động A. theo một quỹ đạo xác định. B. xung quanh một vị trí xác định. C. tự do trong toàn bộ mạng tinh thể. D. trong một khu vực không gian nhất định. Câu 3. Ăn mòn hóa học là quá trình …(1)…, trong đó ...(2)… của kim loại chuyển trực tiếp đến các chất trong môi trường. Cụm từ thích hợp điền vào (1), (2) là A. (1) trao đổi, (2) electron. B. (1) trao đổi, (2) proton. C. (1) oxi hóa – khử, (2) electron. D. (1) oxi hóa – khử, (2) proton. Câu 4. Những tính chất vật lí chung của kim loại (dẫn điện, dẫn nhiệt, dẻo, ánh kim) gây nên chủ yếu bởi A. các electron tự do trong tinh thể kim loại. B. kiểu cấu tạo mạng tinh thể của kim loại. C. khối lượng riêng cửa kim loại. D. tính chất của kim loại. Câu 5. Kim loại nào sau đây thường có ở dạng đơn chất trong tự nhiên? A. Đồng. B. Kẽm. C. Vàng. D. Sắt. Câu 6. Dây điện cao thế thường được làm bằng nhôm là do nhôm A. là kim loại dẫn điện tốt và nhẹ. B. là kim loại dẫn điện tốt nhất. C. có giá thành rẻ. D. có tính trơ về mặt hoá học. Câu 7. Kim loại nào sau đây không phản ứng với dung dịch HCl loãng? A. Silver. B. Calcium. C. Magnesium. D. Zinc. Câu 8. Thí nghiệm nào sau đây không xảy ra ăn mòn điện hoá? A. Đốt cháy dây sắt trong không khí khô. B. Cho hợp kim Fe – Cu vào dung dịch CuSO 4 . C. Đặt mẫu gang lâu ngày trong không khí ẩm. D. Cho kim loại Fe vào dung dịch AgNO 3 . Câu 9. Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử của nguyên tố nào sau đây có 3 electron ở lớp ngoài cùng? A. 11 Na. B. 13 Al. C. 20 Ca. D. 26 Fe. Câu 10. Cho 0,02 mol Na vào 1 L dung dịch chứa CuSO 4 0,05 M và H 2 SO 4 0,005 M. Hiện tượng của thí nghiệm trên là A. có khí bay lên và có kết tủa màu xanh lam. B. chỉ có khí bay lên. C. chỉ có kết tủa màu xạnh lam. D. có khí bay lên và có kết tủa sau đó kết tủa tan. Câu 11. Tiến hành 2 thí nghiệm sau: - Thí nghiêm 1: cho m gam bột Fe (dư) vào V 1 lít dung dịch Cu(NO 3 ) 2 1 M. - Thí nghiệm 2: cho m gam bột Fe (dư) vào V 2 lít dung dịch AgNO 3 0,1 M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng chất rắn thu được ở hai thí nghiệm đều bằng nhau. Giá trị của V 1 so với V 2 là A. V 1 = V 2 . B. V 1 = 10V 2 C. V 1 = 5V 2 . D. V 1 = 2V 2 . Mã đề thi: 062
Câu 12. Kim loại nào sau đây thường có ở dạng đơn chất trong tự nhiên? A. Đồng. B. Kẽm. C. Vàng. D. Sắt. Câu 13. Có thể thu được kim loại nào trong số các kim loại sau: Cu, Na, Ca, Al bằng cả ba phương pháp điều chế kim loại phổ biến? A. Na. B. Ca. C. Cu. D. Al. Câu 14. Đốt một sợi dây kim loại X trong bình khí chlorine (Cl 2 ) thấy tạo ra khói màu nâu đỏ. X là kim loại nào sau đây? A. Mg. B. Al. C. Fe. D. Cu. Câu 15. Nhôm phế liệu thường lẫn các tạp chất là các chất hữu cơ và vô cơ (có trong nhãn, mác do in hoặc sơn). Khi tái chế, phế liệu được cắt, băm nhỏ rồi cho vào lò nung đến khi chảy lòng. Phần lớn các tạp chất này biến thành xỉ lỏng, nổi lên và được vớt ra khỏi là. Phần còn lại là nhôm tái chế ở trạng thái lòng vì được đưa vào đúc khuôn. Cho các phát biểu sau: (1) Việc tái chế nhôm giúp giảm giá thành sản phẩm. (2) Việc tái chế nhôm giúp giảm chất thải ra môi trường. (3) Không nên dùng nhôm lại chế để chế tạo dụng cụ nhà bếp và y tế. (4) Đem cắt, băm nhỏ nhôm phế liệu để quá trình khử Al 2 O 3 xảy ra dễ hơn. Những phát biểu đúng là A. (1), (2), (4). B. (2), (3), (4). C. (1), (2), (3). D. (1), (2), (3), (4). Câu 16. Nguyên nhân chủ yếu làm cho hợp kim cứng hơn các kim loại thành phần là do A. hợp kim chứa các nguyên tử của các nguyên tố khác nhau làm cho các lớp tinh thể kim loại trong hợp kim khó trượt lên nhau. B. hợp kim chứa các kim loại pha trộn cứng hơn kim loại cơ bản. C. trong hợp kim, các nguyên tố khác nhau tạo nên hợp chất hoá học. D. hợp kim được chế tạo ở nhiệt độ cao làm cho họp kim cứng hơn kim loại nguyên chất. Câu 17. Tiến hành thí nghiệm như sau: Rót dung dịch NaCl bão hoà vào cốc 1, cốc 2, cốc 3; cho dầu nhờn vào cốc 4. Cho vào cốc 1 và cốc 4 một đinh sắt sạch, cho vào cốc 2 đinh sắt sạch được quấn bởi dây kẽm, cho vào cốc 3 đinh sắt sạch được quấn bởi dây đồng. Để 4 cốc trong không khí khoảng 5 ngày. Đinh sắt ở cốc nào bị gỉ nhiều nhất? A. Cốc 1. B. Cốc 3. C. Cốc 2. D. Cốc 4. Câu 18. Đồng thau là hợp kim của đồng và kẽm (các tạp chất khác không đáng kể). Để xác định hàm lượng Cu trong một loại đồng thau, người ta cho 10 gam mảnh đồng thau vào dung dịch H 2 SO 4 (loãng, dư); sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, lọc lấy phần chất rắn đem làm khô, cân lại thu được 6,5 gam chất rắn. Hàm lượng đồng trong loại đồng thau trên bằng bao nhiêu? A. 50. B. 35. C. 60, D. 65. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Mỗi phát biểu nào sau đây là đúng hay sai? a. Nguyên tử kim loại thường có 1, 2 hoặc 3 electron ở lớp ngoài cùng. b. Trong bảng tuần hoàn, các nhóm A bao gồm các nguyên tố s và nguyên tố p. c. Trong một chu kì, kim loại có bán kính nguyên tử nhỏ hơn phi kim. d. Kim loại có ánh kim do các electron tự do phản xạ ánh sáng nhìn thấy được.
Câu 2. Gang và thép là hai hợp kim quan trọng của sắt. Chúng được sử dụng trong nhiều lĩnh vực quan trọng của đời sống, sản xuất ,xây dựng và công nghiệp. a. Thép và gang đều là hợp kim chứa kim loại cơ bản là sắt. b. Hàm lượng carbon trong gang cao hơn trong thép. c. Trong thép và gang chỉ có hai đơn chất là sắt và carbon. d. Tính chất cơ học của thép có thể thay đổi khi có sự điều chính thành phần. Câu 3. Kim loại magnesium có khối lượng riêng là 1,74 g/cm -3 . Kim loại này phản ứng chậm với nước ở nhiệt độ thường tạo ra anion OH - và khí H 2 , phản ứng nhanh với sulfuric acid loãng và làm nhạt màu dung dịch copper (II) sulfate. a. Những hợp kim mà magnesium đóng vai trò kim loại cơ bản là những họp kim nặng. b. Giá trị thế điện cực chuẩn của Mg 2+ /Mg lớn hơn 0 V. c. Trong môi trường trung tính, có: 2H 2 O + 2e  H 2 + 2OH - với 222HO/2OHHE0,413V  . d. Giá trị thế điện cực chuẩn của Cu 2+ /Cu lớn hơn giá trị thế điện cực chuẩn của Mg 2+ /Mg. Câu 4. Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau: Bước 1: Cho vào 3 ống nghiệm, mỗi ống 2 mL dung dịch H 2 SO 4 1 M. Bước 2: Cho 3 lá kim loại có kích thước như nhau gồm lá nhôm (Al) đã làm sạch lớp bề mặt vào ống nghiệm (1), lá sắt (Fe) vào ống nghiệm (2) và lá đồng (Cu) vào ống nghiệm (3). Biết: 3+2+2++2 0000 Al/AlFe/FeCu/Cu2H/HE= -1,676 V; E= - 0,44 V; E= + 0,34 V; E= 0,00 V a. Ở bước 2, cả ba ống nghiệm đều có khí thoát ra. b. Tốc độ thoát khí xảy ra ở ống (1) nhanh hơn ống (2). c. Nếu thay H 2 SO 4 loãng bằng H 2 SO 4 đặc, nguội thì hiện tượng ở bước 2 sẽ không đổi. d. Ở bước 2, nếu thêm tiếp 2 mL H 2 SO 4 1M vào cả 3 ống thì tốc độ thoát khí ở cả ba ống sẽ tăng. PHẦN III: Câu trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Câu 1. Ion Na + (Z = 11) là một loại ion thiết yếu trong máu và dung dịch ngoại bào, đóng vai trò quan trọng trong hoạt động enzyme, co cơ, cân bằng nước và truyền dẫn xung điện thần kinh. Tổng số hạt proton và electron của ion Na + là bao nhiêu? Câu 2. Phản ứng: 2Al(s) + Fe 2 O 3 (s) 0t Al 2 O 3 (s) + 2Fe(s) là phản ứng toả nhiệt lớn nên hỗn hợp gồm bột Al và Fe 2 O 3 (hỗn hợp tecmit) được ứng dụng để hàn đường may. Tính biến thiên enthalpy chuẩn ( 0 298rH ) của phản ứng trên. Bié: 0 298rH (Al 2 O 3 ) = –1676,00 KJ; 0 298rH (Fe 2 O 3 ) = –825,50 kJ (làm tròn kết quả đến hàng đơn vị). Câu 3. Cho khí CO (dư) đi qua ống sứ nung nóng đựng hỗn hợp X gồm Al 2 O 3 , MgO, Fe 3 O 4 và CuO, thu được chất rắn Y. Cho Y vào dung dịch NaOH dư, khuấy kĩ, thấy còn lại phần không tan Z. Giả sử các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Trong phần rắn không tan Z, có bao nhiêu kim loại? Câu 4. Để bảo vệ vật bằng thép khỏi bị ăn mòn điện hóa, trong thực tế người ta đã thực hiện một số cách sau: (1) Sơn trên bề mặt cánh cửa làm bằng thép. (2) Tráng kẽm lên tấm thép mỏng khi sản xuất tôn. (3) Gắn một số tấm kẽm lên vỏ tàu làm bằng thép. (4) Cho dầu mỡ lên các ốc vít trên đường ray. Liệt kê những cách sử dụng phương pháp nào về bề mặt theo số thứ tự tăng dần. Câu 5. Cho các thí nghiệm sau: (a) Kim loại đồng nhúng trong dung dịch zinc sulfate. (b) Kim loại kẽm nhúng trong dung dịch silver nitrate. (c) Thả một mẩu sodium vào dung dịch copper(II) sulfate. (d) Rắc bột lưu huỳnh lên phần thuỷ ngân chảy ra từ nhiệt kế bị vỡ. (e) Thả một mẩu magnesium nóng đỏ vào nước. Có bao nhiêu phản ứng hóa học xảy ra ở điều kiện chuẩn?
Câu 6. Quặng sắt là các khoáng vật chứa các hợp chất của sắt mà chủ yếu ở dạng các oxide. Hematite là một loại quặng chứa hàm lượng sắt cao và được dùng để trực tiếp sản xuất gang bằng cách nạp thẳng vào lò cao. Giả thiết 90% sắt trong quặng được chuyển vào gang. Từ 800 tấn quặng hematite (có hàm lượng 68% Fe) có thể sản xuất được bao nhiêu tấn gang loại 96% Fe? ------------------------- HẾT ------------------------- - Thí sinh không sử dụng tài liệu. - Giám thị không giải thích gì thêm.

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.