Content text 18. Đề thi thử tốt nghiệp THPTQG 2025 môn Sinh học Sở GD Bắc Ninh Đề 5 - có lời giải.docx
Trang 1 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẮC NINH ĐỀ ÔN TẬP SỐ 5 ---------------- KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2025 Môn: Sinh học Thời gian làm bài: 50 phút MỤC TIÊU Sau khi làm xong bài thi, học sinh có thể ✔ Ôn tập kiến thức Sinh học 11, Sinh học 12 qua đề tổng hợp theo cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT ✔ Nhận biết được các lý thuyết thuộc Sinh học 11, các chuyên đề: Cơ chế di truyền và biến dị, sinh thái, tiến hóa... ✔ Thông qua lý thuyết, có thể giải quyết được các bài tập đơn giản thuộc chuyên đề cơ chế di truyền - biến dị, di truyền quần thể,.. ✔ Vận dụng kiến thức đã học và các phương pháp giải bài tập để làm các bài tập khó, vận dụng toán xác suất. PHẦN I. TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN Câu 1: Loại nucleotide nào sau đây không phải là đơn phân cấu tạo nên phân tử DNA? A. Adenine (A). B. Thymine (T). C. Uracil (U). D. Cytosine (C). Câu 2: Dạng đột biến cấu trúc NST nào sau đây có thể làm cho 2 allele khác nhau của một gene cùng nằm trên 1 NST đơn? A. Mất đoạn. B. Đảo đoạn. C. Chuyển đoạn. D. Lặp đoạn. Câu 3: Trong các thí nghiệm ở hình 1 sau đây, thí nghiệm không chứng minh quá trình thoát hơi nước ở thực vật là thí nghiệm: Hình 1 A. 1. B. 4. C. 3. D. 2. Câu 4: Cây rong đuôi chồn hấp thụ nước và khoáng từ môi trường nước qua A. rễ phụ. B. lông hút. C. lá. D. tế bào biểu bì của hầu hết các cơ quan. Câu 5: Năm 2009, các công nhân làm việc tại một công trình xây dựng ở trung tâm thành phố San Diego, bang California, Mỹ, phát hiện xương hóa thạch thời tiền sử của một con voi ma mút. Theo thuyết tiến hóa hiện đại, đây là loại bằng chứng A. tế bào học. B. trực tiếp. C. sinh học phân tử. D. gián tiếp.
Trang 3 Câu 11: Có bao nhiêu mối quan hệ thuộc kiểu quan hệ đối kháng: A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 12: Quan hệ giữa chim mỏ đỏ và linh dương thuộc kiểu quan hệ số: A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 13: Hình 3 dưới đây mô tả cấu trúc của operon Lac theo Mono và Jacob: Theo mô hình này chú thích (1) là A. protein ức chế. B. vùng vận hành. C. vùng khởi động. D. gene điều hòa. Câu 14: Có khoảng 3% dân số bình thường mang allele đột biến ở gene CFTR gây bệnh xơ nang. Một nhà tư vấn di truyền nghiên cứu một gia đình trong đó có bố và mẹ đều là thể mang về một đột biến CFTR. Họ sinh con đầu lòng bị bệnh này và đang muốn kiểm tra thai để sinh đứa thứ hai xem đó là thay bị bệnh hay thể mang hay hoàn toàn không mang gene bệnh. Các mẫu DNA từ các thành viên trong gia đình và thai nhi được xét nghiệm PCR và điện di trên gel, kết quả như hình 4. Nếu thai nhi sinh ra. lớn lên và kết hôn với người bình thường, xác suất đứa con đầu lòng của cá thể này bị bệnh xơ nang là bao nhiêu? A. 0,3%. B. 0,15%. C. 0,75%. D. 0,25%. Câu 15: Liệu pháp gene sử dụng vector virus có thể gặp phải vấn đề gì khi áp dụng trên gene? A. Virus không thể xâm nhập vào cơ thể người. B. Tế bào cơ thể người có thể không nhận biết được virus mang gene bình thường. C. Hệ miễn dịch của người có thể phản ứng mạnh, tạo ra gene đột biến mới. D. Virus có thể đột biến trong cơ thể và tạo ra gene đột biến mới. Câu 16: Trên mỗi nhiễm sắc thể, mỗi gene định vị tại một vị trí xác định gọi là A. locus. B. allele. C. tâm động. D. chromatid. Dùng thông tin sau để trả lời 2 câu hỏi tiếp theo: Trên một đồi thông Đà Lạt, các cây thông mọc liền rễ nhau, nước và muối khoáng do rễ cây này hút có thể dẫn truyền sang cây khác. Khả năng hút nước và muối khoáng còn được tăng cường nhờ một loại nấm rễ, để đổi lại cây thông cung cấp cho nấm rễ các chất hữu cơ từ quá trình quang hợp. Cây thông phát triển tươi tốt cung cấp thức ăn cho xén tóc, xén tóc lại trở thành nguồn thức ăn cho chim gõ kiến và thằn lằn. Thằn lằn bị trăn sử dụng làm nguồn thức ăn.
Trang 4 Câu 17: Nếu như loại bỏ nấm rễ, các cây thông không hút được nước vì rễ cây không có lông hút, điều này chứng minh các cây thông và nấm rễ có mối quan hệ A. Cộng sinh. B. Kí sinh. C. Ức chế cảm nhiễm. D. Hợp tác. Câu 18: Mối quan hệ giữa xén tóc và thằn lằn giống với mối quan hệ giữa A. Cây thông và trăn. B. Giữa các cây thông. C. Giữa thằn lằn và trăn. D. Giữa chim gõ kiến và thằn lằn. PHẦN II. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG / SAI Câu 1: Ở một loài thực vật, xét 2 gene phân li độc lập, mỗi gene quy định một tính trạng và đều có 2 allele trội lặn hoàn toàn. Thực hiện các phép lai giữa các cây A, B, C, D trong đó mỗi đời con đều có số lượng cá thể đủ lớn để thỏa mãn thống kê. Sau đó đem lai phân tích đời con của mỗi phép lai, thu được Fa. Kết quả thể hiện trong bảng 2 dưới đây: Bảng 2: Phép lai P Thông số kiểu hình F 1 Tỉ lệ kiểu hình F a 1 A x B 1 loại kiểu hình 1 : 1 2 A x C 1 loại kiểu hình 1 : 1 3 B x C 1 loại kiểu hình 1 : 1 : 1 : 1 4 A x D 1 loại kiểu hình 1 : 1 : 1 : 1 5 B x D 1 loại kiểu hình 1 : 1 6 C x D 1 loại kiểu hình 1 : 1 a) Mỗi cây A, B, C đem lai phân tích đều cho đời con đồng tính. b) Các cây F1-1 có thể có kiểu gene giống các cây F1-2. c) Các cây F1-3 tự thụ phấn, đời con có thể thu được tối đa 4 loại kiểu gene. d) Đem cây F1-1 lai với F1-2, đời con có thể chỉ thu được 1 loại kiểu hình. Câu 2: Khi nghiên cứu hệ sinh thái của một vùng biển, các nhà khoa học đã xác định được sinh khối tích lũy trong mỗi loài, nhóm loài như hình 5. a) Lưới thức ăn trong hệ sinh thái này có 6 chuỗi thức ăn.